Cách chữa đau khớp cổ tay nhanh chóng tại nhà

Nếu bạn bị đau khớp cổ tay, thông thường bạn đều có thể điều trị bằng một số phương pháp tại nhà. Và nếu những cách đó không hiệu quả, bạn có thể cần phải đi khám và điều trị bằng những phương pháp khác. Bài viết dưới đây, chúng tôi hướng dẫn một số cách chữa đau khớp cổ tay nhanh chóng, an toàn và hiệu quả tại nhà.

Khi nào có thể chữa đau khớp cổ tay tại nhà?

Không phải tất cả các cơn đau khớp cổ tay đều cần chăm sóc y tế. Bạn có thể tự điều trị tình trạng này tại nhà, nếu:

  • Bạn bị bong gân và căng cơ nhẹ;
  • Đau khớp nhẹ tới vừa;
  • Bạn gặp các đợt đau khớp cấp tính (đã được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng dẫn chăm sóc tại nhà của bác sĩ).

Nếu việc chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng đau của bạn trở nên tồi tệ hơn, hãy đến gặp bác sĩ. Việc chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể dẫn đến vết thương khó lành, giảm phạm vi vận động của khớp và tàn tật lâu dài.

Nếu gặp các triệu chứng dưới đây, bạn cần khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Đau khớp cổ tay dữ dội hoặc bị biến dạng khớp tay;
  • Khớp bị sưng tấy;
  • Không cử động được cổ tay nữa;
  • Sốt trên 39°C;
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Để nhận biết mức độ của các cơn đau khớp cổ tay, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng dưới đây:

– Đau khớp cổ tay nhẹ. Với các triệu chứng nhẹ, bạn có thể chỉ cảm giác cơn đau như một sự khó chịu bất thường sâu trong cổ tay. Và khi thực hiện một số hoạt động cần tới cổ tay như: xoay tay nắm cửa, đánh cầu, vặn nắp lọ,… bạn có thể thấy cơn đau xuất hiện rõ ràng hơn.

Những người bị đau khớp cổ tay mức độ nhẹ cũng nói rằng cổ tay của họ cảm thấy cứng hơn vào buổi sáng. Khi được nghỉ ngơi, có thể cảm thấy dễ chịu hơn vào giữa trưa, nhưng có thể lại đau khi đêm xuống.

– Đau khớp cổ tay vừa phải. Khi bị đau khớp cổ tay ở mức trung bình, bạn thường cũng sẽ cảm thấy đau nhói ở mức độ nhẹ. Kèm theo đó là một số chuyển động có thể bị hạn chế một chút và các công việc hằng ngày đôi lúc có thể trở nên khó khăn.

– Đau khớp cổ tay dữ dội. Trong trường hợp này, hầu hết mọi hoạt động đều có thể làm đau cổ tay của bạn. Bạn vẫn có thể gặp những cơn đau liên tục, ngay cả khi để cổ tay nghỉ ngơi. Bạn cũng sẽ cảm thấy cổ tay bị giảm phạm vi chuyển động hay thậm chí biến dạng cổ tay.

Có một số cách chữa đau khớp cổ tay mà bạn có thể thực hiện tại nhà (Ảnh minh họa)

Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà an toàn

Tránh những công việc khiến cơn đau tồi tệ hơn

Một số tình trạng ảnh hưởng đến bàn tay và khớp cổ tay sẽ không thuyên giảm cho đến khi bạn ngừng làm một số công việc nhất định.

Vì thế, khi bị đau khớp cổ tay, bạn nên cố gắng tránh những hoạt động gây ra cơn đau hoặc làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Chẳng hạn như: xoay tuốc-nơ-vít, nâng vật nặng, sơn đồ,…

Bạn cũng có thể thay đổi cách thực hiện một số công việc để giảm bớt áp lực cho cổ tay và bàn tay. Chẳng hạn, nếu bạn đang phải thực hiện các công việc như viết, đánh máy hoặc sử dụng máy tính tiền, hãy thả lỏng tay cầm bút hoặc giảm lực gõ xuống máy.

Mang nẹp

Nẹp cổ tay là một thiết bị đeo được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ, bảo vệ hoặc hạn chế chuyển động của cổ tay. Có nhiều loại nẹp cổ tay khác nhau, một số được sử dụng khi đang thực hiện các hoạt động hằng ngày để ngăn ngừa chấn thương; một số được sử dụng khi bạn ngủ hoặc nghỉ ngơi.

Để mua các loại nẹp này, bạn có thể tớiu nhà thuốc hoặc tại các cửa hàng trực tuyến và nên khỏi ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Nẹp cổ tay được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ, bảo vệ hoặc hạn chế chuyển động của cổ tay (Ảnh minh họa)

Sử dụng nhiệt trị liệu

Nhiệt trị liệu (thermotherapy) là phương pháp giúp giảm sưng và đau rất hiệu quả. Nó được chia thành 2 loại là nhiệt nóng và nhiệt lạnh với những công dụng khác nhau. Trong đó:

– Nhiệt lạnh:

  • Mang lại hiệu quả co mạch hay thu hẹp mạch máu, giúp cơ co lại, làm giảm viêm, sưng và giảm tín hiệu đau;
  • Có tác dụng tốt với các chứng đau cấp như: đau ngay sau chấn thương.

Nhiệt lạnh có thể khiến tình trạng căng và co thắt cơ trở nên tồi tệ hơn, vì thế không sử dụng phương pháp này lên các vùng đang bị căng cứng, co cơ.

– Nhiệt nóng:

  • Giúp giãn mạch, tăng lưu thông. Từ đó giúp giảm đau nhức cơ, xương khớp, giảm chuột rút, đau cổ vai gáy, đau thần kinh tọa,…
  • Tăng cường các chất dinh dưỡng đến khu vực bị thương, hỗ trợ quá trình chữa bệnh, đồng thời giúp các tế bào của cơ thể loại bỏ các chất thải.

Nhiệt nóng có thể khiến tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn, vì thế không được sử dụng liệu pháp này với các vùng bị viêm, các chấn thương mới, các khối u ác tính, vùng chảy máu, xung huyết, các khu vực bị giãn tĩnh mạch da.

Để thực hiện nhiệt trị liệu tại nhà cho đau khớp cổ tay, bạn có thể làm như sau:

– Nhiệt lạnh: Bỏ đá vào túi chườm rồi bọc một chiếc khăn sạch bên ngoài. Sau đó chườm lên cổ tay bị đau khoảng 20 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày. Lưu ý, không được chườm trực tiếp đá lên da để tránh bỏng lạnh hoặc kích ứng da.

– Nhiệt nóng: Có nhiều cách khác nhau để làm giảm đau khớp cổ tay bằng nhiệt nóng. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi:

  • Ngâm một chiếc khăn sạch vào nước thật ấm rồi đắp lên cổ tay;
  • Cho nước nóng vào túi chườm rồi chườm;
  • Đổ gạo trắng vào một chiếc tất hoặc bao gối cũ, túi nhỏ rồi khâu kín lại. Sau đó hâm nóng trong lò vi sóng khoảng 60 giây rồi chườm lên cổ tay. Chiếc túi này có thể tái sử dụng nhiều lần và chỉ cần hâm nóng bằng lò vi sóng trước khi sử dụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm toàn thân với nước ấm để tăng tốc độ hồi phục toàn cơ thể và thư giãn. Bạn có thể ngâm với nước ấm không hoặc thêm vài giọt tinh dầu hay 2 cốc muối epsom.

Nhiệt nóng iúp giãn mạch, tăng lưu thông. Từ đó giúp giảm đau nhức khớp cổ tay (Ảnh minh họa)

Giữ ấm tay

Bạn có thể bị đau khớp cổ tay khi vào mùa đông, thời tiết lạnh. Vì thế hãy chú ý việc giữ ấm cho đôi tay bằng cách đeo găng hoặc sử dụng túi sưởi.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Để giảm đau khớp cổ tay tại nhà, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn (thuốc giảm đau OTC). Đây là các loại thuốc có thể mua tại hiệu thuốc mà không cần đơn khám của bác sĩ.

Chúng bao gồm một số loại sau đây:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen, aspirin.
  • Một số loại gel bôi, cao dán như Salonpas, Bengey, capsaicin.
  • .v.v.

Dù là thuốc không kê đơn, nhưng bạn vẫn cần phải hết sức lưu ý khi sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc:

  • Luôn đọc tờ thông tin đi kèm với sản phẩm, đặc biệt là mục liều lượng.
  • Không sử dụng chung thuốc với người khác.
  • Không dùng thuốc có cùng hoạt chất.
  • Kiểm tra kĩ ngày hết hạn của thuốc.
  • Chỉ sử dụng thiết bị đo đi kèm với các sản phẩm thuốc (việc bạn sử dụng thìa ăn ở nhà hay các dụng cụ nhà bếp khác để đo liều lượng thuốc có thể dẫn đến việc uống ít liều hơn hoặc quá liều so với khuyến cáo).
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng thuốc OTC.
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy hỏi dược sĩ bán thuốc.
  • Nếu có triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Uống Khương Thảo Đan

Viên uống Khương Thảo Đan là một sản phẩm thuộc nhóm bảo vệ sức khỏe, được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm có công dụng chính là hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, giảm viêm, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Sản phẩm được kế thừa từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang với 15 vị, cộng với hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ địa liền và hoạt chất quý báu cho dịch khớp là Collagen type-II. Tất cả các thành phần này hiệp đồng với nhau, mang lại tác dụng toàn diện, đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín: Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo.

☛ Chi tiết: Thông tin về sản phẩm Khương Thảo Đan

Thực hiện bài tập giảm đau tay

Thực hiện các bài tập này là một cách dễ dàng và đơn giản để giúp khớp cổ tay của bạn được linh hoạt, từ đó giúp giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động của cổ tay. Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 7 động tác đơn giản có thể thực hiện tại nhà hay bất cứ nơi nào.

1 – Động tác Nắm tay. Bạn có thể thực hiện động tác này bất cứ khi nào bạn cảm thấy bị cứng khớp cổ tay.

Cách thực hiện:

  • Duỗi thẳng các ngón tay ở bàn tay trái ra;
  • Từ từ uốn cong bàn tay thành nắm đấm, đặt ngón tay cái ở bên ngoài bàn tay. Chỉ cần nắm chặt vừa đủ chứ không cần bóp mạnh.
  • Mở bàn tay của bạn trở lại như ban đầu.

Thực hiện động tác 10 lần với tay trái. Sau đó lặp lại toàn bộ với tay phải.

2 – Động tác Bẻ cong ngón tay.

Cách thực hiện:

  • Duỗi thẳng các ngón tay và bàn tay trái như động tác 1
  • Gập ngón tay cái về phía lòng bàn tay. Giữ trong vài giây rồi duỗi thẳng.
  • Sau đó gập ngón trỏ tương tự ngón cái. Giữ trong vài giây rồi duỗi thẳng.
  • Thực hiện tiếp tục với các ngón tay còn lại, gồm: ngón giữa, ngón đeo nhẫn, ngón út.

Sau khi thực hiện xong tay trái, lặp lại toàn bộ trình tự trên ở bên tay phải.

3 – Động tác Uốn cong ngón tay cái.

Cách thực hiện:

  • Duỗi thẳng ngón tay và bàn tay trái
  • Gập toàn bộ ngón tay cái vào trong, về phía lòng bàn tay
  • Dùng ngón tay cái kéo dài phần dưới cùng của ngón út (khớp gốc ngón út). Nếu bạn không thể, bạn chỉ cần duỗi ngón tay cái hết mức có thể.
  • Giữ vị trí trong một hoặc hai giây, sau đó đưa ngón tay cái trở lại vị trí bắt đầu.

Lặp lại 10 lần. Sau đó thực hiện động tác với tay phải.

4 – Động tác tạo chữ O.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu với bàn tay trái và các ngón tay duỗi thẳng.
  • Cong tất cả các ngón tay lại vào phía trong cho đến khi chúng chạm nhau. Các ngón tay phải tạo thành hình chữ O.
  • Giữ tư thế trong vòng vài giây rồi duỗi thẳng bàn tay trở lại.

Lặp lại động tác với tay bên phải.

5 – Động tác Gập bàn tay.

Cách thực hiện:

  • Đặt cạnh ngón út của bàn tay trái lên bàn, ngón cái hướng lên trên, các ngón tay duỗi thẳng.
  • Giữ nguyên ngón tay cái
  • Uốn cong 4 ngón tay còn lại vào phía trong cho đến khi tay của bạn tạo thành hình chữ “L”
  • Giữ tư thế trong vài giây rồi duỗi thẳng các ngón tay về vị trí ban đầu.

Thực hiện động tác 10 lần với tay trái, sau đó thực hiện tương tự với tay phải.

6 – Động tác Nâng ngón tay.

Các thực hiện:

  • Đặt bàn tay trái lên mặt bàn, lòng bàn tay hướng xuống dưới
  • Nâng ngón tay cái lên khỏi mặt bàn trong 1-2 giây rồi hạ xuống
  • Tiếp tục nâng ngón tay trỏ trong 1-2 giây rồi hạ
  • Thực hiện tiếp tục với các ngón còn lại

Sau khi thực hiện xong với tay trái, hãy lặp lại toàn bộ trình tự với tay phải.

7 – Động tác Căng cổ tay.

 

Cách thực hiện:

  • Giơ cánh tay phải ra phía trước, lòng bàn tay hướng xuống dưới
  • Dùng tay trái đặt phía sau mu bàn tay phải, từ từ kéo bàn tay phải về phía mình cho đến khi cảm thấy một lực kéo nhẹ ở cổ tay và cánh tay.
  • Giữ nguyên tư thế trong vài giây.

Thực hiện kéo 10 lần ở tay phải. Sau đó làm tương tự với tay trái.

Chữa đau khớp cổ tay theo dân gian

Bài thuốc xoa bóp. Công dụng: giảm đau khớp, chống viêm, hoạt huyết, tán ứ.

Các vị thuốc: kê huyết đằng, xuyên khung, bạch chỉ, tế tân, nhục quế, thiên niên kiện, thạch xương bồ, hoa hồi, trần bì mỗi vị 10g. Thái nhỏ cho vào chai thủy tin, đổ ngập rượu để ngâm trong 5 ngày. Sau 5 ngày là có thể dùng được.

Sử dụng: Ngày 2-3 lần lấy bông chấm thuốc, xoa bớp vào khớp cổ tay bị đau.

Các bài thuốc đắp: Có thể dùng 1 trong 2 bài sau:

  • Bài 1: vỏ cây gạo một lượng vừa đủ, thái phiến. Cho vào cối giã nhỏ, trộn vào một chút đồng tiện, sao nóng rồi đắp vào khớp cổ tay, băng lại. Ngày 1 lần, tối 1 lần. Chú thích: Đồng tiện là nước tiểu của trẻ em, thường là của bé trai dưới 12 tuổi, khỏe mạnh.
  • Bài 2: lá cây gấc và lá cây đinh lăng, lấy 2 lượng bằng nhau, giã nhỏ, sao rượu, đắp tại chỗ băng lại.
Lá cây đinh lăng

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Không một chế độ ăn cụ thể nào được chứng minh là có thể chữa khỏi bệnh đau khớp cổ tay. Tuy nhiên, việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sẽ giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt, ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính (trong đó có các bệnh lí xương khớp), cũng như cảm giác khỏe mạnh và hạnh phúc.

Đối với hệ thống xương khớp nói riêng, dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương, sụn, chất hoạt dịch, độ dẻo dai của gân,… Dưới đây là một chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp bạn có thể chú ý bổ sung vào chế độ ăn uống của mình

  • Axit béo omega-3 có ích trong việc chống lại chứng viêm – là một trong những nguyên nhân gây đau khớp cổ tay. Nó được tìm thấy trong: cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu, cá trích, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành nguyên trái luộc,…
  • Canxi. Cần thiết để giữ cho xương khỏe mạnh. Nó cũng giúp kiểm soát cơ bắp và lưu thông máu. Canxi được tìm thấy trong: sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua; ngũ cốc dinh dưỡng; đậu nành nguyên trái luộc; rau xanh sẫm như rau bina, cải xoăn, rau muống; sữa đậu nành hoặc hạnh nhân,…
  • Vitamin D. Cơ thể bạn cần vitamin D để hấp thụ canxi từ thức ăn. Bạn có thể nhận được vitamin D khi phơi nắng và nó cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, sữa bổ sung vi chất, lòng đỏ trứng, ngũ cốc dinh dưỡng,…
  • Vitamin C. Rất hữu ích trong việc làm giảm nguy cơ bị viêm khớp và duy trì các khớp khỏe mạnh. Bạn có thể nhận vitamin C từ: cam, bưởi, chanh, dâu tây, xoài, dứa, ớt chuông, rau xanh,…
  • Anthocyanins. Là một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây màu đỏ và tím. Anthocyanins rất hữu ích trong việc giảm mức độ protein phản ứng C – một dấu hiệu của chứng viêm.
  • Polyphenol. Cũng là một chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm viêm khớp và làm chậm quá trình phân hủy sụn. Nó cũng giúp cải thiện sức mạnh của xương và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể thấy chất này trong: các loại trà (trà xanh, trà đen, trà ô long), bột lá trà xanh.
  • Sulforaphane. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chất này có khả năng ngăn chặn hoạt động của các enzym phá hủy sụn và chống viêm. Chúng được tìm thấy trong: các loại rau họ cải như cải bắp, cải xanh, súp lơ xanh, cải Brussels, cải xoăn,…
  • .v.v.

Lưu ý về chế độ ăn uống: Bạn nên ăn một chế độ đa dạng các loại thực phẩm từ 5 nhóm nhóm thực phẩm chính với số lượng được khuyến nghị. Nếu chỉ ăn các loại thực phẩm mà mình thích, bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Ngoài ra, để hấp thu được chất dinh dưỡng, bạn cũng nên:

  • Dành thời gian để ăn. Không nên ăn uống vội vàng, không vừa làm việc vừa ăn hoặc ăn bữa giữa những công việc khác.
  • Cắt giảm đồ ăn vặt
  • Kiềm chế ăn uống theo cảm xúc bởi ăn uống vô độ gây ra rất nhiều tác hại.

☛ Chi tiết: Ăn gì và kiêng gì khi bị đau nhức xương khớp?

Kết luận

Đau khớp cổ tay có thể làm gián đoạn cuộc sống và công việc hằng ngày của bạn. Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà một thời gian mà không thấy hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm, từ đó giúp ngăn ngừa những tổn thương vĩnh viễn.

Để được tư vấn thêm về các bệnh lí xương khớp, bạn có thể gọi tới số: 18001156 ( miễn cước ) kể cả thứ 7 và chủ nhật.

Bài viết liên quan