Hình ảnh X quang thoái hoá cột sống theo từng vị trí

Để chẩn đoán thoái hóa cột sống, ngoài xem xét bệnh án, kiểm tra các triệu chứng lâm sàng thì ngày nay còn có thêm phương pháp chụp X-quang mà hầu hết các bác sĩ đều áp dụng. Chụp X-quang cung cấp những hình ảnh tổn thương cột sống rõ ràng để bác sĩ có thể dựa vào đó đưa ra những kết luận chính xác nhất về tình trạng thoái hóa. Hãy cùng xem qua một số hình ảnh X-quang để hiểu rõ hơn về vai trò của phương pháp chẩn đoán này.

1. Chụp X-quang là gì?

Chụp X-quang là sử dụng tia X để tại tạo hình ảnh cấu trúc bên trong của cơ thể, từ đó giúp chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

Trước khi tìm hiểu về chụp X-quang thì rất nhiều người thắc mắc tia X-quang là gì? Tia X-quang là một loại bức xạ nặng lượng cao. Máy chụp X-quang phát ra các chùm tia X có bức xạ cao, các tia X này xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể dễ dàng, từ đó tạo hình ảnh, các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh này để chẩn đoán bệnh.

Chụp X-quang là phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh. Phương pháp này sử dụng tia X để tại tạo hình ảnh cấu trúc bên trong của cơ thể. Những hình ảnh được chụp này là những thông tin có giá trị trong việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.

Việc thực hiện chụp X-quang là chỉ định cần thiết trong chẩn đoán nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến xương khớp, hô hấp, tim mạch. Trong đó, chụp X-quang cột sống là kỹ thuật được áp dụng phổ biến để phát hiện các triệu chứng lâm sàng của tình trạng thoái hóa.

Người bệnh cần phải chụp X-quang khi có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Chụp X-quang được thực hiện như thế nào?

Người cần chụp X-Quang cần nằm, ngồi, hoặc đứng theo một vài tư thế để hình ảnh ghi lại được rõ nét nhất có thể.

Tùy thuộc vào bộ phận cần thăm khám mà người bệnh sẽ được yêu cầu giữ cơ thể ở những tư thế khác nhau. Người cần chụp X-Quang sẽ được kỹ thuật viên yêu cầu nằm, ngồi, hoặc đứng theo một vài tư thế để hình ảnh ghi lại được rõ nét nhất có thể.

Phía sau bộ phận cơ thể cần chụp sẽ đặt bộ phận ghi nhận hình ảnh hoặc phim X-quang. Tia X khi đi qua cơ thể sẽ có một phần được giữ lại và phần còn lại sẽ đi xuyên qua để đến bộ phận ghi nhận hình ảnh và cho ra hình ảnh hiển thị cuối cùng.

Theo nguyên lý chụp X-quang, càng có nhiều tia X chiếu được đến phim thì hình anh thu được càng đen. Do đó mà những bộ phận cơ thể rỗng hoặc đầy khí (ví dụ như phổi) thì sẽ cho hình ảnh đen, trong khi các mô đặc (như xương) sẽ cản trở nhiều tia X và cho ra hình ảnh màu trắng. Còn hình ảnh ghi lại được tại các mô mềm như cơ hoặc các tạng đặc trong cơ thể sẽ có màu xám, độ xám phụ thuộc vào đậm độ của chúng.

Kỹ thuật chụp X-quang cần được thực hiện trong điều kiện an toàn, đảm bảo và đủ tiêu chuẩn. Các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ phân tích hình ảnh và gửi kết quả đến bác sĩ đã chỉ định chụp X-quang.

3. Các phương pháp chụp X-quang cột sống

Chụp X-quang từng vùng của cột sống bao gồm: cổ, lưng, thắt lưng cùng, trên hai bình diện thẳng và nghiêng giúp phát hiện các dấu hiệu của thoái hóa cột sống do chấn thương hoặc do các dị tật bẩm sinh như gai đốt, vỡ thân đốt, dính thân đốt, gù vẹo bẩm sinh,…

Dưới đây là một số phương pháp chụp X-quang cột sống được áp dụng phổ biến bao gồm:

  • Chụp đốt sống cổ C1, C2: Tia X chiếu từ trước ra sau, xuyên qua miệng ở tư thế bệnh nhân nằm ngửa và há miệng. Phương pháp chụp X-quang này nhằm để phát hiện các biến đổi ở mỏm nha và khớp đội – trục.
  • Chụp chếch 3/4 cột sống cổ: Kỹ thuật chụp của phương pháp này là chiếu tia X chếch một góc 45 độ so với bình diện thẳng của cột sống cổ để phát hiện lỗ ghép trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh hoặc chèn ép động mạch sống của cột sống cổ.
  • Chụp ống tủy cản quang (Myelography): Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm cản quang cào ông tủy hoặc vùng bao rễ thần kinh nhằm phát hiện sự hẹp tắc của ống tuỷ, đặc biệt là do u tuỷ. Chụp bao rễ thần kinh, đặc biệt là do thoát vị đĩa đệm ở đoạn cột sống thắt lưng.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này có lợi thế trong tạo ảnh cấu trúc xương của cột sống, thường được ứng dụng trong chấn thương. được chỉ định trong chẩn đoán lao cột sống, u cột sống…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là phương pháp hiện nay được coi là có giá trị nhất trong lĩnh vực tạo ảnh cột sống và tuỷ sống. Nó cho hình ảnh rõ nét về ống sống, đĩa đêm, tủy và ống tủy, rễ thần kinh và hệ thống các dây chằng. Phương pháp này được chỉ định trong những trường hợp có nghi ngờ u tuỷ và thoát vị đĩa đệm.

4. Một số hình ảnh chụp X quang ở từng vị trí

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến chỉ đứng sau thoát vị đĩa đệm. Bệnh xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó các vị trí dễ bị thoái hóa nhất là vùng cổ và thắt lưng – đây là những vị trí tập trung nhiều dây thần kinh vận động quan trọng. Ngoài hai vị trí trên, đốt sống ngực cũng là vị trí có thể xảy ra tình trạng thoái hóa.

Tùy vào từng vị trí cột sống bị thoái hóa mà có những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số hình ảnh X-Quang thoái hóa của từng vị trí giúp bác sĩ chuẩn đoán tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lí.

Hình ảnh X-quang ở cột sống cổ

➤  Đặc điểm của đốt sống cổ (có 7 đốt):

  • Thân đốt nhỏ, rộng bề ngang.
  • Cuống sống không dính vào mặt sau mà dính vào mặt bên của thân đốt.
  • Mỏm ngang có lỗ cho động mạch đốt sống đi qua. Đỉnh mỏm gai tách làm 2 (trừ đốt sống cổ 7).
  • Đốt cổ 1 hay còn gọi là đốt đội (atlas) không có thân đốt sống, chỉ có hai cung nối với nhau bởi khối bên.
  • Đốt sống cổ 2 hay còn gọi là đốt trục (axis) có thân nhỏ, phía trước thân nhô lên một mỏm dài khoảng 1,5 cm gọi là mỏm nha.
  • Ngoài hệ thống các khớp liên mấu sống, cột sống cổ còn có khớp mấu bán nguyệt (khớp Luschka).
  • Phim X-quang chụp tình trạng thoái hóa cột sống cổ

➤  Hình ảnh X-quang ở cột sống cổ:

Hình ảnh X-quang cột sống cổ
Hình ảnh cốt ống cổ chụp thẳng và nghiêng
Hình ảnh dị dạng tồn tạo ở xương cổ đốt số VII
Phim X-quang theo kỹ thuật chụp chếch 3/4 cột sống cổ
Hình ảnh so sánh cột sống cổ bình thường và cột sống cổ bị thoái hóa
Hẹp đĩa đêm, gai xương cổ hình thành chèn lên các dây thần kinh
Vẹo cột sống cổ

Hình ảnh X-quang ở cột sống thắt lưng

➤ Đặc điểm của cột sống thắt lưng (có 5 đốt):

  • Thân đốt sống to, rộng ngang.
  • Cuống đốt sống dày.
  • Mỏm ngang thắt lưng 3 dài nhất.
  • Mỏm gai hình chữ nhật.

➤ Hình ảnh X-quang ở cột sống lưng: 

Hình ảnh X-quang chụp thẳng và chụp nghiêng cột sống thắt lưng
Gai đốt sống thắt lưng
Hình ảnh X-quang tình trạng trượt đốt sống thắt lưng
Gai cột sống lưng dẫn đến các cơn đau nhức thắt lưng
Dị dạng bẩm sinh nửa thân đốt sống lưng
Vẹo cột sống

5. Chụp X-quang cột sống giúp chẩn đoán bệnh gì?

Chụp X quang cột sống là kỹ thuật quan trọng trong y học, giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý cột sống thường gặp như:

  • Dị dạng cột sống bẩm sinh
  • Thoái hóa cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương cột sống
  • Bệnh viêm cột sống dính khớp
  • Bệnh u tủy sống

Dị dạng cột sống

Một số dị dạng cột sống thường gặp:

  • Gai đôi và hở eo: Nguyên nhân là do quá trình cốt hoá của cột sống thiếu hoàn thiện.
  • Dính hai thân đốt bẩm sinh: Hai thân đốt dính với nhau cả ở khe đĩa đệm và dính cả phần cung sau. Tuy nhiên hai thân đốt không bị phá hủy vì thế trục cột sống không bị gù hoặc vẹo.
  • Cong vẹo cột sống:Các gai xương phát triển khiến cột sống bị lệch trục, một số đốt bị xoay trục kèm theo biến dạng thân đốt như trong dị dạng nửa thân đốt gây nên hiện tượng cong vẹo cột sống.
  • Gù đốt sống: Nhìn trên phim chụp nghiêng, cột sống bị lồi ra sau gây gù, do thân đốt biến dạng kiểu hình chêm.

Bệnh thoái hoá cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi. Tình trạng này xảy ra do thoái hoá vòng xơ bao quanh đĩa đệm.

Hậu quả là làm cho đĩa đệm căng phồng lên, lồi ra, dây chằng đốt sống bị kéo giãn và đóng vôi ở sát bờ đĩa đệm để hình thành nên mỏ xương. Mỏ xương thường xuất hiện ở bờ trước và hai bên thân đốt sống, ít thấy ở bờ sau (nếu có thì sẽ chèn ép tủy sống).

Các khe đĩa đệm trong thoái hoá cột sống lúc đầu ít thay đổi, nhưng sau một thời gian dài cũng bị hẹp do tình trạng thoái hóa xương sụn gây ra, đặc biệt là thoái hoá đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng thoát nhân nhầy của đĩa đệm qua lỗ rách của vòng xơ. Sự di chuyển của nhân nhầy thường ra phía sau và gây chèn ép vào ống tủy và rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm thường hay gặp ở cột sống thắt lưng, có thể xảy ra ở cột sống cổ, hiếm gặp ở cột sống ngực.

Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống là tình trạng các tác nhân bên ngoài tác động lên cột sống như tai nạn giao thông, sinh hoạt sai cách, các hoạt động lao động nặng,…

Các tổn thương thường gặp là:

  • Vỡ thân đốt: Đường gãy chạy ngang thân đốt, gây gián đoạn hoặc gập góc ở bờ trên thân đốt.
  • Xẹp thân đốt: Chiều cao thân đốt bị xẹp xuống, thường lún ở bờ trước thân đốt nên hình thân đốt bị xẹp có dạng hình chêm. Khe đĩa đệm nói chung là không bị hẹp.
  • Trượt thân đốt: Thường trượt ra trước, ra sau hoặc sang bên, có thể gây chèn ép tủy hoặc cắt đứt tủy hoàn toàn.
  • Gãy mỏm ngang: Thường gãy mỏm ngang ở các thân đốt sống thắt lưng.

Bệnh viêm cột sống dính khớp 

Khởi đầu của bệnh là viêm khớp cùng – chậu (chiếm tới 70%), tiếp theo là thưa xương ở cột sống. Bệnh có xu hướng dính khớp lan tỏa. Sớm nhất là khoảng sau 3 năm sẽ xuất hiện vôi hoá các dây chằng và dính các khớp của cột sống. Khi vôi hoá các dây chằng dọc trước, liên gai, dây chằng bên của cột sống sẽ giống hình ảnh “ cột sống cây tre”, “đường ray xe lửa”.

Bệnh u tủy sống

Các loại u tủy sống có thể gặp là: U ngoài màng cứng, u trong màng cứng ngoài tủy, u trong tủy. Đối với bệnh u tủy sống còn có thể dùng phương pháp chụp cộng hưởng từ sẽ cho hiệu quả tốt hơn và là phương pháp tạo ảnh có độ tin cậy cao nhất trong chẩn đoán u tủy.

6. Lưu ý cần biết trước khi chụp X-quang

Tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại trước khi chụp X-quang

Thông thường, người bệnh không cần đặc biệt chuẩn bị gì trước khi tiến hành chụp X-quang. Tuy nhiên, để quá trình chụp diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác nhất, nên lưu ý một số điều như sau:

  • Ở vị trí cần chụp X-quang, bạn nên cởi quần áo để bộc lộ rõ vùng tổn thương.
  • Tháo bỏ hết các vật dụng bằng kim loại trên người như đồ trang sức, điện thoại, móc khóa,… để tránh gây cản trở quá trình chụp X-quang bởi kim loại có khả năng ngăn cản tia X đâm xuyên qua cơ thể.
  • Một số trường hợp có thể được yêu cầu uống hoặc tiêm thuốc cản quang.
  • Nếu chụp X-quang ruột, bạn sẽ được bác sĩ tiến hành thụt tháo và làm sạch ruột trước khi chụp.
  • Ngoài ra còn có một số kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt người bệnh cần thực hiện chuẩn bị theo những yêu cầu cụ thể của bác sĩ.

Trên đây là một số hình ảnh X-quang thoái hóa cột sống ở từng vị trí. Hình ảnh X-quang là tài liệu quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng cột sống của bệnh nhân, từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Thời gian chụp nhanh chóng, mức độ chính xác cao, lại tiện lợi nên hiện được sử dụng rất phổ biến.

Nguồn: Baovexuongkhop

Bài viết liên quan