Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn như thế nào?

Diện chẩn là phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ mà trong đó người bệnh không cần dùng thuốc vẫn có thể làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn qua bài viết dưới đây.

1. Diện chẩn chữa thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Diện chẩn là một trong số các biện pháp giúp người bệnh phòng và chữa trị các bệnh về xương khớp như: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống cổ, lưng,… Điểm khác biệt nổi bật của phương pháp này là không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật.

Diện chẩn là tên gọi rút ngắn của phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Phương pháp này được nhà nghiên cứu Y học dân tộc GS.TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo cách đây 30 năm. Nó được xem là một phương pháp điều trị Y học bổ sung được kế thừa từ sự kết hợp của y học cổ truyền, triết học phương Đông và y học phương Đông.

Diện chẩn là phương pháp chữa thoái hóa sống cổ không dùng thuốc hay phẫu thuật

Phương pháp diện chẩn chữa thoái hóa đốt sống cổ hoạt động dựa trên nguyên tắc phản xạ thần kinh đến da mặt và toàn thân. Cụ thể là tác động lực trực tiếp vào Sinh Huyệt và Đồ hình phản chiếu để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó, Sinh Huyệt là các huyệt vị nhạy cảm bị tổn thương do bệnh, còn Đồ hình phản chiếu là vùng tương ứng với vị trí bị thoái hóa.

Khi tiến hành diện chẩn để trị bệnh, thầy thuốc sẽ sử dụng các kỹ thuật day, ấn, xoa, cào, lăn… để tác động trực tiếp một lực vừa đủ lên huyệt đạo của người bệnh. Từ đó, hệ thống tuần hoàn máu của người bệnh được khai thông, kích thích máu lưu thông đến các bộ phận trong cơ thể bao gồm xương khớp và các tế bào cơ. Từ đó cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp vùng cổ, vai gáy, cánh tay.

Với ưu điểm là không sử dụng thuốc hay phẫu thuật, diện chẩn là phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ khá an toàn. Người bệnh hoàn toàn có thể an tâm áp dụng điều trị bằng phương pháp diện chẩn trong thời gian dài không gây tác dụng phụ.

➤ Bài viết liên quan: Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

2. Ưu – Nhược điểm của chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn

Mỗi phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ đều có những ưu nhược điểm riêng, song chúng đều hướng đến mục đích chung là làm giảm triệu chứng, kiểm soát tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Dưới đây là một số ưu-nhược điểm của phương pháp diện chẩn trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:

Ưu điểm

An toàn, không gây tác dụng phụ: Ưu điểm đầu tiên phải kể đến của phương pháp diện chẩn là sự an toàn mà nó mang lại. Do không sử dụng thuốc hay can thiệp phẫu thuật, nên diện chẩn là phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ khá an toàn. Người bệnh hoàn toàn có thể an tâm điều trị trong thời gian dài không cần lo lắng đến tác dụng phụ hay tình trạng nhờn thuốc

Lưu thông tuần hoàn máu: Thoái hóa đốt sống cổ khiến các gai xương phát triển, chèn ép vào các mạch máu tại vị trí này dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Mạch máu bị tắc nghẽn gây nên các triệu chứng điển hình là đau mỏi cổ, đau nhức vai gáy, cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Phương pháp diện chẩn tác động lực trực tiếp lên vùng cổ giúp – nới khí huyết lưu thông giúp khai thông sự tắc nghẽn, từ đó kích thích tuần hoàn máu lưu thông.

Giảm đau hiệu quả: Việc tác động trực tiếp lên các huyệt vị bằng một lực vừa phải giúp giảm đau hiệu quả, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng hơn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh: Số liệu thống kê cho thấy, những người áp dụng phương pháp diện chẩn làm giảm nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ lên đến 80%. Tỷ lên này còn có thể tăng khi người bệnh kết hợp ăn uống với lối sống sinh hoạt khoa học, tuân theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ.

Tăng cường sức đề kháng: Bên cạnh tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh, phương pháp diện chẩn còn hỗ trọ quá trình thải độc, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho người bệnh trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Tiết kiệm chi phí: Phương pháp chữa bệnh bằng diện chẩn có chi phí khá thấp và gần như mọi đối tượng đều có thể thực hiện.

Nhược điểm

Phương pháp diện chẩn không thể điều trị khỏi hoàn toàn được thoái hóa đốt sống cổ. Đây chỉ là cách khắc phục đau nhức tạm thời. Do diện chẩn chỉ tác động đến các huyệt đạo, chưa thể tác động vào sâu bên trong cơ thể nên đây chỉ là cách giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng chứ không thể kiểm soát hoàn toàn được bệnh. Vì vậy, việc áp dụng diện chẩn chữa thoái hóa đốt sống cổ chỉ phù hợp với người đang muốn cải thiện triệu chứng đau nhức, co cứng cơ.

Như đã nói ở trên, diện chẩn chữa thoái hóa đốt sống cổ chỉ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Vì vậy muốn tăng hiệu quả điều trị cần kết hợp thêm những phương pháp điều trị khác.

Ngoài ra, phương pháp này chỉ hiệu quả khi thực hiện trong một khoảng thời gian dài nhất định, vì vậy đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì điều trị để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Mức độ hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.

Chống chỉ định với phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.

3. Phác đồ điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn

Phác đồ 1

Phác đồ 1 là phác đồ cơ bản dành cho mới phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, khi các triệu chứng mới chớm nở ở mức độ đau nửa đầu, nhức mắt, co cứng vùng cơ ở cổ gáy.

Ngoài ra, chia phác đồ 1 thành 5 ngày theo thứ từ từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng giúp người bệnh dễ dàng cải thiện được những triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Phác đồ 1 dùng cho bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ kèm theo triệu chứng đau nửa đầu, nhức mắt, cổ gáy co cứng.

Ngày đầu tiên

  • Người bệnh được tác động lên vùng đầu bằng cách dùng tay hoặc dụng cụ cào nhẹ lên da đầu, vạch ra 6 vùng phản chiếu.
  • Tiếp đó, bác sĩ vạch sẽ vạch đồ hình trên dầu, sau đó dùng cây cào cào xuôi từ đỉnh đầu xuống gáy.
  • Bác sĩ dùng tay để day ấn các huyệt đạo: 34, 124, 103, 106, 16.
  • Bác sĩ tiếp tục day ấn đồng thời hết hợp phương pháp hơ điếu ngải cứu ở gót chân, nắm tay, sau đó lăn quanh khu vực đầu gối.

Ngày thứ 2

  • Ngày thứ 2 thực hiện tương tụ như ngày thứ nhất. Ngoài ra làm thêm vạch, hơ 2 cung mày, lăn 2 bên thắt lưng, vạch 2 bên bả vai và lăn xuống tay.
  • Tiếp đó, bác sĩ sẽ day và ấn thêm bộ thông nghẽn gồm các huyệt: 26, 61, 3, 14, 19, 275.
  • Sau đó vạch cánh tay trên mặt và trên đầu.
  • Cuối cùng, dùng điếu ngải cứu hơ từ bả vai dọc xuống cánh tay, vạch kỹ phần cổ tay, đẩy ra các kẽ ngón tay và lăn các ngón tay.

Ngày thứ 3

  • Người bệnh cũng sẽ được lăn phác đồ tương tự của ngày 1 nhưng sẽ được lăn thêm bộ mềm cơ: 26, 61, 17, 51, 312, 8,  26, 61, 17, 51, 312.
  • Bác sĩ thực hiện day đồng thời hơ từ cổ, hai vai vùng gáy đến vùng xương cụt. Sau đó vạch lăn từ cổ gáy cho đến phần vai và xuống tới tay.
  • Day ấn bộ tiêu ưu bướu gồm các huyệt: 41, 143, 19, 127, 37, 38, 312, 85.
  • Ấn bổ âm huyết gồm các huyệt: 22, 127, 63, 113, 7, 17, 64, 50, 1, 290, 37, 8, 312, 0.

Ngày thứ 4

  • Tương tự như phác đồ của ngày thứ nhất, bệnh nhân được sử dụng cây cào cào đầu cùng với gõ và vạch đồ hình đầu để vạch ra 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết.
  • Tiếp đó day hơ bộ ổn định thần kinh gồm các huyệt: 34, 124, 103, 106.
  • Day ấn bộ thông nghẽn gồm các huyệt: 26, 61, 3, 19, 14, 275.
  • Vạch các phản chiếu gáy được thực hiện trên đầu và mặt, vạch 2 cung mày và ấn đường.
  • Người bệnh sẽ được hơ kỹ tại cùng cổ tay cho tới đỉnh nắm tay.
  • Cuối cùng vạch xuôi ở mu bàn tay, đẩy tới kẽ ngón tay và lăn từ từ tại ngón tay. Cổ tay sẽ được vạch và hơ khá kỹ.

Ngày thứ 5

  • Day và dùng điếu ngải cứu hơ vào các huyệt: 26, 61, 3, 14, 5, 17, 39, 50.
  • Thực hiện vạch hai cung mày, sau đó lăn kỹ hai bả vai, cánh tay và lưng.
  • Nếu bệnh nhân còn cảm giác nhức tay, các bác sĩ sẽ chỉ định day ấn thêm bộ nhức gồm các huyệt: 39, 45, 300, 0, 65, 34.

Các ngày tiếp theo: Thực hiện chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn theo phác đồ ngày thứ ba cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Lưu ý: Người bệnh cần thực hiện phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn 10 ngày liên tục, sau đó mỗi tuần chữa 3 buổi.

Phác đồ 2

Phác đồ 2 áp dụng cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ C5-6, vai phải, vai trái, khó chịu, khó ngủ, gáy hơi bị tê mỏi

Phác đồ 2 được áp dụng cho những đối tượng cụ thể hơn bao gồm: người bị thoái hóa đốt sống cổ C5-C6, những người có triệu chứng đau nhức vai trái, vai phải, cơ thể thường bị khó chịu, gáy hơi tê mỏi, ngoài ra còn khó ngủ. Lúc này, bệnh nhân có thể thực hiện phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn như sau:

Ngày đầu tiên và 4 ngày tiếp theo

  • Người bệnh có thể dùng cây cào thực hiện cào đầu, gõ, vạch đồ hình đầu.
  • Áp dụng thực hiện vạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết.
  • Tiếp theo, bão sĩ sẽ day ấn và hơ bộ thần kinh gồm các huyệt: 124, 103, 106, 34.
  • Thực hiện day ấn bộ thông nghẽn gồm các huyệt: 26, 61, 3, 19, 14, 275.
  • Vạch các phản chiếu gáy trên đầu và mặt.
  • Vạch hơ 2 cung mày, sau đó thực hiện ấn đường.
  • Người bệnh thực hiện vạch và hơ kỹ vùng quanh cổ tay; vạch xuôi mu bàn tay, đẩy kẽ ngón tay và lăn ngón tay.
  • Cách làm này áp dụng liên tục cho 4 ngày tiếp theo.

Ngày thứ năm

  • Bệnh nhân sẽ được day và hơ vào các huyệt gồm: 3, 61, 26, 14, 5, 50, 17.
    Vạch kỹ 2 cung mày, đồng thời lăn kỹ hai bả vai, hai cánh tay và lưng.
    Trong trường hợp người bệnh còn cảm giác nhức tay, người bệnh nên được ấn thêm bộ nhức gồm các huyệt: 34, 65, 0, 39, 45.
    Tương tự như phác đồ 1, người bệnh cần thực hiện liên tiếp các thao tác trên trong 10 ngày.

Các ngày tiếp theo: Thực hiện chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn theo phác đồ ngày thứ ba cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Lưu ý: Người bệnh cần thực hiện phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn 10 ngày liên tục, sau đó mỗi tuần chữa 3 buổi.

Diện chẩn chữa thoái hóa đốt sống cổ mang đến nhiều tác dụng điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng sẽ có những hạn chế nhất định, vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trong quá trình thực hiện.

4. Lưu ý khi áp dụng phương pháp diện chẩn

Để đạt hiệu quả tốt hơn trong việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần lưu ý một số điều khi áp dụng phương pháp diện chẩn như sau:

  • Trong quá trình chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp diện chẩn, người bệnh không nên vận động quá mạnh, đặc biệt là hạn chế chạy. Vì khi vận động quá sức khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, nguy hiểm hơn có thể gây ra những biến chứng về sau.
  • Sửa tư thế làm việc cho đúng để không ảnh hưởng đến cột sống cổ. Cụ thể đối với dân văn phòng: không ngồi gù lưng, gác chân, hay cúi mặt sát vào màn hình máy tính. Đối với người lao động nặng nhọc, tránh bê vác đồ vật quá tải trọng, đặc biệt là đặt chúng lên cổ, vai hoặc đầu.
Nên ngồi làm việc đúng tư thế giúp bảo vệ cột sống và ngăn ngừa bệnh lý thoái hóa
  • Thay đổi ngay các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến cột sống cổ như: đột ngột bẻ cổ, nghe điện thoại bằng cách kẹp điện thoại vào giữa vai và tai, nằm ngủ một tư thế, gối đầu quá cao,…
  • Nghỉ ngơi hợp lý, xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng, khoa học, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để giúp nuôi dưỡng và giữ cho xương khớp chắc khỏe.
  • Kết hợp luyện tập các bài thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của cột sống cổ để các đốt sống cổ được hoạt động, tránh tình trạng căng cứng khớp, mất đường cong sinh lí.
  • Ngoài thực hiện phương pháp diện chẩn chữa thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh có nên kết hợp thêm các liệu pháp điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Người bệnh cần theo dõi tiến triển của bệnh, trường hợp nếu như các dấu hiệu của bệnh không thuyên giảm hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường, cần báo lại ngay với bác sĩ để ngưng diện chẩn, tìm phương pháp điều trị mới để khắc phục kịp thời tình trạng bệnh.

➤ Đọc thêm: Thoái hóa đốt sống cổ ăn gì kiêng gì

Trên đây là những thông tin chia sẻ về phương pháp diện chẩn chữa thoái hóa đốt sống cổ. Hy vọng với những thông tin và chúng tôi đã chia sẻ trên, những người đang có thắc mắc về phương pháp này sẽ hiểu được diện chẩn là như thế nào, từ đó có thể lựa chọn được liệu pháp diện chẩn phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Bài viết liên quan