Đau khớp gối trái hoặc phải có nguy hiểm không? Cảnh báo căn bệnh gì?

Đau khớp gối là nguyên nhân chính gây ra các hạn chế về chức năng, thậm chí tàn tật ở người lớn tuổi. Vậy đau khớp gối phải hoặc trái có nguy hiểm không, đây là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan

Cho dù bạn đang đi bộ, chạy, đá bóng, đi lên cầu thang, hay chỉ đơn giản là đứng lên, đầu gối của bạn cũng đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng đôi khi thực hiện những hành động này bạn lại cảm thấy đau đớn, nhức mỏi; cơn đau có thể xuất hiện ở bên khớp gối trái hoặc khớp gối phải, hoặc cả hai bên đầu gối.

Cơn đau có thể từ nhẹ tới nặng, đau nhói dữ dội hoặc âm ỉ, kèm theo đó có thể là một số triệu chứng như:

  • Sưng tấy
  • Cứng khớp
  • Đỏ hoặc ấm khi chạm vào
  • Không có khả năng mở rộng hoàn toàn hoặc uốn cong đầu gối
  • Cảm giác không ổn định ở đầu gối
  • Có tiếng ồn khi chuyển động khớp
  • Không có khả năng chịu trọng lượng trên đầu gối, đặc biệt là sau khi hoạt động gắng sức
  • .v.v.
Đau nhức khớp gối có thể chỉ xuất hiện ở một bên, trái hoặc phải; hoặc cả hai khớp cùng một lúc (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân đau đầu gối phải hoặc trái

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây đau đầu gối một bên (trái, phải) hoặc cả hai bên.

Chấn thương

Đầu gối là một trong những bộ phận thường bị chấn thương nhất. Các chấn thương ở đầu gối thương là do lực vặn, uốn cong hoặc một lực đánh trực tiếp lên, ví dụ như do chơi thể thao, té ngã hay tai nạn.

Các loại chấn thương đầu gối thường gặp là:

  • Bong gân
  • Căng cơ
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Trật khớp
  • Gãy xương
  • Rách sụn chêm
  • .v.v.

Tất cả các loại chấn thương trên đều có thể gây ra đau đầu gối trái hoặc phải, hoặc cả hai bên. Tùy thuộc vào việc bạn bị chấn thương như thế nào. Tuy nhiên, thông thường bạn chỉ bị chấn thương và đau một bên khớp gối.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một chứng rối loạn viêm, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tự tấn công nhầm vào các mô của chính cơ thể. Không giống như tổn thương do thoái hóa khớp gây mòn, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của khớp, gây sưng đau, cuối cùng dẫn đến bào mòn xương và biến dạng khớp.

Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp đối xứng, vì thế nó thường xảy ra ở cả hai khớp cùng một lúc, chẳng hạn: hai đầu gối (gây đau khớp gối ở cả hai bên trái và phải), hai khớp vai, hai khớp cổ tay, hai khớp mắt cá, hai khớp cùi chỏ,…

Tính đối xứng là yếu tố quyết định chính trong chẩn đoán căn bệnh tự miễn này. Tuy nhiên, một số người có thể không có các triệu chứng đối xứng khi bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm xươngg khớp, là một trong những loại viêm khớp phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi lớp đệm giữa các xương, gọi là sụn, bị hao mòn và phá vỡ theo thời gian. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, nhưng các khớp thường bị ảnh hưởng nhất là: tay, ngón tay, đầu gối, hông, cột sống cổ hoặc lưng dưới,…

Viêm xương khớp là một dạng bệnh không viêm do hao mòn, vậy nên nó thường chỉ tạo ra triệu chứng đau ở một bên khớp, chẳng hạn như đau khớp gối bên phải hoặc đau khớp gối bên trái.

Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp ảnh hưởng đến những người bị mắc bệnh vẩy nến. Thông thường, bệnh nhân sẽ bị bệnh vẩy nến đầu tiên, sau đó một số người có thể gặp thêm tình trạng viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh khớp cũng có thể bắt đầu trước khi các mảng vảy nến xuất hiện.

Viêm khớp vảy nến có thể xảy ra ở đầu gối, ngón tay, cột sống,… Gây đau nhức từ tương đối nhẹ đến nặng. Trong cả bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến, các đợt bùng phát bệnh có thể xen kẽ với các giai đoạn thuyên giảm.

Viêm khớp vảy nến có thể gây ra các triệu chứng đau đối xứng hoặc không đối xứng. Nhưng thông thường, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng không đối xứng, tức là nếu bệnh xảy ra ở đầu gối, thì thường sẽ chỉ đau khớp phải hoặc khớp gối trái.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn hay viêm khớp phản ứng là một dạng viêm khớp xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus lây lan đến khớp hoặc chất lỏng xung quanh khớp (bao hoạt dịch). Ở những người trẻ tuổi có quan hệ tình dục không an toàn, bệnh thường do vi khuẩn lậu cầu Neisseria gonorrhoeae gây ra; với người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, bệnh thường do tụ cầu vàng.

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường chỉ xảy ra ở một khớp, chẳng hạn như khớp gối trái hoặc khớp gối phải, một bên khớp hông hay vai,…

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra ở một bên khớp và có thể gây đau khớp gối trái hoặc phải (Ảnh minh họa)

Bệnh gút

Bệnh gút là một loại viêm khớp, xảy ra khi có các tinh thể nhỏ hình thành bên trong và xung quanh khớp, gây đau đớn và sưng tấy. Các triệu chứng của bệnh gút luôn xảy ra đột ngột và thường xuyên vào ban đêm. Cơn đau thường nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên, sau đó giảm dần nhưng vẫn có một số cảm giác khó chịu kéo dài trong vài ngày đến vài tuần.

Bệnh gút thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở cả khớp gối và các khớp khác trên cơ thể. Các triệu chứng của bệnh gút hiếm khi đối xứng và vị trí thay đổi tùy theo từng đợt bùng phát. Ví dụ, một đợt bùng phát ở ngón chân phải có thể được theo sau bởi một đợt bùng phát ở ngón chân trái, và cơn gút tiếp theo có thể tấn công một trong các khớp khác, như một khớp gối trái hoặc phải, khớp ngón tay.

Đau khớp gối trái hoặc phải có nguy hiểm không?

Đa phần, các nguyên nhân gây đau khớp gối trái hoặc phải đều giống nhau. Trong các nguyên nhân này, không phải nguyên nhân nào cũng nghiêm trọng, nhưng một số chấn thương đầu gối và các tình trạng y tế (như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…) có thể sẽ khiến bạn ngày càng đau đớn hơn và dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị.

Chính vì thế, bạn không nên chủ quan nếu gặp phải các triệu chứng đau khớp gối một bên. Nếu bạn bị đau ở khớp gối khiến bạn không thể đi lại bình thường trong hơn một hoặc hai ngày, bạn nên đi khám. Nếu bạn bị đau khớp gối dữ dội kèm theo sưng tấy, biến dạng, sốt, mẩm đỏ, không thể chịu trọng lượng,… thì bạn nên lập tức cấp cứu.

Một số tình trạng đau khớp gối có thể được điều trị hoàn toàn, một số

Bạn không nên chủ quan nếu gặp phải các triệu chứng đau khớp gối phải hoặc trái (Ảnh minh họa)

Điều trị

Để điều trị đau khớp gối một bên (trái hoặc phải), cần phụ thuộc vào nguyên nhân. Dưới đây là những phương pháp điều trị cho một số nguyên nhân cơ bản thường gặp.

Đối với gãy xương

Khi có người bị gãy xương. Bạn cần làm những việc sau:

  • Gọi hỗ trợ về y tế càng sớm càng tốt.
  • Kiểm tra nhanh các dấu hiệu toàn thân xem còn tổn thương nào khác không.
  • An ủi và giải thích với người bị nạn về việc mình sẽ làm.
  • Bất động sớm xương gãy giúp giảm đau và cầm máu.
  • Dùng nẹp cố định một khớp phía trên, một khớp phía dưới ổ gãy. Nếu không có nẹp có thể dùng thanh gỗ, một miếng bìa cứng hoặc vật thay thế tương tự để cố định.
  • Không cởi quần áo của người bị nạn. Nếu cần lộ vết thương, hãy cởi từ bên lành trước hoặc dùng kéo cắt theo đường chỉ may.
  • Bất động ở tư thế cơ năng, là tư thế có nghỉ, các bó cơ chùng nhất. Với chân là ở tư thế duỗi thẳng. Nếu xương hở, bất động ngay ở tư thế gãy, đừng kéo xương vào trong gây nhiễm khuẩn. Cầm máu và phủ vết thương hở bằng tấm gạc hoặc vải sạch, sau đó cố định ổ gãy.
  • Sau khi bất động chi, cần kiểm tra mạch phía dưới vị trí cố định để chắc chắn có máu lưu thông.
  • Đưa người bị nạn đến bệnh viện gàn nhất nếu không có xe cấp cứu và cần bảo đảm được an toàn vận chuyển.

Gãy xương ở đầu gối cần được bác sĩ đánh giá. Bạn có thể cần bó bột hoặc nẹp để ổn định đầu gối; trong trường hợp gãy xương nặng hơn, bạn có thể phải phẫu thuật, sau đó là nẹp và vật lý trị liệu.

Những việc nên và không nên làm trong quá trình điều trị gãy xương:

  • Không cho người bị nạn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì tại hiện trường để tránh bị sặc, trừ khi được sự cho phép của bác sĩ và chuyên gia y tế.
  • Ăn thịt gà thịt bò gây dò xương. Hiện tượng dò xương là biển hiện viêm nhiễm do vi khuẩn, không liên quan đến việc bạn ăn gì.
  • Đắp lá giúp xương lành nhanh hơn. Cơ chế liền xương là tự nhiên, việc xương liền nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như vị trí gãy, kiểu gãy, người bị nạn có bị bệnh lý chuyển hóa hay loãng xương đi kèm không… Việc cố định trục xương sẽ giúp các mạch máu tân tạo tốt hơn, giúp quá trình liền hiệu quả hơn. Đồng thời, da người có cấu tạo đặc biệt, các thuốc khó ngấm trực tiếp qua da vào xương được, việc bó bột cố định và đắp lá gây nhiều nguy cơ di lịch và tạo khớp giả cản trở quá trình liền xương sau này.
  • Quá trình liền xương và vết thương cần nhiều protein và năng lượng. Vì thế bệnh nhân nên có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
Bệnh nhân bó bột khớp gối do gãy xương

Đối với bong gân

Khi bị bong gân, bạn cần làm:

  • Chườm lạnh
  • Cố định khớp
  • Chống đau
  • Cao chi giảm phù nề.

Chườm lạnh. Ngày đầu tiên, dùng nước đá áp vào vùng khớp bị đau. Lưu ý không áp trực tiếp mà nên boạc đá qua một lớp vải để tránh bỏng lạnh. Mỗi lần chườm không quá 20 phút, làm 2-3 lần/ngày.

Những ngày sau khi khớp đã bớt sưng nề thì tiến hành chườm nóng.

Cố định khớp. Dùng bằng chun quấn quanh khớp để hạn chế vận động và sưng nề, quấn cao hơn khớp 10cm. Không quấn chặt quá, đảm bảo bắt mạch phía dưới khớp còn rõ và cảm giác dễ chịu.

Chống đau. Hạn chế vận động, có thể uống thuốc giảm đau thông thường trong danh mục thuốc không cần kê đơn, như: paracetamol, ibuprofen, aspirin và naproxen.

Cao chi giảm phù nề. Bạn nên ngồi hoặc nằm gác phần khớp gối bị tổn thương lên cao hơn vị trí của tim.

Để biết được mức độ tổn thương gân hoặc dây chằng, bạn cần bác sĩ thăm khám và xác định. 90% trường hợp bong gân sẽ giảm đau dần và hết sau 2-4 tuần.

Đối với trật khớp

Trật khớp gối là một thương tích nặng, do tác động của ngoại lực làm đầu xương di lệch ra khỏi ổ khớp. Tùy theo mức độ tổn thương mà dây chằng quanh khớp sẽ bị xé rách một phần hay đứt hoàn toàn.

Bạn cần đưa người bị thương đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm dò tổn thương kết hợp và nắn chỉnh trật khớp. Sau khi nắn trật khớp, bác sĩ có thể sẽ cố định khớp của bạn bằng nẹp trong vài tuần. Nếu không thể nắn chỉnh khớp về đúng vị trí, hoặc các mạch máu, dây thần kinh, dây chằng gần đó đã bị tổn thương, bạn có thể sẽ cần tiến hành phẫu thuật.

Tương tự như bong gân, bạn có thể làm một số việc sau để giúp giảm đau, khó chịu:

  • Chườm lạnh
  • Chống đau bằng việc uống thuốc và hạn chế vận động
  • Cao chi giảm phù nề

Đối với bệnh khớp

Đối với các tình trạng đau khớp gối mãn tính do bệnh lý xương khớp, mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có các phương pháp điều trị để kiểm soát triệu chứng, giúp người bệnh có một cuộc sống chất lượng hơn.

Một số lựa chọn điều trị cho bệnh lý xương khớp là:

  • Thuốc men (thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc đối kháng, thuốc chống thấp khớp, thuốc corticoid…)
  • Vật lý trị liệu (các bài tập kê đơn, nhiệt trị liệu, chiếu đèn hồng ngoại, chiếu sóng ngắn,…)
  • Châm cứu, bấm huyệt, mát xa
  • Các thiếu bị trợ giúp
  • Phẫu thuật
  • Thay đổi chế độ ăn uống, lối sống

☛ Chi tiết: Viêm Khớp Gối Uống Thuốc Gì? Top 5 Thuốc Trị Viêm Khớp Gối Tốt Nhất

Có nhiều phương pháp chữa đau khớp gối khác nhau (Ảnh minh họa)

Mẹo giảm đau khớp gối

Các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa chỉ là một trong các phương pháp điều trị đau khớp gối một bên trái/phải. Song song với đó, bạn có thể thực hiện một số mẹo tại nhà để tăng cường khả năng vận động của khớp gối và giữ được tinh thần thoải mái, từ đó giúp giảm đau và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

– Tập thể dục. Hoạt động thường xuyên giúp cải thiện tâm trạng của bạn và tăng cường sức khỏe tổng thể, đồng thời củng cố các cơ xung quanh đầu gối để giúp giữ cho chúng chắc khỏe và ngăn ngừa tổn thương khớp thêm. Bạn nên chọn các hoạt động ít tác động để giảm áp lực đầu gối, chẳng hạn như: đi dạo, bơi lội, đi xe đạp,…

– Nghỉ ngơi hợp lý. Sau một khoảng thời gian dài hoạt động, bạn nên nghỉ ngơi để tránh quá sức cho đầu gối. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo tập thể dục xen kẽ với nghỉ ngơi.

– Giảm cân. Nếu bạn béo phì, giảm cân sẽ làm giảm áp lực cho các khớp chịu trọng lượng của bạn, chẳng hạn như khớp gối. Điều này còn giúp tăng khả năng vận động và hạn chế chấn thương khớp sau này.

– Sử dụng thiết bị hỗ trợ. Gậy chống, lót giày, khung tập đi, bệ ngồi toilet nâng cao và các thiết bị hỗ trợ khác có thể giúp bảo vệ khớp của bạn và cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp bạn đạt được cân nặng hợp lý và kiểm soát chứng viêm – là một trong những nguyên nhân gây đau khớp.

– Cải thiện giấc ngủ. Giấc ngủ kém có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau và mệt mỏi do bệnh khớp. Vì thế, hãy cố gắng xây dựng cho mình những giấc ngủ chất lượng, thực hiện một số bước để dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

– Sử dụng Khương Thảo Đan. Khương Thảo Đan là một sản phẩm dành cho:

  • Người bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay
  • Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống

Được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, sản phẩm là kết quả của sự kết hợp độc đáo giữa bài thuốc y học cổ truyền Độc hoạt tang ký sinh cùng hoạt chất KGA1 được chiết tách chuẩn hóa từ củ Địa liền và collagen không biến tính type II, giúp mang lại hiệu quả trong việc:

  • Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.

☛ Chi tiết: Mách bạn 10++ mẹo giảm đau khớp gối mà không cần dùng thuốc

Kết luận

Đau khớp gối trái hoặc gối phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một số nguyên nhân có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà, nhưng cũng có những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, nếu bạn đang phải đối mặt với các triệu chứng đau khớp gối, kèm theo một số triệu chứng khác, bạn không được chủ quan và bỏ qua chúng. Hãy theo dõi để kịp thời đi khám và điều trị.

Bài viết liên quan