Cách làm giảm đau nhức xương khớp tại nhà an toàn

Nếu gặp các triệu chứng đau nhức xương khớp hoặc bệnh lý về xương khớp, bạn có thể thử một số cách làm giảm đau xương khớp an toàn tại nhà dưới đây nhé!

Tổng quan

Các phương pháp làm giảm đau xương khớp tại nhà dưới đây chỉ thích hợp với bệnh ở giai đoạn đầu, triệu chứng nhẹ hoặc những người thỉnh thoảng bị đau nhức xương khớp, không do bệnh lý. Khi bệnh nghiêm trọng, bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị. Ngoài ra, có thể hỏi bác sĩ xem phương pháp hỗ trợ tại nhà nào phù hợp với bạn.

Bạn nên đi khám nếu gặp các triệu chứng dưới đây:

  • Đau xương khớp dai dẳng, kéo dài;
  • Khớp bị sưng, đỏ, nóng và viêm;
  • Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng;
  • Đi khập khiễng;
  • Nghe thấy tiếng lạo xạo khi chuyển động khớp;
  • Đau nhức xương khớp ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm tinh thần mệt mỏi;
  • Bị sốt hoặc ớn lạnh;

Cần cấp cứu ngay nếu khớp bị biến dạng, đau sau chấn thương, đột nhiên không thể chuyển động khớp.

Khi bệnh nghiêm trọng, bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị (Ảnh minh họa)

Cách làm giảm đau nhức xương khớp an toàn, nhanh chóng

Trị liệu nóng lạnh

Khi bị đau nhức xương khớp, sử dụng chườm nóng và lạnh đều mang lại hiệu quả giảm đau. Trị liệu nóng hữu ích trong việc làm giảm cứng khớp, đau cơ. Còn trị liệu lạnh phù hợp với giảm sưng, tê và đau khớp.

Bạn có thể sử dụng xen kẽ hai phương pháp này với nhau và cần chú ý để không bị bỏng, cần ngừng ngay phương pháp này nếu xảy ra chấn thương.

Liệu pháp nhiệt nóng gồm:

– Tắm nước ấm vào buổi sáng để giảm cứng khớp;

– Sử dụng đệm nóng hoặc chai nước nóng để áp vào khớp bị đau;

– Sử dụng pafafin. Parafin là một hỗn hợp có nhiều hydrocarbua từ dầu hỏa. Loại được sử dụng để giảm đau xương khớp phải là loại tinh khiết, không độc. Ưu điểm của parafin là giảm nóng chậm nên có thể truyền nhiệt trong thời gian dài, nhiệt truyền vào sâu. Điều trị bằng parafin cũng không gây bỏng như nước nóng, bởi paraffin nóng chảy ở nhiệt độ 52-53 °C, khi tiếp xúc với da khối parafin sẽ lập tức đông lại và giảm nhiệt độ tạo thành một lớp màng ngăn cách giữa paraffin nóng với da.

Có 2 cách sử dụng parafin đó là:

  • Đắp parafin. Đổ parafin vào khay men để cho nguội tự nhiên, khi miếng parafin mềm đều, không còn lỏng thì có thể sử dụng được. Khi dùng, tách miếng parafin ra đắp trực tiếp lên phần khớp bị đau, lót một lớp nilon phía trên rồi phủ chăn ra ngoài để giữ nhiệt. Thời gian điều trị mỗi lần 20 phút.
  • Nhúng parafin. Thường dùng cho ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân. Đổ parafin nóng chảy vào ca hoặc chậu, lần đầu nhúng nhanh phần khớp bị đau vào rồi rút ra ngay, lúc này sẽ có một lớp parafin mỏng bám vào da. Tiếp tục nhúng như vậy 3-4 lần sau đó dùng khăn ủ 20-30 phút.

Lưu ý: Phương pháp nhiệt nóng không được sử dụng với các vết đau, sưng viêm có mủ, các chấn thương đang xung huyết, các khối u ác tính, viêm cấp, vết thương hở đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, giãn tĩnh mạch da.

Liệu pháp nhiệt lạnh gồm:

  • Lấy một túi nước đá nhỏ rồi bọc vào khăn, sau đó áp vào khớp bị đau;
  • Ngâm các khớp bị đau trong nước đá;
  • Dùng túi chườm lạnh.

Lưu ý: Nếu bạn lần đầu cảm thấy đau nhức, có thể áp dụng liệu pháp nhiệt lạnh khoảng 15 phút mỗi giờ. Nhưng ngày hôm sau chỉ nên áp dụng 4-5 lần và cũng không quá 15 phút/lần.

Khi bị đau nhức xương khớp, sử dụng chườm nóng và lạnh đều mang lại hiệu quả giảm đau (Ảnh minh họa)

Xoa bóp

Việc xoa bóp giúp làm giảm sản xuất hormone căng thẳng cortisol, các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến đau và làm tăng hormone hạnh phúc serotonin, từ đó giúp bạn giảm đau, cải thiện tâm trạng.

Theo Tổ chức viêm khớp, thường xuyên xoa bóp các cơ và khớp có thể giúp làm dịu cơn đau do viêm khớp.

Dưới đây là một số phương pháp xoa bóp đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà:

Xoa mặt và đầu. Xoa hai bàn tay vào nhau cho lòng bàn tay nóng lên. Sau đó ngửa mặt, đặt 2 tay dưới cằm, lòng bàn tay áp vào mặt. Xoa từ dưới lên đỉnh đầu, xuống 2 bên cổ rồi lại áp vào cằm. Khi xoa đầu ngửa dần ra sau. Làm như vậy 10 tới 20 lần.

Xoa vai tới cổ. Ngồi trên ghế, vòng tay qua vai đối diện cho đến khi thấy huyệt Đại chùy (là huyệt ở dưới gai đốt sống cổ thứ 7). Ngay các ngón tay ra rồi xoa lần lượt từ ngoài vai vào trong đến huyệt. Thực 10 đến 20 lần mỗi bên.

Vị trí huyệt đại chùy

Xoa chi trên, bên ngoài và trong. Ngồi trên ghế. Úp lòng bàn tay xuống rồi lấy tay kia xoa từ vai tới cánh tay, cẳng tay đến bàn tay. Xong lật ngửa bàn tay lại, tiếp tục xoa phía trong, từ bàn tay ngược lên vai. Xoa bóp như vậy 10 – 20 lần mỗi bên.

Xoa chi dưới, bên trên và dưới. Ngồi trên ghế, hai tay đặt lên một đùi. Tiến hành xoa từ mặt trên đùi xuống cẳng chân, mắt cá, chân dần giơ lên cao. Tiếp tục vòng tay ra sau cổ chân, xoa từ phía sau từ dưới lên đùi, khi tới đùi sau, tay trong vòng lên đùi trên, tay ngoài vòng ra tới mông rồi kết thúc ở tư thế ban đầu. Làm như vậy 10-20 lần mỗi bên.

Xoa lòng bàn chân. Ngồi ở tư thế hai lòng bàn chân chạm vào nhau, sau đó chà xát mạnh 10 tới 20 lần.

Xoa phía trong bàn chân. Bên ở trong chân này chạm vào bên ở trong chân kia, chà xát 10 tới 20 lần.

Xoa bên ngoài bàn chân. Bên ngoài bàn chân bên này đặt lên mu bàn chân bên kia, chà xát 10 – 20 lần/bên.

Xoa bóp vùng gáy. Dùng 2 ngón tay cái ấn lên vùng sau gáy, 8 ngón tay còn lại ôm sát vào đầu. Dùng sức 2 ngón cái để xoa bóp, day mạnh vào vùng gáy khoảng 2 đến 3 phút để giảm cơn đau.

Chà xát vùng gáy. Đưa tay ra sau gáy rồi đan tay vào nhau.Tiến hành chà xát lên gáy bằng cách kéo tay từ phải qua trái và ngược lai. Lưu ý chà xát bằng một lực vừa phải khoảng 10 lần để giảm đau và làm nóng phần gáy.

Nếu có điểm đau trên vai gáy. Dùng ngón tay day vào chỗ đau khoảng 1 phút. Nếu cơ quanh bả vai bị co cứng thì bấm, bật và day nhẹ. Thực hiện khoảng 10 đến 15 phút.

Tập vận động khớp cổ. Ngồi ngay ngắn rồi quay cổ qua lại, nghiêng sang 2 bên, cúi ngửa cổ ra trước – sau. Mỗi động tác thực hiện 3 tới 5 lần một cách nhẹ nhàng.

Bóp nắn bả vai. Xòe bàn tay theo kiểu 4-1 (1 là ngón cái và 4 là các ngón còn lại) rồi đặt lên bả vai bên kia. Dùng sức của ngón cái ấn nhẹ và di chuyển theo vòng tròn, nhịp xoa bóp tăng dần. Sau đó thực hiện thao tác vuốt nhẹ nhàng theo chiều hướng thẳng trên da người bệnh.

Xoa bóp vai gáy giúp giảm đau khớp vùng này (Ảnh minh họa)

Xoa bóp lưng. Đầu tiên lấy lòng bàn tay xoa lên lưng để làm nóng. Sau đó dùng gốc bàn tay cùng mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn lên chỗ đau. Rồi lại dùng bàn tay chà xát ngang dọc lên vùng lưng, hai tay xát ngược chiều nhau. Mỗi động tác thực hiện khoảng 2 phút.

Lăn trên lưng. Dùng mô ngón tay út cùng 4 ngón tay lăn dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống xuống hông trong thời gian 2-3 phút, sau đó lăn tiếp từ hông xuống chân.

Bóp vùng lưng bị co cứng. Dùng cả hai bàn tay cùng ngón cái và các ngón khác bóp vào cơ lưng, nơi bị coơ cứng. Bóp với mức độ tăng dần trong khoảng 20 phút.

Lưu ý: Việc xoa bóp lưng cần có sự trợ giúp từ người khác, còn các bài xoa bóp phía trên bạn có thể tự thực hiện.

Chườm muối nóng

Phương pháp chườm muối nóng là phương pháp đã được y học cổ truyền áp dụng từ lâu. Trong muối có rất nhiều các khoáng chất quý như: magie, canxi, natri. Khi được rang nóng có tác dụng làm thông kinh mạch, hoạt huyết, qua đó giúp giảm đau nhức. Ngoài ra, muối nóng kết hợp với tinh dầu ngải cứu, hương nhu, tía tô còn tăng cường cơ xương khớp về lâu dài.

Cách chườm như sau: Khi bị đau nhức xương khớp, rang nóng muối hoặc làm nóng với lò vi sóng rồi nhỏ vào đó vài giọt tinh dầu, cho muối đã nóng vào túi vải dày rồi chườm lên khớp bị đau.

Khi được rang nóng muối có tác dụng làm thông kinh mạch, hoạt huyết, qua đó giúp giảm đau nhức (Ảnh minh họa)

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là phương pháp rất hiệu quả giúp giảm đau, thư giãn xương khớp, nhất là với những người bị đau do nguyên nhân dây chằng hay sụn. Ngoài ra, nghỉ ngơi còn giúp nhiều người bị viêm khớp mãn tính đẩy lui bệnh.

Tuy nhiên bạn cũng không nên nằm quá lâu một chỗ, điều này có thể dẫn đến những tổn thương thứ cấp, khiến các khớp bị co rút. Thỉnh thoảng, hãy di chuyển nhẹ nhàng quanh nhà.

Sử dụng thuốc

Thuốc là phương pháp nhanh chóng giúp giảm đau. Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại như: Paracetamol, Korulac, Novocain hoặc Vitamin B12.

Tuy nhiên, các loại thuốc này tiềm ẩn những rủi ro với sức khỏe. Chúng có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng, gây tiêu chảy, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Vì thế, cần dùng kèm thuốc giảm đau này với các loại thuốc khác để tránh tổn thương cho thận và dạ dày. Việc sử dụng thuốc cũng cần có sự tư vấn của y bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ.

Cách làm giảm đau nhức xương khớp lâu dài

Thực hiện bài tập giảm đau xương khớp

Động tác cuộn vai. Đứng thẳng, hai tay xuôi theo hông. Xoay vai về phía trước 10 lần, sau đó xoay về phía sau thêm 10 lần nữa.

Động tác uốn lườn. Đứng 2 chân rộng bằng vai, đưa tay phải lên qua đầu, nghiêng và căng mình sang trái. Giữ trong khoảng 10 giây rồi chuyển bên.

Tư thế đu ngang hông. Chuẩn bị một chiếc ghế chắc chắn. Dùng tay bám vào ghế, người hơi nghiêng. Hơi cong gối rồi giơ chân bên ngoài ghế ra phía trước sau đó quay lại đằng sau. Mỗi bên thực hiện như vậy 10 lần. Khi thực hiện động tác, lưng phải thẳng và không được cong cột sống.

Xoay thân cây. Nằm trên một tấm thảm, hơi cong đầu gối lại. Sau đó đưa cả hai đầu gối về bên trái, hướng tới mặt đất. Giữ tư thế trong vòng 10 giây rồi từ từ đưa chân về vị trí ban đầu. Làm động tác tương tự với bên phải. Lặp lại xen kẽ ở mỗi bên khoảng 10 tới 20 lần.

Cuộn hông. Nằm thẳng, hai chân duỗi và cách nhau một khoảng bằng vai. Xoay hai mũi chân cùng đầu gối hướng vào nhau, giữ khoảng 10 giây rồi mở ra.

Giãn gân kheo. Ngồi thẳng ở mép ghế hoặc giường. Duỗi thẳng chân trái ra trước mặt và đặt gót xuống sàn. Sau đó nhẹ nhàng cúi người về phía trước cho đến khi bạn cảm thấy ở phía sau chân trái có một sức kéo nhẹ. Giữ tư thế trong vòng 20 tới 30 giây, thở bình thường. Ngồi dậy từ từ rồi lặp lại với bên phải.

Duỗi cơ tứ đầu. Nằm nghiêng về bên phải rồi dùng tay trái nắm lấy gót chân trái. Kéo chân trái về phía mông cho đến khi thấy có một sự kéo nhẹ ở trước đùi. Giữ tư thế trong vòng 20 tới 30 giây, thở bình thường. Xoay người sang trái và thực hiện tương tự.

Yoga

Yoga cũng là một trong những phương pháp giúp giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Các động tác của yoga giúp xây dựng sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp xương, từ đó làm giảm đau nhức, cứng khớp.

Nếu là lần đầu tập yoga, bạn nên tới các lớp học có giáo viên hoặc tìm một huấn luyện viên chuyên nghiệp cho mình.

Duy trì hoạt động

Nếu đang trải qua đợt bùng phát bệnh, bạn nên nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.

Nhưng trong các đợt bệnh thoái lui, bạn nên hoạt động thể chất phù hợp để cải thiện sức khỏe của khớp. Các bộ môn thích hợp với bệnh nhân viêm xương khớp là bơi lội, aerobic, đi bộ.

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Gậy, nạng, nẹp, nệm giày là những thiết bị hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân bị đau xương khớp. Chúng giúp phân phối lại trọng lượng cơ thể, từ đó làm giảm áp lực lên các khớp, hạn chế các cơn đau nhức xảy ra.

Gậy đi bộ tốt cho bệnh nhân bị đau nhức khớp gối (Ảnh minh họa)

Xây dựng chế độ ăn uống tốt

Khi bị đau nhức xương khớp, bạn nên chú trọng nhiều hơn vào các loại thực phẩm lành mạnh và ăn uống cân bằng giữa các nhóm thức ăn.

Song song với đó, bạn nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C, axit béo omega-3, canxi và vitamin D, magie, vitamin K và các chất chống oxy hóa. Bởi đây là các chất dinh dưỡng có thể làm giảm các triệu chứng đau nhức khớp xương.

Chi tiết: Đau nhức xương khớp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Giảm cân

Thừa cân làm các khớp phải chịu nhiều áp lực hơn, đặc biệt là khớp gối, cột sống, hông, mắt cá chân. Điều này khiến các triệu chứng của bệnh khớp trở nên trầm trọng hơn và xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Vì thế, nếu bạn đang thừa cân thì hãy tìm cách giảm cân lành mạnh và duy trì cân nặng thích hợp.

Nếu thấy thừa cân, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm cách giảm cân an toàn.

Học cách ngủ ngon

Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng đau nhức, bệnh tật, đồng thời nâng cao tâm trạng, giảm stress. Vì thế, bạn hãy cố gắng xây dựng cho mình một giấc ngủ chất lượng.

Để ngủ ngon hơn, bạn có thể tham khảo một số mẹo tại các website uy tín. Nếu thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Sống tích cực

Tinh thần của bạn ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng bệnh của bạn. Vậy nên dù trong hoàn cảnh nào, cũng hãy cố gắng sống tích cực và lạc quan.

Mỗi ngày, bạn chỉ cần cố gắng làm một vài việc mà mình thích, như nghe nhạc, đọc sách, dành thời gian cho bạn bè,… Hãy tập trung vào khả năng của bản thân hơn là chỉ chú ý và suy nghĩ quá nhiều về bệnh tật.

Sử dụng Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe với công dụng chính là hỗ trợ giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và phục hồi sụn khớp.

Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã áp dụng bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang nổi tiếng xuất xứ từ Thiên Kim vào sản phẩm Khương Thảo Đan. Đồng thời, gia giảm thêm vị Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và kết hợp với sáng chế mới của y học thế giới về hoạt chất quý báu cho dịch khớp là Collagen type-II. Khiến tác dụng của bài thuốc trở nên vượt trội hơn hẳn so với công thức ban đầu.

Đặc biệt, PGS.TS Lê Minh Hà đã chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 từ cây địa liền, có tác dụng gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường giúp chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả. Khi kết hợp cùng Collagen type-II, hiệu quả bảo vệ sụn khớp được tăng lên tối đa.

Có thể nói, nhờ đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Khương Thảo Đan sẽ mang đến niềm vui trọn vẹn cho các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam.

Để tìm hiểu về sản phẩm, bạn có thể xem: TẠI ĐÂY

Tổng kết

Đau nhức xương khớp là triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Có rất nhiều biện pháp khắc phục tình trạng này tại nhà, như xoa bóp, sử dụng nhiệt trị liệu, ngâm chân,.v.v. Tuy nhiên nếu tình trạng không thuyên giảm sau một thời gian, bạn nên sớm tới gặp bác sĩ để được thăm khám. Vì rất có thể đây là triệu chứng cảnh báo của một căn bệnh xương khớp nào đó.

Bài viết liên quan