Cần làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?

Phong cách sống hiện đại với lối sống ít vận động ngày nay gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho con người. Trong các vấn đề y tế đang gặp phải, tình trạng thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng là một trong những vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm vì cột sống là cấu trúc quan trọng nhất trong cơ thể con người. Câu hỏi đặt ra ở đây là cần làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp vấn đề này!

1. Chẩn đoán xác định tình trạng bệnh

Như bạn đã biết, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên, trong đó khu vực bị chịu ảnh hưởng trực tiếp là các đốt sống cổ. Chúng bị biến đổi cấu trúc, yếu đi và dễ tổn thương dẫn đến những triệu chứng như tê mỏi cổ, cứng cổ, các cơn đau âm ỉ vùng cổ vai gáy,… kèm theo tình trạng hoa mắt, chóng mặt do máu lưu thông lên não giảm.

Nhiều người cho rằng thoái hóa cột sống chỉ xảy ra ở người cao tuổi, nhưng thật chất căn bệnh này ngày càng phổ biến ở người trẻ, đặc biệt là những người trẻ làm việc trong văn phòng, có thói quen ít vận động. Như vậy, nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:

  • Người cao tuổi (40 – 50 tuổi) do quá trình lão hóa
  • Những người làm việc ở một tư thế quá lâu, ít di chuyển, vận động như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế lái xe,..
  • Những người lao động nặng nhọc, thường xuyên bê vác vật nặng trên vai
  • Phụ nữ mãn kinh
  • Từng bị chấn thương vùng cổ
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh về xương khớp
  • Người cử động hoặc xoay cổ quá nhiều cũng có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao hơn

Thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất hiện từ rất sớm nhưng sẽ diễn biến âm thầm bên trong cơ thể. Ở những giai đoạn đầu, bệnh hầu như không gây ra các dấu hiệu cụ thể nào. Hơn 50% không có triệu chứng rõ ràng, chúng chỉ những cơn đau mỏi cổ thoáng qua nên người bệnh thường không quan tâm và không nghĩ nó nghiêm trọng cho đến khi bệnh tiến triển nặng.

Thoái hóa cột sống rất khó để phát hiện, các dấu hiệu thoái hóa cột sống chỉ được phát hiện trên hình ảnh X-quang. Vì vậy, khi xuất hiện những biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám xem tình trạng bệnh ra sao và được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp. Để xác định được cụ thể tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cần làm một số xét nghiệm chẩn đoán như:

Người bệnh gặp bác sĩ để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tình trạng thoái hóa cột sống cổ
  • Chụp X-quang đốt sống cổ: Phương pháp chẩn đoán bằng chụp phim X-quang giúp bác sĩ phát hiện hầu hết các dấu hiệu bất thường như: gai xương xuất hiện, đĩa đệm xẹp, hẹp lỗ tiếp hợp, mất đường cong sinh lí,…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) đốt sống cổ: Đây là phương pháp chẩn đoán mang lại hiệu quả nhất khi xác định được vị trí các rễ thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra còn mức độ thoát vị đĩa đệm hay mức độ hẹp ống sống.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan): Phương pháp này được chỉ định khi người bệnh không đủ điều kiện để chụp cộng hưởng từ. Tuy hiệu quả mang lại không cao như chụp cộng hưởng từ, xong vẫn thu thập được những hình ảnh cho tiết bao gồm tổn thương ở xương dù mức độ nhỏ.
  • Xét nghiệm chức năng thần kinh: Bên cạnh các phương pháp chẩn đoán trên, bác sĩ cũng có thể yêu cần chẩn đoán bệnh bằng cách thực hiện thêm một số xét nghiệm chức năng thần kinh để xác định xem tín hiệu thần kinh có truyền đến các cơ không. Các xét nghiệm chức năng thần kinh bao gồm:

Điện cơ: Xét nghiệm này đo hoạt động điện bên trong dây thần kinh khi cơ bắp tay đang co hoặc đang nghỉ ngơi
Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Chẩn đoán này được thực hiện khi các điện cực gắn vào da phía trên dây thần kinh cần nghiên cứu. Sau đó cho chạy qua dây thần kinh này một dòng điện nhỏ nhằm đo lường tốc độ cũng như cường độ của tín hiệu thần kinh.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh của bạn đang ở mức độ nhẹ hay nặng, từ đó sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Việc cần làm của bạn chính là tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và chăm chỉ tái khám theo lịch để theo dõi tiến độ điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.

2. Điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị nội khoa là là điều trị không phẫu thuật, chủ yếu là điều trị bằng thuốc. Đây là phương pháp điều trị phổ biến, luôn được ưu tiên cho những cơn đau cấp tính do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

Có 2 phương pháp điều trị bằng thuốc được người bệnh sử dụng nhiều nhất là thuốc tây y và thuốc đông y. Dù là thuốc tây y hay đông y thì người bệnh cũng tuân thủ theo chỉ dẫn và kê đơn từ bác sĩ.

Tây y chữa thoái hóa đốt sống cổ

Có nhiều loại thuốc Tây y chữa thoái hóa đốt sống cổ. Thông thường, các loại thuốc này sẽ được phân loại theo chức năng của chúng, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Phổ biến nhất là Paracetamol. Đây là một loại thuốc giảm đau không kê đơn có tác dụng giảm cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình. Tác dụng giảm đau của thuốc được thực hiện bằng cơ chế ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau lên não. Tuy nhiên, loại thuốc này không có khả năng giảm viêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thuộc nhóm thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng nhóm thuốc này khi Paracetamol không mang lại hiệu quả. Một số loại thuốc điển hình của nhóm thuốc này là Diclofenac, Meloxicam, Indomethacin, Aspirin,…
Thuốc giảm đau thông thường paracetamol sử dụng cho những trường hợp đau từ nhẹ đến trung bình

2 loại thuốc trên, người bệnh có thể tự mua và sử dụng mà không cần kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, khi bệnh có những triệu chứng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu dùng 1 số loại thuốc kê đơn như:

  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc steroid đường uống
  • Thuốc giảm đau Opioids
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống co giật

Ưu điểm của thuốc tây y trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ là giúp giảm nhanh các cơn đau vùng cổ gáy. Tuy nhiên hiệu quả lại không kéo dài, còn kéo theo nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày.

Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ

Ngoài thuốc Tây y đã liệt kê ở trên, phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài thuốc Đông y cũng được nhiều người áp dụng bởi mức độ lành tính, an toàn cao. Với đặc tính an toàn, lành tính, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ. Song do các bài thuốc đông y có thành phần hoàn toàn là dược liệu tự nhiên nên hiệu quả điều trị mang lại thấp so với thuốc Tây.

Bên cạnh việc chỉ điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc, người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, để đạt được hiệu quả tốt hơn.

➤  Đọc thêm: Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?

Sử dụng thực phẩm chức năng viên uống xương khớp Khương Thảo Đan

Việc sử dụng thuốc Tây phải lưu ý quá nhiều, các bài thuốc Đông y mất thời gian để chuẩn bị khiến cho người bệnh cảm thấy phiền phức. Vì vậy, người bệnh có thể tham khảo một giải pháp đề xuất cho vấn đề này là sử dụng viên uống xương khớp Khương Thảo Đan.

Khương Thảo Đan là một sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm có công dụng chính là hỗ trợ giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Vì vậy, người có nguy cơ thoái hóa cột sống cổ có thể sử dụng sản phẩm để phòng tránh bệnh.

Viên uống xương khớp Khương Thảo Đan

Để nghiên cứu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm trong việc hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ, chúng ta cùng tìm hiểu các thành phần cấu tạo nên sản phẩm. Khương Thảo Đan với sự kết hợp độc đáo giữa những thảo dược quý như cây địa liền, bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II đều là những chất có lợi cho sức khỏe của hệ xương khớp. Trong đó, 2 thành phần tiêu biểu phải kể tới là:

  • Hoạt chất KGA1: Được nghiên cứu và chiết xuất thành công bởi PGS.TS Lê Minh Hà (Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) cùng các cộng sự. Hoạt chất này có tác dụng mạnh gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường, giúp chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.
  • Collagen type II không biến tính: Hoạt chất tự nhiên trong sụn khớp, giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp, hạn chế các xâm lấn làm tổn thương lên bề mặt sụn, ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp. Chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn khi dùng Glucosamin và Chondroitin.

Ngoài ra, Khương Thảo Đan với thành phần chiết xuất 100% từ tự nhiên, vì thế người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo đến các tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, dạ dày. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên nang tiện lợi cho mọi đối tượng sử dụng.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học

Dù có đang áp dụng phương pháp điều trị nào kể trên hay không thì người bệnh cũng phải xuất phát từ chính bản thân mình bằng cách có một chế độ ăn uống luyện tập hợp lý, đồng thời xây dựng thói quen tốt cho cột sống cổ. Đây là những bí quyết đẩy lùi chứng thoái hóa đốt sống cổ an toàn, đơn giản và dễ thực hiện tại nhà.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ xương khớp. Đối với người thoái hóa đốt sống cổ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tăng cường dưỡng chất cho sụn khớp và bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh. Người bệnh cần lưu ý một số loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị thoái hóa đốt sống cổ như:

 

Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi có nhiều trong hải sản (tôm, cua, cá…), xương ống, đậu bắp, các loại đậu, súp lơ, sữa và các chế phẩm từ sữa,… Bổ sung đầy đủ canxi giúp xương và cột sống chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
Bổ sung đầy đủ canxi là đặc biệt quan trọng để giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương và có chức năng trung gian làm tăng quá trình hấp thu canxi cho cơ thể. Vì vậy, khi thiếu vitamin D, cơ thể sẽ không thể hấp thụ canxi khiến xương trở nên yếu, dễ bị thoái hóa. Các thực phẩm giàu Vitamin D mà người bệnh nên ăn là ngũ cốc, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, trứng gà, nấm,…
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Omega 3 là một thành phần cấu tạo nên đĩa đệm cột sống. Omega 3 có tác dụng giảm sưng đau, ức chế viêm và cải thiện chức năng vận động. Ngoài ra, axit béo Omega-3 còn giúp tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng các khớp xương, từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình hồi phục tổn thương do thoái hóa. Các thực phẩm giàu Omega 3 đó là: cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá tuyết, cá mòi,… Nguồn Omega 3 từ các loại hạt như: hạt cải, hạt hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, óc chó,…
  • Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ vitamin từ trái cây, chất xơ từ rau xanh và một số khoáng chất các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Thực phẩm nên tránh

Bên cạnh bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp thì người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ như:

  • Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp chế biến sẵn
  • Thực phẩm chứa nhiều đường hóa học như: các loại kẹo, bánh ngọt, đồ uống có ga,…
  • Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

➤  Đọc chi tiết: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

Như đã biết, phần lớn nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ hiện nay là do thói quen lười vận động. Việc không vận động cổ khiến các cơ vùng này bị co cứng, kém linh hoạt, suy giảm chức năng cơ bắp làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.

Trong khi đó, luyện tập thể dục thích quá trình lưu thông máu, hệ thống xương khớp được cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất khiến xương khỏe mạnh, các đốt sống cổ hoạt động linh hoạt. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Người bệnh có thể lựa chọn một số bài tập nhẹ nhàng, tốt cho tình trạng các đốt sống cổ và các vấn đề xương khớp nhue: Đi bộ, Yoga, đạp xe, thể dục nhịp điệu, các bài tập cổ đơn giản tại nhà (bài tập xoay cổ, kéo giãn cơ vai gáy và thả lỏng cơ cổ,…)

Ngoài ra, người bệnh cần tránh những bài tập hay bộ môn thể thao vận động nặng, di chuyển nhiều, gây áp lực nhiều đến cột sống như: đá bóng, bóng chuyền, tập tạ…

Thường xuyên tập thể dục còn còn sản sinh ra hormone endorphins giúp cho tinh thần sảng khoái hơn, tránh căng thẳng, stress cũng rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Thay đổi thói quen ảnh hưởng đến cột sống cổ

Thống kê cho thấy, có khoảng 60% các trường hợp đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ được bắt nguồn từ thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy để cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ và bảo vệ sức khỏe của hệ xương khớp, việc đầu tiên người bệnh cần nghĩ đến là bỏ ngay những thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực và làm tổn thương cột sống cổ như:

  • Thói quen bẻ cổ đột ngột
  • Ngủ một tư thế
  • Gối đầu cao khi ngủ
  • Thói quen nghe điện thoại bằng cách kẹp vào giữa vai và tai
  • Cúi thấp cổ khi xem ti vi hoặc điện thoại

Ngoài ra, việc ngồi làm việc sai tư thế cũng là nguyên nhân mà hầu hết ai cũng mắc phải khiến cho nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ tăng cao. Vì vậy, những đối tượng đang ngồi sai tư thế cần lưu ý ngay:

Thay đổi tư thế ngồi cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa cột sống cổ

 

  • Với những công việc có tính chất phải ngồi lâu một chỗ nhữ nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế lái xe,… cần thỉnh thoảng điều chỉnh lại vị trí ngồi bằng cách đứng dậy vươn vai hoặc đi lại để thư giãn cơ bắp. Tốt nhất là sau 1-2 giờ thì nên vận động nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu trong cơ thể đến nuôi dưỡng các khớp.
  • Riêng đối với nhân viên văn phòng: Tư thế ngồi làm việc thoải mái, tốt cho cột sống nói chung và đốt sống cổ là ngồi thẳng lưng, hai vai thả lỏng, không bắt chéo chân, đùi để song song với nền nhà.
  • Với người thường xuyên làm việc với máy tính, cần ngồi cách máy tính một khoảng nhất định sao cho mắt cách màn hình hình từ 50 – 66cm. Không để màn hình ở vị trí quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt để tránh tư thế phải cúi đầu hoặc ngửa đầu mới có thể nhìn rõ. Chọn máy tính có màn hình lớn (từ 17 inch trở lên) để giữ tư thế thẳng lưng vẫn có thể nhìn rõ.

4. Cai thiệp phẫu thuật khi bệnh tiến triển nặng

Thoái hóa đốt sống cổ tiến triển nặng thì các gai xương sẽ chèn ép lên các dây thần kinh ở vùng cổ gáy. Khi đó, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng, chúng có thể lan lên đầu và xuống hai bên vai gáy, cánh tay khiến cho tay bị tê liệt, mất cảm giác. Người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động vùng cổ và cơ tay. Nghiêm trọng hơn có thể gây biến dạng cột sống, teo cơ, thậm chí liệt chi.

Lúc này, can thiệp phẫu thuật là biện pháp cuối cùng có thể đem lại hiệu quả điều trị bởi tất cả các biện pháp điều trị khác đều không mang lại hiệu quả. Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng nhất là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần đốt sống cổ trước
  • Phẫu thuật cố định cột sống
  • Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo

Người bệnh cần hiểu rõ ràng, phẫu thuật không thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, nó chỉ đưa cột sống cổ về trạng thái gần nhất với ban đầu, hạn chế nguy cơ mất khả năng lao động cho bệnh nhân. Do đó, sau khi phẫu thuật, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.

Sau khi phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ, để giúp vết thương mau phục hồi đồng thời hạn chế những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, người bệnh cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ về việc vệ sinh vết mổ, chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt cho người bệnh. Đặc biệt, sau khi ra viện cần tái khám định kỳ để theo dõi và kiểm soát được tiến triển của bệnh.

➤  Đọc thêm: Các phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ

Như vậy, thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh khó tránh khỏi. Đến nay, bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng bệnh nếu chúng được phát hiện và điều trị sớm. Để làm tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể kết hợp nhiều phương pháp mà chúng tôi đã chia sẻ trên bài viết.  Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1800 1156 để được tư vấn miễn phí. 

Nguồn: Baovexuongkhop.vn

Bài viết liên quan