Tổng hợp các phương pháp chữa đau vai gáy hiệu quả

Đau vai gáy lá bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do ảnh hưởng từ những thói quen sinh hoạt xấu từ nhỏ. Ngoài ra, vị trí vùng cổ vai gáy của chúng ta phải hoạt động rất nhiều và dễ bị tổn thương, căng cơ, gây ra các cơn đau nhức khó chịu… Vì vậy, bài viết dưới đây nhằm mục đích đề cập tới các phương pháp trị đau vai gáy để giảm bớt tình trạng này.

1. Đau vai gáy nguy hiểm như thế nào?

Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy đó là đau cơ vùng cổ gáy, vai và phần lưng trên. Ban đầu là các cơn cơn đau ở mức độ nhẹ, hạn chế vận động ở vùng cổ gáy, người bệnh chỉ có thể nghiêng đầu sang bênh phải hoặc bên trái, không thể quay ra đằng sau được.

Ngoài triệu chứng đau, còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng.

Đau vai gáy nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ăn uống, mọi sinh hoạt vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ vai gáy đều rất đau đớn, hạn chế mọi sinh hoạt của bệnh nhân.

Khi ngủ người bệnh cũng gặp khó khăn, nếu nằm về bên bị bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm, còn nếu nằm về phía bên không bị bệnh thì bên bệnh bị kéo vẫn đau. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và gây đau.

Nguy hiểm hơn, một số bệnh nhân có tâm lý chủ quan, bỏ qua những biểu hiện ban đầu của đau vai gáy, để bệnh tiến triển và gây những biến chứng khôn lường như: đau rễ thần kinh, rối loạn tiền đình, bại liệt một hoặc hai tay, biến dạng khớp, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật …

Tóm lại, đau vai gáy không nguy hiểm ngay đến tính mạng con người, song bệnh lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ngoài ra, những cơn đau vai gáy cũng có thể là dấu hiệu bất thường của một số biến chứng nghiêm trọng liên quan đến tình trạng bệnh. Tốt nhất, khi phát hiện các biểu hiện của chứng đau vai gáy, người bệnh nên đến các cơ sở ý tế để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

➤ Đọc chi tiết: Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau vai gáy

2. Các cách chữa đau vai gáy hiệu quả nhất hiện nay

Có nhiều phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy khác nhau

Với những hậu quả mà bệnh đau vai gáy ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân, việc tìm ra các phương pháp chữa trị là cô cùng cần thiết.

Thông thường, phương pháp điều trị đầu tiên phải kể đến khi bạn có biểu hiện của các cơn đau vai gáy là khắc phục tại nhà. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo giúp làm giảm các cơn đau – đây là phương pháp đơn giản và được ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, đau vái gáy cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp, thoát hóa đốt sống cổ,… Vì thế, nếu sau khi áp dụng các mẹo chữa đau vai gáy tại nhà mà không thấy tình trạng thuyên giảm, bạn nên sớm tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Trong một số trường hợp, bạn cần lập tức nhập viện, nếu:

  • Đau sau tai nạn hoặc ngã.
  • Sốt, ớn lạnh hoặc buồn nôn.
  • Có các triệu chứng như đau, ngứa ran, tê hoặc yếu lan tỏa khắp cánh tay.

Về các phương pháp điều trị đau vai gáy, hiện nay có một số phương pháp hiệu quả là:

  • Khắc phục tại nhà bằng liệu pháp nhiệt, tập các bài thể dục, yoga giảm đau vai gáy, thay đổi tư thế đúng.
  • Điều trị y tế bằng thuốc kê đơn, phẫu thuật
  • Điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt,…
  • Ngoài ra, một số bài thuốc Đông y cũng làm giảm chứng đau vai gáy hiệu quả.

Phần dưới đây chúng ta cũng đi tìm hiểu kỹ hơn các phương pháp trị đau vai gáy này.

3. Khắc phục đau vai gáy tại nhà

Điều chỉnh tư thế đúng

Thống kê cho thấy, có khoảng 60% các trường hợp đau vai gáy bắt nguồn từ tư thế sai lệch. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, bạn có thể gặp phải một số bệnh lý như vẹo cột sống, đau mỏi vai gáy, đau thần kinh tọa,… Vì vậy để cải thiện triệu chứng đau vai gáy và bảo vệ sức khỏe của hệ xương khớp, bạn cần thay đổi tư thế cho đúng.

Tư thế đúng là khi đầu cổ của bạn được đặt thẳng với vai, ngực mở rộng. tư thế đúng này áp dụng cho cả khi đứng hay ngồi. bạn bị sai tư thế khi có các thói quen như cúi đầu xem điện thoại, chúi mặt về phía trước xem màn hình máy tính, năm xem ti vi, ngồi gù lưng khi làm việc, kẹp điện thoại giữa tai và vai để nghe, gối đầu quá cao khi ngủ,…

Tư thế ngồi làm việc đúng với mày tính cho dân văn phòng

Để điều chỉnh tư thế đúng, người bệnh cần loại bỏ các thói quen xấu kể trên. Đồng thời, có một tư thế làm việc đúng để ngồi làm việc trong thời gian dài cũng là một điều rất quan trọng trong điều trị đau vai gáy. Đối với dân văn phòng cần ngồi ít nhất 8 tiếng một ngày, nên điều chỉnh độ cao của ghế và bàn phù hợp với chiều cao, đồng thời cần đảm bảo ghế ngồi tạo cho bạn cảm giác thoải mái. Khi ngồi, cần giữ vùng lưng thẳng, tránh ngồi khom hoặc cong. Chân cũng phải giữ thẳng, không gác hay bắt chéo chân vì tư thế này có thể gây vẹo và tăng nguy cơ chèn ép lên rễ thần kinh.

Ngoài ra nếu bạn làm công việc phải đánh máy nhiều, cần đảm bảo khuỷu tay co một góc từ 75 – 90 độ. Bên cạnh đó, sau 2 giờ ngồi làm việc, bạn có thể đi lại nhẹ nhàng trong 2 – 3 phút để làm giảm áp lực lên vùng cổ và vùng thắt lưng. Hay trong thời gian làm việc, thỉnh thoảng nghỉ ngơi để điều chỉnh lại vị trí ngồi và đứng dậy đi lại để thư giãn cơ bắp.

Đây là tư thế đúng, bạn nên nhớ cảm giác này mỗi khi đứng hoặc ngồi làm việc để có được tư thế tốt. Hãy luyện tập bài tư thế này hằng ngày để duy trì thói quen và cảm giác.

Tập các động tác làm giảm đau vai gáy

Thông thường, các cơn đau vai gáy sẽ thuyên giảm trong vòng 2 tuần và phục hồi hoàn toàn trong 4 đến 6 tuần. Nhưng để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn, bạn có thể tập một số bài tập giúp giảm đau vai gáy.

Song song với việc thay đổi tư thế ngồi khi làm việc, kết hợp thêm các động tác dành riêng cho cổ giúp làm giảm các triệu chứng đau vai gáy. Thường xuyên tập những động tác này còn cải thiện phạm vi chuyển động và giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý xương khớp.

Thực hiện bài tập dành riêng cho cổ giúp cải thiện triệu chứng đau mỏi, tê bì và cứng cổ

Một số động tác giúp làm giảm đau vai gáy hiệu quả:

  • Cúi gập cổ: Ngồi thẳng lưng, hai tay chống vào eo, cổ giữ thẳng và mắt hướng về phía trước. Sau đó cúi gập cổ sát vào vùng ngực, sau đó ngửa cổ về phía sau. Thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 phút. Khi tập, bạn nên thực hiện động tác chậm, nhẹ nhàng để tránh gây đau và cứng cổ.
  • Xoay cổ: Sau khi kết thúc động tác cúi gập cổ, bạn nên giữ nguyên tư thế và thực hiện động tác xoay cổ. Đầu tiên, bạn nên xoay cổ theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoay ngược lại. Thực hiện động tác này trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Kéo căng cổ: Sử dụng tay phải kéo cổ sát vào vai phải (sao cho tai chạm vào vai), giữ nguyên tư thế 5 – 10 giây. Thực hiện tương tự với bên còn lại. Bạn có thể thực hiện động tác kéo căng cổ 10 lần/ bên.

Một số lưu ý trước khi tập:

  • Nếu bạn gặp các cơn đau nghiêm trọng hoặc bị yếu ở tay chân, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện.
  • Nếu các bài tập làm trầm trọng thêm tình trạng đau vai gáy của bạn thì hãy dừng lại và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Yoga chữa đau vai gáy

Yoga đã được chứng minh trong nhiều thử nghiệm lâm sàng là giúp giảm đau vai gáy rất hiệu quả

Yoga là một phương pháp tập luyện tinh thần, thể chất kết hợp với kiểm soát hơi thở và thiền. Nó bắt nguồn từ Ấn độ và càng được quan tâm nhiều hơn trên toàn thế giới. Điều khiến yoga khác biệt so với các chương trình tạp thể dục khác là nó tập trung cả vào thể dục tinh thần.

Các động tác yoga thường tập trung sức mạnh tới toàn bộ các bộ phận trên cơ thể, tính linh hoạt cao và có khả năng kéo giãn cơ giúp làm giảm co cứng cơ vai gáy. Thường xuyên tập luyện những bài yoga chữa đau vai gáy có thể ngăn ngừa các chứng đau nhức, co cứng và hỗ trợ rất tích cực cho quá trình điều trị bệnh

Cụ thể các bài tập yoga với động tác nhẹ nhàng, vừa sức sẽ tác động đến tình trạng đau vai gáy như sau:

  • Các động tác yoga tác động lên vùng cơ vai gáy giúp nâng cao độ đàn hồi và tính dẻo dai của hệ thống cơ – xương – khớp, từ đó làm thư giãn các vùng cổ, vai, gáy, lưng và hai bên cánh tay.
  • Ngoài ra, yoga cũng kích thích quá trình lưu thông máu tại khu vực cổ, vai, gáy, giúp cung cấp đầy đủ khí oxy và các dưỡng chất thiết yếu cho tế bào để chữa lành tổn thương.
  • Yoga làm hạn chế cảm giác co cứng và đau mỏi ở vai, gáy, cổ. Nhờ đó, bệnh nhân có thể vận động dễ dàng, linh hoạt hơn.
  • Việc luyện tập yoga không chỉ tốt cho sức khỏe xương khớp mà đây còn là một biện pháp tâm lý, giúp cho người tập giải tỏa stress, căng thẳng, lấy lại được cân bằng cho cuộc sống.

Khắc phục nhanh bằng chườm nóng, chườm lạnh

Chườm ấm giúp giảm đau hiệu quả

Chườm nóng hay chườm lạnh còn được gọi là nhiệt trị liệu. Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ trong điều trị có tác dụng giúp giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, giảm co thắt và đau nhức hiệu quả.

Tùy theo nhiệt độ mà người ta chia thành:

Chườm nóng (nhiệt độ từ trên 37 °C đến khoảng 45-50 °C): Chườm nóng làm tăng cường tuần hoàn, giảm co thắt, giãn cơ, có tác dụng tốt với các chứng đau mãn tính, như: đau khớp, đau cơ, đau thần kinh, đau cổ vai gáy, cánh tay,…

Chườm lạnh (thường dưới 15 °C): Chườm lạnh đem lại hai tác dụng tùy vào cách sử dụng, bao gồm:

  • Nếu tác động kéo dài thì có tác dụng làm co nhỏ mạch máu, khiến tốc độ chảy của dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, từ đó giúp giảm viêm, giảm sưng, phù nề, giảm đau cấp.
  • Nếu tác động không liên tục (như chà xát) thì sẽ gây co mạch lúc đầu, sau đó giãn mạch xung huyết, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, tác dụng tốt với chứng cứng khớp, co giật cơ.

Nhiệt trị liệu là một phương pháp vật lý trị liệu, tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thẻ áp dụng phương pháp này tại nhà bởi tnsh đơn giản và dễ thực hiện giúp làm giảm đau vai gáy.

Cách chườm nóng: Sử dụng túi chườm nóng để chườm lên vùng cổ vai gáy hoặc tắm, ngâm mình trong nước ấm để thư giãn cơ bắp, cải thiện tuần hoàn. Lưu ý: Không dùng phương pháp này tại các ổ viêm có mủ, viêm cấp, chấn thương đang xung huyết, các khối u ác tính, lao, giãn tĩnh mạch da.

Cách chườm lạnh: Bạn có thể cho đá vào túi chườm lạnh rồi đắp lên vùng cổ vai gáy để giảm đau cấp, giảm sưng hoặc chà xát để làm giảm đau, co cứng cơ.

4. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp dùng các yếu tố vật lý như cơ, nhiệt, điện tác động vào các cùng bị tổn thương nhằm ngăn chặn sự phát triển của bệnh, làm giảm các cơn đau gân và cơ kết hợp, khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.

Một số phương pháp vật lý được áp dụng để điều trị chứng đau vai gáy như:

Châm cứu

Sử dụng phương pháp châm cứu chữa đau vai gáy

Châm cứu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp này đem lại nhiều hữu ích cho người bệnh đau mỏi vai gáy. Công dụng chủ yếu của châm cứu là giúp giảm đau tăng cường lưu thông khí huyết, giảm mệt mỏi, căng thẳng, người bị đau mỏi vai gáy có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh của mình và sớm trở lại sinh hoạt như bình thường.

Xoa bóp

Xoa bóp có thể làm giảm đau mỏi vai gáy và các triệu chứng đi kèm. Biện pháp này làm tăng tuần hoàn máu, giảm áp lực lên đốt sống – đĩa đệm và cải thiện chức năng của cột sống cổ. Khi xoa bóp, bạn có thể dùng thêm dầu nóng để tăng tác dụng giảm nhức mỏi.

Cách xoa bóp trị đau mỏi cổ:

  • Ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng và mắt hướng về phía trước.
  • Dùng hai bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng cổ trong vòng 3 – 5 phút.
  • Sau đó dùng tay xát cổ từ trên xuống dưới và ngược lại.
  • Kết hợp xoa bóp cùng với động tác day ấn để kích thích tuần hoàn máu.
  • Cuối cùng, bạn có thể bóp nhẹ vùng vai xung quanh cổ để điều hòa khí huyết.

Bấm huyệt

Bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy

Với những trường hợp đau vai gáy cổ dai dẳng, bạn có thể day ấn huyệt để giảm nhức mỏi và cải thiện tuần hoàn máu. Phương pháp này giúp lưu thông dòng chảy khí huyết, làm tăng cường lưu lượng máu tới các cơ bị cơ cứng, từ đó kích thích khả năng phục hồi và chữa lành của cơ thể.

Bấm huyệt chủ yếu dùng lực từ bàn tay, ngón tay tác động lên các huyệt đạo vùng vai lưng, cổ. Giúp máu được lưu thông tốt hơn. Khiến người bệnh cảm thấy thư giãn, giảm đau nhức và điều trị bệnh hiệu quả.

Các huyệt vị giúp trị đau vai gáy:

  • Huyệt Phong trì nằm ở chỗ lõm ở đầu, ngay phía sau tai.
  • Huyệt Phong phủ nằm ở chỗ lõm giữa gáy, từ chân tóc đo lên khoảng 1 thốn.
  • Huyệt Đại chùy nằm ở u xương thứ 3 ở cổ khi cúi đầu.
  • Huyệt Kiên tỉnh nằm tại chỗ lõm ở 2 bên bờ vai.
Để mang lại kết quả điều trị tốt nhất bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà vì phương pháp này cần được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa.

5. Một số bài thuốc Đông y chữa đau mỏi vai gáy

Một số bài thuốc Đông y làm giảm chứng đau vai gáy hiệu quả

Chữa đau vai gáy bằng các bài thuốc Đông y là một trong những phương pháp được nhiều người tin dùng và lựa chọn, bởi đặc tính an toàn, đặc biệt là không gây tác dụng phụ. Phương pháp này nếu biết cách áp dụng sẽ mang lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh

Đông y được đánh giá cao trong điều trị bệnh đau vai gáy bởi hầu hết các bài thuốc Đông y đều xuất phát từ dược liệu thiên nhiên nên khá an toàn và dễ dung nạp. Ngoài ra, nguyên liệu dễ tìm, cách chế biến dễ thực hiện ngay tại nhà cũng giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí cho người bệnh.

Tuy nhiên hiệu quả trị bệnh của các bài thuốc này còn phụ thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng của từng người. Vì vậy, phương pháp chữa thoái hóa cột sống bằng đông y khuyến khích áp dụng khi bệnh mới diễn ra ở mức độ nhẹ.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa đau vai gáy được áp dụng phổ biến:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng những thảo dược như: bạch thược 12g, nghệ vàng 12g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, khương hoạt 8g, quế chi 6g, phòng phong 8g, cam thảo 4g, gừng tươi 4g và 3 quả táo tầu. Lấy những nguyên liệu này theo đúng số lượng rồi đem sắc thành nước uống mỗi ngày 1 thang và chia thành 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Tìm nguyên liệu thảo dược như: đại táo 12g, quy xuyên 12g, hoàng kỳ 12g, ma hoàng 12g, xích thược 12g, sinh khương 8g, khương hoạt 8g, phòng phong 8g, trích thảo 4g rồi đem chúng trộn đều và sắc lên mỗi ngày dùng 1 thang để uống thay nước hàng ngày.

6. Điều trị y tế

Sử dụng thuốc điều trị

➤ Thuốc điều trị không cần kê đơn

Thuốc giảm đau không cần kê đơn là thuốc mà bạn có thể sử dụng không cần thông qua bác sĩ và có thể điều trị tại nhà. Một số loại thuốc giảm đau, giảm viêm không cần kê đơn như:

Thuốc giảm đau tại chỗ

Thuốc giảm đau tại chỗ là các loại cao dán, dầu xoa nóng ngoài da, bạn có thể dễ dàng mua được chúng tại các quầy thuốc, bao gồm:

Cao dán Salonpas: Salonpas có chứa Methyl Salicylate và tinh dầu bạc hà, có hiệu quả giảm đau tại nhiều vị trí như: lưng, vai, cổ, tay, chân. Miếng dán này có thể giúp giảm đau trong nhiều giờ.
Cao dán Salonsip. Dùng để giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp đau liên quan đến bầm tím, bong gân, viêm khớp.
Dầu nóng xoa bóp. Có nhiều loại dầu nóng xoa bóp khác nhau, nhưng về cơ bản chúnng có chứa các thành phần làm nóng, giúp tăng cường tuần hoàn máu, giãn cơ, giảm đau tại chỗ.

Lưu ý: Các thuốc dùng tại chỗ thường không được sử dụng trên vùng có vết thương hở, tránh tiếp xúc với mắt, niêm mạc, mụn trứng cá.

Thuốc giảm đau chứa Paracetamol.

Thuốc giảm đau thông thường paracetamol sử dụng cho những trường hợp đua từ nhẹ đến trung bình

Một số loại thuốc thuộc nhóm này: Paracetamol, Efferalgan, Tylenol, Panadol, Hapacol…

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến có tác dụng giảm cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình. Tác dụng giảm đau của thuốc được thực hiện bằng cơ chế ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau lên não. Tuy nhiên, loại thuốc này không có khả năng giảm viêm.

Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời trong thời gian ngắn, nếu lạm dụng thuốc quá liều có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, nó sẽ không còn tác dụng đến vùng xương khớp bị tổn thương như ban đầu nữa.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thuộc nhóm thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm. Nhóm thuốc này được cân nhắc sử dụng khi Paraceamol không đem lại hiệu quả.

Nhóm thuốc này giảm đau bằng cách làm giảm tính cảm thụ của các đầu dây thần kinh cảm giác. Ngoài ra, thuốc cũng ức chế phản ứng viêm hiệu quả. Do đó, đôi khi người bệnh có thể kết hợp NSAID và paracetamol để giải quyết cả cơn đau và viêm cơ bản.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là sản phẩm TPBVSK được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của INPC – viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam.

Nhờ các hoạt chất trong thành phần, đặc biệt là KGA1 chiết xuất từ củ Địa Liền cùng Collagen type II không biến tính, Khương Thảo Đan đáp ứng được tam giác khép kín trong việc điều trị chứng đau vai gáy là: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO và đem lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh.

➤ Thuốc điều trị theo toa

Thuốc theo toa là các loại thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng. Nếu dùng không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Tùy thuốc vào mức độ đau, tình trạng sức khỏe mà mức độ tiếp nhận điều trị của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu với liều thấp nhất có thể. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể xem xét tăng liều hoặc thử một loại thuốc khác.

Để điều trị đau vai gáy, một số loại thuốc theo toa thường được sử dụng là:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) theo toa
  • Thuốc steroid đường uống
  • Thuốc giảm đau Opioids
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc giãn cơ

Tất cả các thuốc theo toa được liệt kê trên đều cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp sử dụng thuốc thấy có bất kỳ vấn đề nào khác xảy ra cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được thăm khám cụ thể hơn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được cân nhắc khi bệnh trở năng hoặc các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả.

Thông thường phẫu thuật không được chỉ định cho đau vai gáy. Tuy nhiên khi bệnh trở năng, các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả hoặc đau vai gáy kèm theo một số bệnh về xương khớp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ xem xét đến phẫu thuật. Đối với các trường hợp đau vai gáy do thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống cổ ở giai đoạn nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật. 

“Phẫu thuật nên là phương pháp điều trị được lựa chọn cuối cùng khi các liệu pháp chữa đau vai gáy khác không hiệu quả. Bác sĩ cần tư vấn kỹ cho bệnh nhân và người nhà”

Với sự phát triển của y học hiện đại, người bệnh có thể được áp dụng các phương pháp phẫu thuật cột sống khác nhau. Song, tùy vào tình trạng bệnh và điều kiện kinh thế mà người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp mổ phù hợp nhất

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những phương pháp chữa đau vai gáy hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, đây không phải là tất cả các phương pháp điều trị, bởi đau vai gáy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vậy nên kế hoạch điều trị sẽ cần phụ thuộc vào nguyên nhân.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp nào.

Nguồn: Baovexuongkhop

Bài viết liên quan