Khi tình trạng thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng, các phương pháp điều trị thông thường không còn hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phẫu thuật. Nhưng đa số bệnh nhân chưa hiểu hết, nắm rõ được lợi ích và tác hại của phương pháp này. Để hiểu rõ hơn mời các bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây
1. Tổng quan về phẫu thuật thoái hóa cột sống
Phẫu thuật thoái hóa cột sống là phương pháp mổ xâm lấn nhằm loại bỏ khối thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức. Tùy vào mức độ nghiêm trong của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay thế một phần hay toàn bộ đĩa đêm hoặc phẫu thuật điều chỉnh cột sống tư thế ban đầu, phục hồi phân xương khớp bị thương.
Trước khi thực hiện phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang, MBI. Dựa vào kết quả xét nghiệm thu được, kết hợp với một số thông tin về nguyên nhân gây tổn thương, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc xem bạn có đủ điều kiện để phẫu thuật hay không.
Cũng như các phương pháp điều trị khác, phẫu thuật cũng chỉ có tác dụng phục hồi chức năng bị suy giảm của cơ thể, làm giảm các biến chứng và đưa đốt sống trở về với trạng thái gần nhất ban đầu. Vì vậy, thực hiện phẫu thuật bệnh thoái hóa cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh nhưng nó sẽ giúp hạn chế được nguy cơ mất khả năng vận động và kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra.
2. Trường hợp nào nên thực hiện phẫu thuật thoái hóa cột sống?
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật này chỉ được được áp dụng với những trường hợp tình trạng bệnh đã tiến triển nghiêm trọng, khi mà người bệnh đã trải qua các phương pháp điều trị khác nhưng không có hiểu quả.
Hầu hết những bệnh nhân mắc thoái hóa cột sống đều có suy nghi sai lầm, cho rằng cứ thực hiện phẫu thuật (mổ) là có thể giải quyết triệt để căn bệnh về cột sống của mình. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Phẫu thuật chỉ giúp làm giảm đau, thậm chí người bệnh có thể đối mặt với biến chứng, các cơn đau nhức cột sống hoàn toàn có thể bị tái phát nếu bạn sinh hoạt không khoa học.
Không phải ai cũng có thể thực hiện phẫu thuật thoái hóa cột sống. Chỉ những trường hợp bệnh tình nghiêm trọng,gây biến chứng nguy hiểm mới có thể thực hiện biện pháp này. Những trường hợp bệnh nhân cụ thể nên thực hiện phẫu thuật là:
- Người bệnh phải chịu đựng những cơn đau kéo dài dai dẳng, khi áp dụng các biện pháp điều trị khác đều không có tác dụng, mức độ đau tăng nặng hơn.
- Tình trạng bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, làm cho tay chân tê yếu, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng teo cơ.
- Chèn ép lên tủy sống, ống sống của cơ thể.
- Bệnh có dấu hiệu biến chứng thành thoát vị đĩa đệm, chèn ép lên rễ dây thần kinh, hạn chế khả năng vận động của cơ thể.
-
Cột sống bị biến dạng, gây vẹo cột sống
3. Những phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống phổ biến hiện nay
Phẫu thuật cắt bỏ gai xương
Gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng được hình thành do sự tổn thương tại bề mặt khớp gây cản trở, chèn ép các mô xung quanh gây đau đớn cho người bệnh.
Cắt bỏ gai cột sống là một biện pháp điều trị ngoại khoa, bác dĩ sẽ loại bỏ những gai xương, tái tạo lại hình dạng cột sống bình thường, giảm bớt các cơn đau. Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân có thể sinh hoạt và vận động bình thường.
Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống
Phương pháp phẫu thuật này thực hiện ở cột sống thắt lưng. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một lớp mỏng phần phía sau của đốt sống – khu vực hình thành xương gai, giúp làm rộng ống sống và tạo ra nhiều khoảng trống cho tủy sống, dây thần kinh.
Phẫu thuật giúp tạo khoảng không gian giữa 2 đốt sống kế nhau làm giảm triệu chứng hẹp cột sống, từ đó giảm sức ép lên đĩa đêm và các cơ quan lân cận. Sau phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân cải thiện đáng kể chức năng của cột sống, giảm đau, tê buốt, khă năng thực hiện các sinh hoạt hàng ngày bình thường.
Phẫu thuật cố định cột sống
Phương pháp phẫu thuật này được áp dụng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, cột sống có triệu chứng biến dạng. Bác sĩ sẽ cố định hai hoặc nhiều đốt sống liền kề bằng các hàn nối từ các mảnh ghép xương. Sau đó, các cột sống được cố định lại bằng ốc vít và kim loại.
Phương pháp phẫu thuật này mang lại hiểu quả cao trong việc nắn chỉnh lại hình dạng ban đầu của cột sống, giúp người bệnh đẩy lùi cơn đau cột sống, ngừa viêm tấy. Đồng thời, người bệnh có thể vận động và di chuyển tiện lợi hơn.
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm
Cắt bỏ đĩa đệm là phương pháp loại bỏ mảnh đĩa đệm bị thoái bị và chèn ép vào rễ thần kinh cột sống. Phẫu thuật được thực hiện thông qua thủ thuật mổ mở. Loại bỏ nhanh mảnh khối thoái bị qua thiết bị vi thể và qua mộ vết rạch nhỏ. Đối với những ca bệnh thích hợp sẽ cắt bỏ đĩa đêm, thực hiện bằng nội soi qua da.
Phẫu thuật cấy miếng đệm gian mỏm gai
Phương pháp cấy miếng đệm gian mỏm gai mới được sử dụng để điều trị thoái hóa cốt sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng theo phương pháp này. Phương pháp này được áp dụng đối với các bệnh nhân thoái hóa không nghiêm trọng, vẫn ở giai đoạn đầu khi các mỏng gai có kích thước nhỏ. Nếu cơn đau xuất hiện thì phương pháp này không có hiệu quả.
Bác sĩ sẽ tiến hành cấy các miếng đệm vào giữa các đốt sống để làm giảm bớt triệu chứng đau nhức do bệnh gai cột sống gây ra.
Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo
Đốt sống nhân tạo được thay thế khi đốt sống của cơ thể bị mất chức năng. Đốt sống nhân tạo được làm từ chất liệu đặc biệt, đảm bảo thích ứng với cơ thể về mặt sinh học và chức năng, cho phép tồn tại lâu dài trong cơ thể. Sau khi thay thế, chức năng của cột sống được khôi phục và người bệnh có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo
Thay thế địa đệm nhân tạo là phương pháp mới tương tự như phương phát thay đốt sống nhân tạo. Đĩa đệm nhân tạo là một miếng ghép được dùng để thay thế đĩa đệm bị tổn thương và không có khả năng phụ hồi. Bằng cách cắt bỏ đĩa đệm bị mòn và đưa đĩa đệm nhân tạo vào gian giữa 2 đốt sống thắt lưng liền kề.
Phương pháp này giữ cho vận động cột sống bình thường, giảm áp lực lên bề mặt khớp và duy trì đường cong tự nhiên của cột sống.Thời gian phục hồi của người bện sau khi thực hiện phẫu thật là 6 tháng. Do đó, chăm sóc tốt bản thân là rất quan trọng, khi xương bắt đầu thoái hóa, nó không thể trở về như ban đầu. Điều trị sớm là rất cần thiết.
4. Một số lưu ý sau phẫu thuật cột sống
ca phẫu thuật, bạn cần phải có một khoảng thời gian dài nghỉ ngơi, ăn uống và luyện tập để nhanh chóng phục hồi vết mổ và lấy lại sự vận động bình thường cho các khớp. Theo các bác sĩ, người bệnh vừa thực hiện mổ cột sống nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách để giúp vết mổ nhanh lành, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
Chế độ ăn uống
Sau mổ người bệnh nên ăn thức ăn mềm để cơ thể dễ tiêu hóa, nên tránh ăn các thực phẩm chiên xào nhiều dầu sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Người bệnh sau phẫu thuật cũng không cần phải có chế độ kiêng khem đặc biệt, song vẫn cần phải có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe cơ thể, giúp vết mổ nhanh lành.
☛ Những loại thực phẩm nên bổ sung:
- Thực phẩm giàu canxi: trứng, sữa,…
- Omega-3: có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu,…
- Vitamin A,D,C: Các loại trái cây tươi và rau củ
- Chất xơ: Các loại rau xanh điển hình tốt cho người mắc bệnh xương khớp là bông cải xanh, cần tây, cải bó xôi, dưa chuột,…
☛ Thực phẩm nên tránh:
- Tránh ăn rau muống, trứng,… vì chúng có thể gây sẹo lồi, sẹo loang làm mất tính thẩm mỹ
- Không nên sử dụng chất kích thích, các loại đồ ăn nhanh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục.
Chế độ nghỉ ngơi, vận động
- Sau phẫu thuật cần nghỉ ngơi tại bệnh viện 1 – 2 tuần để bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục và điều trị các biến chứng nếu có.
- Sau khi mổ không nên vận động nhiều nhưng cũng đừng nằm quá lâu trên giường bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến vết mổ. Người bệnh cần vận động nhẹ nhàng để xương khớp nhanh hồi phục.
- Sau 1 tuần, người bệnh cần phải được nghỉ ngơi tại giường, không nằm võng và đệm quá mềm, hạn chế vận động. Khi được ra viện và hồi phục tại nhà, người bệnh vẫn cần phải trang bị cho cơ thể các thiết bị hỗ trợ phục hồi như nẹp gỗ nếu mổ vùng cổ, đai lưng nếu phẫu thuật thắt lưng.
- Sau khoảng 3 tháng, vết mổ có thể đã lành nhưng cột sống có thể chưa hoàn toàn hồi phục do đó người bệnh vẫn cần phải nghỉ ngơi tại nhà. Không nên hoạt động mạnh, bê vác đồ, nhón chân để với đồ, hạn chế va chạm,… Đặc biệt lưu ý rằng không nên quan hệ tình dục sau 3 tháng khi mổ.
- Từ tháng thứ 4 trở đi, người bệnh nên tham gia một số môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh,… nên đặc biệt nhẹ nhàng, đi chậm, nếu thấy đau thì dừng lại. Người bệnh tuyệt đối tránh các môn vận động mạnh nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến vết mổ. Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không nôn nóng, không nản lòng thì mới có hiệu quả tốt nhất.
- Ngoài ra, trong quá trình hồi phục tại nhà, người bệnh cần chủ động chăm sóc sức khỏe cơ thể, nên giữ gìn xương khớp để tránh bệnh có thể tái phát.
- Tất cả các hoạt động như xoay cổ, vặn mình,… nên tránh khi cơ thể chưa hồi phục.
- Người bệnh nên sử dụng gối cao vừa đủ, không mềm không cứng để giúp cột sống nhanh chóng hồi phục.
- Sau khi được về nhà nghỉ ngơi, bệnh nhân nên theo dõi cơ thể, thăm khám định kỳ để có thể phát hiện những biến chứng có thể xảy ra.
- Có biểu hiện bất thường cần báo ngay cho bác sĩ tránh những biến chứng sau mổ