Đau vai gáy tê tay: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau vai gáy tê tay thường bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc các yếu tố bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự lưu tâm đến dấu hiệu này của cơ thể, khiến diễn biến ngày càng trầm trọng hơn. Vậy đâu là cách khắc phục hiện tượng đau vai gáy tê tay an toàn mà hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi trên.

Dấu hiệu của đau vai gáy tê tay

Đau vai gáy tê tay là tình trạng phổ biến có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, trong bất kỳ độ tuổi nào. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

☛ Cơn đau âm ỉ xung quanh vùng vai gáy. Đôi khi, đau nhức lan xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay hoặc lan lên vùng chẩm, gây hoa mắt, chóng mặt.

☛ Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng lúc vừa ngủ dậy, khi mang vác nặng, hoạt động mạnh như tập thể thao cường độ cao…

☛ Triệu chứng tê bì, ngứa ran, châm chích, buốt lạnh, mỏi, nặng xảy ra ở dọc cánh tay.

☛ Các hoạt động xung quanh vùng vai gáy và cánh tay bị hạn chế. Khi cố gắng quá sức, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lục cục do sụn khớp va chạm tại vị trí này.

☛ Người bị đau vai gáy tê tay do nguyên nhân bệnh lý có thể xảy ra tình trạng tê liệt vĩnh viễn.

Nguyên nhân của đau vai gáy tê tay

Do thói quen sinh hoạt, lao động 

Hoạt động quá mức: Do tính chất công việc như mang vác nặng thường xuyên, chơi bóng đá, võ thuật, bơi lội… quá sức tạo áp lực mạnh lên phần cổ vai gáy và cánh tay. Điều này có thể làm tổn thương sụn khớp, dây chằng gây đau nhức, tê bì.

Ít vận động: Ngược lại, nếu giữ nguyên tư thế trong thời gian dài, dịch khớp tiết ra ít và dây chằng co cứng. Từ đó, triệu chứng đau vai gáy tê tay xuất hiện, phạm vi hoạt động bị thu hẹp. Trường hợp này thường xảy ra với nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, người lười vận động…

Ngồi một chỗ quá lâu không chỉ ảnh hưởng đến vùng cổ vai gáy mà còn tác động xấu đến cột sống thắt lưng.

Chấn thương: Tác động mạnh từ bên ngoài có thể làm sai lệch vị trí các đốt sống cổ, nứt, vỡ, biến dạng xương vùng vai gáy. Mảnh xương vỡ chèn ép vào dây thần kinh, dây chằng, cơ, gân… gây nên hiện tượng đau nhức, tê bì xung quanh khu vực này.

Ngủ sai tư thế: Nằm sấp, nằm nghiêng người quá lâu… có thể ảnh hưởng xấu đến cột sống cổ và cản trở quá trình tuần hoàn máu. Từ đó, tình trạng đau vai gáy tê tay xuất hiện vào buổi sáng lúc vừa ngủ dậy và dần biến mất sau khi hoạt động nhẹ nhàng.

Sử dụng gối không phù hợp: Gối quá cao hoặc quá thấp đều tác động không tốt đến vùng cổ vai gáy, gây đau nhức, tê bì và co cứng.

Do yếu tố bệnh lý 

Thoái hóa đốt sống cổ: Đây là căn bệnh phổ biến của tuổi già. Trải qua thời gian, sụn khớp bị bào mòn, dây chằng dày lên và căng cứng. Điều này cản trở hoạt động thường ngày, dẫn đến tình trạng đau nhức.

Thoát vị đĩa đệm cổ: Khi lớp vỏ cứng bên ngoài của đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra và có nguy cơ chèn ép mạnh vào rễ thần kinh, tủy sống. Từ đó, hiện tượng đau vai gáy tê tay xuất hiện. Nếu không có biện pháp làm chậm diễn biến bệnh, hai tay có thể mất cảm giác hoặc tê liệt hoàn toàn.

Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Gai cột sống cổ: Nguyên nhân chính là do sự rối loạn trong quá trình bù đắp tế bào xương, hình thành nên vết lõm hoặc gai xương ở rìa các đốt sống. Khi gai xương phát triển quá to, chúng tác động trực tiếp vào những mô mềm xung quanh như dây chằng, rễ thần kinh, tủy sống… Điều này dẫn đến tình trạng đau vai gáy tê tay.

Viêm quanh khớp vai: Bệnh lý bắt nguồn do những tổn thương phần mềm quanh khớp vai như màng hoạt dịch, sụn, gân, cơ, dây chằng… Triệu chứng phổ biến là đau nhức xung quanh vùng vai gáy, tê bì, hạn chế vận động hoặc teo cơ.

Viêm màng não: Căn bệnh xảy ra khi các tế bào và mô bao quanh vùng vỏ não bị nhiễm trùng. Tác nhân gây viêm màng não thường là vi khuẩn HIB (Haemophilus Influenzae loại B), virus, mô cầu, phế cầu, ký sinh trùng, nấm… Triệu chứng mà người bệnh gặp phải là chóng mặt, đau đầu, đau vai gáy, nhức mỏi, sốt, buồn nôn, hôn mê, mất nhận thức… Viêm màng não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cần liên hệ ngay với bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào.

☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân đau mỏi vai gáy tê bì chân tay và cách phòng ngừa

Đau vai gáy tê tay có nguy hiểm không?

Đau vai gáy tê tay do thói quen sinh hoạt, lao động thường không để lại biến chứng nguy hiểm. Hiện tượng này sẽ biến mất sau vài ngày và không xuất hiện trở lại nếu có biện pháp khắc phục.

Tuy nhiên, đau vai gáy tê tay do yếu tố bệnh lý có khả năng lặp đi lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: teo cơ, mất cảm giác tay, liệt vĩnh viễn…

Khi nào cần khám bác sĩ?

Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để khám và nhận được tư vấn tốt nhất:

  • Cơn đau nhức diễn biến trầm trọng và kéo dài trên 72 giờ mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tình trạng sưng, nóng, đỏ xảy ra quanh vùng vai gáy.
  • Người bệnh không thể thực hiện được những hoạt động thường ngày như cầm, nắm…
  • Một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, chóng mặt, sốt, suy giảm thị lực, thính lực…
Những xét nghiệm thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh lý cho người bị đau vai gáy tê tay: xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT scan), đo điện cơ…

Giải pháp cho người bị đau vai gáy tê tay

Khi cơn đau nhức, tê bì xuất hiện với mức độ nhẹ, tần suất thấp, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng diễn biến trầm trọng làm cản trở hoạt động hàng ngày, người bệnh cần gặp chuyên gia để tìm được cách cải thiện phù hợp.

Biện pháp giảm đau tại nhà

1. Khắc phục thói quen xấu

Giữ cơ thể luôn thẳng: Trong mọi hoạt động hàng ngày, người bệnh cần giữ cho cột sống luôn thẳng. Điều này làm giảm áp lực lên vùng cổ vai gáy, tránh vẹo cổ, căng cứng cơ và dây chằng. Từ đó, triệu chứng đau vai gáy tê tay giảm dần.

Thay đổi tư thế ngủ: Người bệnh nên nằm ngửa khi ngủ để bảo vệ cột sống, thư giãn các khớp xương và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông máu.

Sử dụng gối phù hợp: Độ cao của gối (độ cao khi chưa lún xuống) phù hợp cho người trưởng thành là từ 8 – 15 cm. Đặc biệt, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn ruột gối, tránh gối quá cứng để đảm bảo giấc ngủ và hạn chế hiện tượng đau vai gáy tê tay khi thức dậy.

Nghỉ ngơi: Thời gian làm việc và nghỉ ngơi cần được sắp xếp xen kẽ. Điều này tạo điều kiện cho cơ xương khớp thư giãn và phục hồi, ngăn ngừa chấn thương.

2. Tác dụng nhiệt

Chườm nóng, chườm lạnh là phương pháp khắc phục đau nhức vai gáy tê tay đơn giản mà hiệu quả.

Tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng để khắc phục cơn đau.

Chườm lạnh: Khi vai gáy bị chấn thương, có dấu hiệu viêm, sưng, nóng đỏ trong 24 – 48 giờ đầu, chườm bằng túi đá hoặc khăn lạnh là liệu pháp phù hợp. Tác dụng chính là tiêu viêm, giảm đau nhanh chóng. Chườm lạnh thường được áp dụng cho những cơn đau cấp tính.

Chườm ấm: Khi hiện tượng sưng, viêm ở vai gáy đã được cải thiện, chườm bằng khăn ấm hoặc túi nhiệt giúp giải tỏa đau nhức và hạn chế hiện tượng co cứng cơ. Ngoài ra, phương pháp này còn cải thiện lưu thông máu, tăng tốc độ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Chườm nóng phù hợp cho những cơn đau mạn tính.

Lưu ý: Không nên sử dụng trực tiếp nguồn nhiệt lên da để tránh tình trạng bỏng khiến các triệu chứng diễn biến trầm trọng hơn.

3. Luyện tập thể thao

Luyện tập thể thao thường xuyên giúp điều hòa lưu lượng máu, tăng cường chất dinh dưỡng để phục hồi, tái tạo vùng cổ vai gáy bị tổn thương. Ngoài ra, phương pháp này còn cải thiện tính linh hoạt, độ dẻo dai, giúp người bệnh dễ dàng hoạt động hơn.

Trong đó, yoga là bộ môn thể thao tăng cường sức mạnh toàn diện của cơ xương khớp được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện. Một số tư thế yoga hỗ trợ giảm đau vai gáy tê tay:

  • Tư thế chiến binh II: Bài tập tác động tích cực vào nhóm cơ ở lồng ngực và cổ vai gáy, giúp đẩy lùi đau nhức, tê bì và mở rộng phạm vi hoạt động.
  • Tư thế nhân sư: Tác dụng chính là giảm áp lực lên cột sống cổ và các nhóm cơ vùng lưng, vai, gáy. Ngoài ra, tư thế này còn cải thiện sức mạnh hai tay, khắc phục tình trạng tê bì hiệu quả.
  • Tư thế sợi chỉ xâu kim: Động tác có khả năng giải tỏa các bó cơ căng cứng vùng vai gáy.
Tư thế sợi chỉ xâu kim là động tác yoga tương đối khó, cần thời gian luyện tập lâu dài.

☛ Tham khảo thêm tại: Bảo vệ xương khớp

Biện pháp giảm đau dưới sự giúp đỡ của chuyên gia

1. Vật lý trị liệu 

Châm cứu: Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc của nền y học cổ truyền phương Đông. Châm cứu tác động vào huyệt đạo, giúp giải tỏa dòng năng lượng chảy khắp cơ thể. Bên cạnh đó, liệu pháp còn kích thích sản sinh endorphin nội sinh – hormone ở hệ thần kinh trung ương và tuyến yên, giúp giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. 

Xoa bóp bấm huyệt: Phương pháp này tác động trực tiếp vào hệ thống thụ thể thần kinh dày đặc dưới da, khắc phục tình trạng co cứng cơ, dây chằng. Tương tự như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt có khả năng giúp cơ thể giải phóng endorphin nội sinh, tăng ngưỡng chịu đau, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Siêu âm trị liệu: Sóng siêu âm với tần số từ 1 MHz – 3 MHz có tác dụng nhiệt làm giãn mạch, tăng tuần hoàn máu, tăng hấp thụ chất dinh dưỡng để phục hồi nhanh chóng những vị trí tổn thương. Ngoài ra, chúng còn kích thích đầu dây thần kinh cảm giác, hạn chế tình trạng đau nhức tê bì kéo dài.

Sóng ngắn trị liệu: Liệu pháp này mang lại nhiều hiệu quả như chống viêm, giảm sưng sau chấn thương, tăng dinh dưỡng tổ chức tại chỗ, giảm đau cục bộ… Thông thường, sóng ngắn được sử dụng trong vật lý trị liệu có bước sóng dao động từ 11 mét – 12 mét.

2. Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y được sử dụng để khắc phục những cơn đau tức thì. Lưu ý rằng chúng thường đi kèm nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận… Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng liều lượng dưới sự sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Thuốc Tây y giúp khắc phục cơn đau nhanh chóng nhưng mang lại nhiều tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách.

Thuốc giảm đau Paracetamol: Paracetamol có khả năng ức chế enzym cyclooxygenase (COX), ngăn cản quá trình tổng hợp prostaglandin, giúp cải thiện triệu chứng đau nhức từ nhẹ đến trung bình. Hiện nay, Paracetamol nằm trong danh sách các loại thuốc không cần kê đơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng trong gian dài, người bệnh có thể bắt gặp những biến chứng nguy hiểm như suy gan, thận. 

Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID): Aspirin, Naproxen, Meloxicam, Ibuprofen… là những thuốc thuộc nhóm NSAID được sử dụng phổ biến nhất cho người bị đau vai gáy tê tay. NSAID thường được chỉ định khi Paracetamol không mang lại hiệu quả. Tác dụng chính là chống viêm và xoa dịu đau nhức trong thời gian ngắn.

Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid): Tramadol, Pethidin… là thuốc thuộc nhóm giảm đau gây nghiện được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Khi đi vào cơ thể, thuốc kích thích receptor của các opioid, ngăn cản giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, giảm đau mạnh và sâu trong xương khớp, dây chằng cũng như những mô mềm khác. Lưu ý rằng nhóm thuốc này mang lại nhiều tác dụng phụ như ức chế hô hấp, làm giảm nhu động ruột, gây nghiện… Do đó, người bệnh chỉ được sử dụng khi bác sĩ yêu cầu đối với mức độ đau từ trung bình đến nặng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa đau vai gáy hiệu quả.

Phòng ngừa đau vai gáy tê tay hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng đau vai gáy tê tay xuất hiện, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Duy trì đúng tư thế trong mọi hoạt động, tránh tình trạng béo phì để giảm áp lực lên vùng cột sống.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên giúp cải thiện sức mạnh và độ dẻo dai của sụn khớp.
  • Chế độ ăn lành mạnh, đủ dưỡng chất để duy trì chất lượng xương khớp.
  • Uống đủ nước mỗi ngày hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng diễn ra thuận lợi.
  • Hạn chế thức ăn nhiều đường, muối, dầu mỡ, chất kích thích như: rượu, bia… dẫn đến hiện tượng loãng xương.
  • Không hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân khiến đĩa đệm mất nước nhanh, khô cứng và dễ thoát vị.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau vai gáy tê tay hiệu quả

Người bị đau vai gáy tê tay có thể tham khảo sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp an toàn mà hiệu quả.

Sản phẩm mang lại nhiều ưu điểm nổi bật:

☛ Nguyên liệu thiên nhiên bắt nguồn từ bài thuốc xương khớp cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang bao gồm: độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, bạch thược, phòng phong…

Hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm. Đặc biệt, KGA1 được chứng minh là hiệu quả vượt trội hơn hẳn các loại thuốc Tây y điều trị bệnh lý xương khớp được dùng phổ biến hiện nay như: Paracetamol, Indomethacin, Efferalgan…

Collagen type II không biến tính giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp tổn thương trong thời gian ngắn.

Từ đó, sản phẩm Khương Thảo Đan phù hợp cho người mắc bệnh lý liên quan đến xương khớp như: đau vai gáy tê tay, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…

Đặc biệt, sản phẩm không chứa tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận…

Để tìm mua viên xương khớp Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/what-causes-concurrent-neck-and-shoulder-pain-and-how-do-i-treat-it

https://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/what-causes-neck-and-shoulder-pain

Bài viết liên quan