Gai đốt sống cổ là bệnh gì? Có chữa được không?

Gai đốt sống cổ là căn bệnh nguy hiểm thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng lan rộng ở lớp trẻ bởi những tác động xấu trong lối sống hàng ngày. Vậy gai đốt sống cổ là bệnh gì, có chữa được không? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Gai đốt sống cổ là bệnh gì?

Trong cơ thể con người, điểm bắt đầu cột sống nằm ở cổ. Tại đây tập trung hệ thống dây thần kinh dày đặc chạy từ não và phân bố đều đến những bộ phận khác. 

Theo thời gian, do phải chịu nhiều áp lực liên tục từ phần đầu và các hoạt động hằng ngày, vùng cổ xuất hiện hiện tượng thoái hóa tự nhiên. Sụn khớp bị phá hủy, dây chằng dày lên, các đĩa đệm dần mất nước và khô nứt. Đặc biệt, tế bào xương bị bào mòn. Quá trình tái hình thành của chúng có thể xảy ra quá mức hoặc không đồng đều tạo nên phần xương thừa (gai xương) ở rìa đốt sống, gây chèn ép dây thần kinh. Hiện tượng này được gọi là bệnh gai đốt sống cổ.

Sự hình thành gai xương xuất hiện ở rìa đốt sống.

Trong giai đoạn đầu, bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng dễ nhầm lẫn. Nếu không khắc phục sớm, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: thay đổi huyết áp, rối loạn tiền đình, thậm chí là bại liệt, mất hoàn toàn khả năng hoạt động…

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gai đốt sống cổ là người cao tuổi, người béo phì, có tiền sử chấn thương tại khu vực này, người có nghề nghiệp đặc thù phải thường xuyên hoạt động hoặc chịu tác động mạnh vùng cổ…

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân gai đốt sống cổ trên 60 tuổi chiếm 85%. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai đốt sống cổ

Cơ thể dần thoái hóa do tuổi tác là nguyên nhân chính của căn bệnh này. Khi bạn già đi, những thay đổi ảnh hưởng xấu đến đốt sống cổ bao gồm:

Thoát vị đĩa đệm: Theo thời gian, đĩa đệm khô và co lại, xuất hiện vết nứt, dẫn đến tình trạng thoát vị. Chúng có thể đè lên tủy sống và rễ thần kinh, mang lại cảm giác đau nhức triền miên. Đồng thời, vấn đề này tạo điều kiện khiến xương sụn tiếp xúc bề mặt nhiều hơn, cọ xát mạnh và hao mòn nhanh. 

Dây chằng căng cứng: Nếu hoạt động co giãn quá mức trong thời gian dài, dây chằng dần trở nên dày hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lắng đọng Canxi ở sợi dây mô. Từ đó, gai xương hình thành. Không những thế, hiện tượng dày lên bất thường khiến ống sống bị thu hẹp, ép vào dây thần kinh, gây ra triệu chứng bệnh.

Một số yếu tố khác là nguy cơ khiến bệnh có xu hướng xuất hiện sớm và trở nên trầm trọng:

Chấn thương: Khi chịu tác động mạnh từ bên ngoài, cột sống cổ có thể bị sai lệch, nứt vỡ, biến dạng. Lúc này, quá trình tái tạo xương diễn ra tự nhiên trong cơ thể, bù đắp và sửa chữa những tổn thương. Tuy nhiên, do hình thành không đồng đều, hiện tượng lõm xương và gai xương xuất hiện.

Béo phì, hoạt động sai tư thế thường xuyên tạo áp lực mạnh ở cổ, tăng nguy cơ thoái hóa cột sống. 

Thiếu dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia… quá mức là nguyên nhân khiến chất lượng đĩa đệm, dây chằng, xương khớp thuyên giảm.

Di truyền: Tình trạng đĩa đệm yếu hơn mức bình thường, ít dịch khớp… do gen di truyền làm xuất hiện những triệu chứng điển hình khi người bệnh còn rất trẻ. Điều này thường diễn ra nếu nhiều thế hệ trong một gia đình mắc bệnh gai đốt sống cổ.

Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh gai đốt sống cổ.

Triệu chứng điển hình của gai đốt sống cổ

Trong giai đoạn đầu, những triệu chứng xuất hiện với tần suất thấp, dễ nhầm lẫn. Khi bệnh ngày một trầm trọng, các dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đau nhức triền miên

Triệu chứng đau thường tập trung xung quanh vùng cổ gáy, có thể lan sang hai vai, xuống lưng hoặc chạy dọc ở cánh tay, gây rối loạn cảm giác. Trong một vài trường hợp, người bệnh cảm nhận rõ ràng cơn đau kéo lên vùng chẩm, dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

Đây là những cơn đau mãn tính, xuất hiện âm ỉ, đôi khi trở nên dữ dội, bỏng rát. Chúng khởi phát bất ngờ với tần suất dày đặc hơn vào mùa đông, khi thời tiết khô lạnh hoặc sau khi thực hiện hoạt động mạnh gây áp lực đến cột sống cổ.

Tê bì tay

Sự hình thành gai xương gây chèn ép dây thần kinh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì tay.

Hiện tượng này xuất hiện dọc theo cánh tay, lan xuống bàn tay, đến tận các đầu ngón tay. Bên cạnh cảm giác mỏi, nặng và ngứa ran, sức lực của cánh tay cũng dần suy yếu gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như cầm, nắm, mang vác…

Khi bệnh chuyển biến trầm trọng, quá trình lưu thông máu trở nên trì trệ. Những cơn buốt lạnh chạy dọc cánh tay và tình trạng da chuyển màu thâm tím được nhận thấy một cách rõ ràng. Đặc biệt, hiện tượng teo cơ hoặc mất hoàn toàn khả năng hoạt động có thể xảy ra. 

Tê bì tay là dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân gai đốt sống cổ.

Hạn chế vận động 

Bên cạnh triệu chứng đau nhức triền miên, dây chằng dày lên và cơ co cứng khiến phạm vi hoạt động vùng cổ bị hạn chế. Trong trường hợp cố gắng quá mức, người bệnh có thể nghe thấy rõ tiếng lạo xạo do sự chà xát mạnh của xương khớp.

Đặc biệt, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, tình trạng vẹo cổ, dị dạng có thể xảy ra.

Chẩn đoán gai đốt sống cổ bằng phương pháp nào?

Bệnh gai đốt sống cổ thường được chẩn đoán bằng hình ảnh, bao gồm các xét nghiệm:

Chụp X-quang: Đây là phương pháp phổ biến nhất, giúp tái hiện rõ ràng cấu trúc xương. Thế nên, sự hiện diện của gai xương và mức độ chèn ép dây thần kinh được xác nhận dễ dàng.

Chụp CT: Sau khi thực hiện xét nghiệm, hình ảnh ống sống (nơi chứa tủy sống cùng các rễ thần kinh) và mỏm xương được thể hiện chi tiết. Kết quả này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý một cách chính xác.

Điện cơ (EMG): Đây là kỹ thuật phân tích quá trình dẫn truyền xung điện chạy dọc theo dây thần kinh và mô cơ. Nhờ vậy, chuyên gia xác định được những bất thường và mức độ tổn thương nếu có dấu hiệu chèn ép tại khu vực cột sống cổ.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Những mô mềm như: sụn, cơ, tủy sống, đĩa đệm và rễ thần kinh được thể hiện chi tiết qua hình ảnh của MRI. Điều này giúp bác sĩ phát hiện được nguồn gốc và vị trí cơn đau. Do đó, đây là phương pháp phù hợp để chẩn đoán bệnh lý gai đốt sống cổ.

Gai đốt sống cổ có chữa được không? 

Đây là căn bệnh bắt nguồn từ quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể người. Do đó, không có phương pháp điều trị nào có khả năng đảo ngược nguyên tắc này.

Đối với nền y học hiện đại, hướng điều trị chính cho bệnh nhân gai đốt sống cổ là:

  • Khắc phục các triệu chứng như đau nhức, co cứng, tê bì tay, chèn ép dây thần kinh… 
  • Duy trì và tăng khả năng hoạt động.
  • Hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Điều trị gai đốt sống cổ bằng cách nào?

Phương pháp điều trị bệnh được chia làm 3 loại chính:

  • Sử dụng thuốc làm dịu cơn đau tức thì.
  • Luyện tập và trị liệu thần kinh cột sống.
  • Phẫu thuật – phương án cuối cùng trong trường hợp gai xương quá to.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến giúp cải thiện tức thì các triệu chứng bệnh.

Các loại thuốc được chỉ định tùy thuộc vào mức độ đau, sự co cứng và tình trạng trạng sức khỏe. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và áp dụng đúng liều lượng để đạt hiệu quả cao, hạn chế tác dụng phụ.

Acetaminophen (Paracetamol): Đây là một trong những loại thuốc đầu tiên được nhắc đến với mục đích giảm đau. Thuốc giúp ức chế enzym Cyclooxygenase (COX), ngăn cản tổng hợp Prostaglandin. Nhờ vậy, cơn đau dai dẳng được khắc phục. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy việc lạm dụng Acetaminophen có thể gây hại cho gan, ngay cả ở liều lượng khuyến cáo. 

Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): Trong nhóm thuốc này, Ibuprofen và Naproxen là những hoạt chất được sử dụng chủ yếu nhờ tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, NSAID có thể mang lại một số tác dụng phụ nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, loét và tổn thương thận, tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ…

Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids): Thuốc được chỉ định khi bệnh nhân trải qua cơn đau từ trung bình đến nặng hoặc không có đáp ứng tốt với Paracetamol và NSAID. Tác dụng chính là kết hợp với Opioids tại đường tiêu hóa, hệ thần kinh ngoại biên và trung ương giúp ức chế phản ứng đau, hạn chế truyền tín hiệu đau về não bộ. Trong nhóm này, loại thuốc thường được sử dụng là Tramadol, Pethidin…

Thuốc giãn cơ: Tiêu biểu là Cyclobenzaprine, Tizanidine… giúp làm dịu tình trạng căng cơ liên quan đến gai đốt sống cổ. Tác dụng phụ có thể xảy ra là buồn ngủ, bí tiểu, lệ thuộc vào thuốc… Do đó, thuốc giãn cơ thường được sử dụng ngắn hạn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Luyện tập và trị liệu thần kinh cột sống

Mục tiêu của phương pháp này là cải thiện và duy trì khả năng hoạt động ở người bệnh trong thời gian dài.

1. Luyện tập thể thao thường xuyên

Các động tác đơn giản giúp nâng cao chất lượng, tính linh hoạt và độ dẻo dai của xương khớp. Bên cạnh đó, hiện tượng co cứng và những cơn đau kéo dài cũng được khắc phục.

Bài tập mở rộng cổ

Người bệnh có thể dễ dàng thực hiện động tác này tại nhà.

  • Bước 1: Nằm ngửa trên giường, gáy đặt sát mép.
  • Bước 2: Chậm rãi ngửa cổ về phía sau và thả lỏng. 
  • Bước 3: Giữ tư thế trong 1 phút rồi quay về về vị trí ban đầu nghỉ 30 giây.
  • Bước 4: Lặp lại động tác trên 10 – 15 lần.

Yoga 

Yoga mang lại nhiều tác dụng tích cực cho bệnh nhân gai đốt sống cổ, bao gồm: căn chỉnh xương, tăng sức bền và sự cân bằng của cơ thể, đẩy mạnh quá trình lưu thông máu…

Một số bài tập Yoga được chỉ định cho bệnh nhân gai đốt sống cổ:

Tư thế con mèo: Đây là tư thế đơn giản dành cho người mới bắt đầu. Động tác uốn giúp kéo giãn cột sống, tăng sức chịu đựng cho xương và hỗ trợ giảm đau. Bên cạnh đó, quá trình cung cấp chất dinh dưỡng đến các đốt sống cổ được cải thiện, khắc phục tổn thương nhanh chóng.

Tư thế em bé: Bài tập tác động nhẹ nhàng vùng cổ gáy, giảm căng thẳng ở những vị trí xung quanh như lưng, vai… Đồng thời, cơ bắp được thư giãn mang lại cảm giác dễ chịu.

Tư thế chiến binh II: Tác dụng chính là tăng cường sức mạnh nhóm cơ vùng ngực và vai. Điều này giúp hỗ trợ nâng đỡ, giảm áp lực lên các khớp cổ.

Tư thế chiến binh II là động tác Yoga đơn giản mà người bệnh có thể luyện tập tại nhà.

2. Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc phổ biến nhất hiện nay. Thông qua việc sử dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hoặc nhân tạo, liệu pháp giúp giảm đau, giảm co cứng, cải thiện phạm vi hoạt động và tính linh hoạt ở khớp cổ.

Xoa bóp, bấm huyệt: Cách thực hiện là sử dụng bàn tay, ngón tay, khuỷu tay… tác động lên huyệt vị, gân, cơ, khớp của người bệnh. Quá trình xoa bóp giúp giải tỏa tình trạng co rút ở dây chằng và các bó cơ, hạn chế triệu chứng tê bì, thâm tím.

Châm cứu: Đây là liệu pháp Đông y giúp cân bằng âm dương, điều hòa hoạt động bình thường của hệ kinh lạc trong cơ thể. Đặc biệt, Endorphin nội sinh được kích thích sản sinh, tác động vào thụ thể Opioid trong não bộ, làm giảm cảm giác đau nhanh chóng.

Điện trị liệu: Bác sĩ thực hiện liệu pháp bằng cách sử dụng dòng điện ức chế dây thần kinh cảm giác, ngăn chặn tín hiệu đau truyền lên não. Không những thế, triệu chứng co thắt cơ được cải thiện giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Siêu âm trị liệu: Phương pháp sử dụng tác động cơ học của sóng siêu âm với tần số từ 1MHz – 3MHz. Điều này kích thích trực tiếp các thụ thể thần kinh, giải tỏa co cứng và giảm đau. Đồng thời, quá trình hấp thu chất dinh dưỡng được tăng cường giúp tái tạo tổn thương vùng sụn khớp.

Phẫu thuật 

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp các gai xương đã phát triển quá mức, chèn ép nghiêm trọng vào dây thần kinh và tủy sống. 

Mục đích chính là loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của gai xương. Tuy nhiên, một số rủi ro có thể xảy ra như: nhiễm trùng, vết mổ khó lành, kích ứng da… Bên cạnh đó, gai xương vẫn có thể phát triển trở lại sau khi thực hiện phẫu thuật. 

Phẫu thuật là phương án cuối cùng khi triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gai đốt sống cổ? 

Bệnh lý ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, tình trạng sức khỏe. Do đó, bạn nên lưu ý cải thiện tư thế sinh hoạt và chế độ ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa những triệu chứng xuất hiện sớm.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Dinh dưỡng là yếu tố mật thiết liên quan đến sự hình thành, tái tạo và thực hiện chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp. Do đó, cải thiện chế độ ăn là bước đầu tiên trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

  • Ăn đủ bữa với thời gian hợp lý.
  • Bổ sung thực phẩm tự nhiên, giàu dưỡng chất như Canxi, Vitamin D, Vitamin C, Acid béo Omega-3… để nâng cao chất lượng sụn khớp, hạn chế các dấu hiệu thoái hóa.
  • Giảm tiêu thụ đồ ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ.
  • Tránh tình trạng thừa cân, béo phì vì đây là nguyên nhân tạo áp lực mạnh đến đốt sống cổ.
  • Không sử dụng thuốc lá, hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia…
Bổ sung thực phẩm lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh gai đốt sống cổ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Thay đổi tư thế linh hoạt: Duy trì một tư thế trong thời gian dài không tác động mạnh đến các khớp xương. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng bào mòn sụn, cứng cơ và mất nước tại đĩa đệm.
  • Hạn chế áp lực mạnh vào cột sống cổ: Mang vác nặng thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu xấu như lệch khớp, mòn xương, chèn ép dây thần kinh… Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng dụng cụ, hoặc nhờ người khác giúp đỡ.
  • Không nên sử dụng gối quá cao hoặc quá cứng: Đây là phương pháp giúp bạn tận hưởng giấc ngủ thoải mái, thư giãn và cột sống cổ không bị ảnh hưởng.
  • Thư giãn: Sắp xếp hài hòa giữa làm việc và nghỉ ngơi để xương khớp có thời gian phục hồi, tái tạo.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị gai đốt sống cổ hiệu quả

Để khắc phục các triệu chứng của bệnh gai đốt sống cổ và hạn chế biến chứng, bạn có thể tham khảo sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ cơ xương khớp uy tín khuyên dùng bởi khả năng đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp thoái hóa một cách an toàn, hiệu quả.

Khi sử dụng thuốc tây thường xuyên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ảnh hưởng chức năng gan, thận… Trong khi đó, Khương Thảo Đan được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên lành tính, bao gồm: Độc hoạt, Tang ký sinh, Bạch thược, Đương quy… vừa điều trị tốt các vấn đề của cơ xương khớp, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh. 

Đặc biệt, sản phẩm chứa hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền với khả năng giảm đau, chống viêm vượt trội. Theo nghiên cứu, hiệu quả của KGA1 cao hơn hẳn những loại thuốc tây chữa bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin… 

Bên cạnh đó, Collagen type II không biến tính có trong sản phẩm hỗ trợ tái tạo sụn khớp hiệu quả và nhanh chóng.

Nhờ những yếu tố trên, Khương Thảo Đan trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy đối với người mắc các vấn đề về cơ xương khớp như:

  • Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ, khớp gối, cột sống thắt lưng…
  • Bệnh nhân đau thần kinh tọa, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, tê bì chân tay…

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cervical-spondylosis/symptoms-causes/syc-20370787

https://www.healthline.com/health/cervical-spondylosis#causes

Bài viết liên quan