Viêm khớp cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể phát triển sang giai đoạn mãn tính gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và khó khăn hơn trong việc điều trị. Cùng chúng tôi xem qua bài viết để tìm hiểu tất tần tật về những chứng bệnh viêm khớp cấp này nhé.
Viêm khớp cấp tính là gì? Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cấp tính
Viêm khớp cấp là tình trạng khớp xuất hiện những cơn đau, sưng khớp cấp tính và thường xuất hiện một cách đột ngột do virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh thường khởi phát và tiến triển trong một thời gian ngắn có thể là trong vài giờ hoặc vài ngày.
Các khớp khuỷu tay, khớp gối, khớp ngón tay, ngón chân… là những khớp dễ gặp phải tình trạng viêm khớp cấp tính. Bệnh không chỉ thường gặp ở những người cao tuổi mà còn có thể gặp cả ở đối tượng trẻ em.
Viêm khớp cấp tính có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân điển hình của bệnh có thể kể đến như:
- Do khớp gặp phải chấn thương trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao. Nếu các chấn thương này không có được xử lý đúng, có thể gây viêm nhiễm, nhiễm trùng quanh khớp và từ đó tạo phản ứng viêm và hình thành căn bệnh.
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao càng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cấp tính. Bởi do ảnh hưởng của quá trình lão hóa làm giảm đi đáng kể chức năng của các bộ phận cơ thể. Đây là điều kiện thuật lợi để virus gây bệnh và phát triển.
- Một số ổ nhiễm trùng từ những cơ quan khác trong cơ thể đến sinh sôi trong dịch khớp và lây nhiễm ra các mô khớp, gây ra phản ứng sưng viêm.
- Một số trường hợp bị viêm khớp cấp có thể do di truyền.
- Do thời tiết
- Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cấp tính
Ngoài ra, viêm khớp cấp tính có thể khởi phát do rối loạn chức năng hệ miễn dịch khi cơ thể mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp.
Mọi lứa tuổi để có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cấp và tùy theo độ tuổi mà các nguy cơ gây bệnh sẽ khác nhau, cụ thể như:
- Người ngoài 40 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất vì lúc này hệ thống xương khớp bắt đầu bị lão hóa và dễ bị tổn thương dù chỉ do tác động rất nhỏ.
- Người từ 20 tuổi trở đi là nhóm người ít gặp các bệnh xương khớp nhưng vẫn có thể gặp do chấn thương, hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
- Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi hiếm khi mắc bệnh nhưng vẫn có ca mắc bệnh nên cha mẹ cần chú ý để tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
- Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn trong tổng những người mắc bệnh.
Triệu chứng của viêm khớp cấp tính
Người bị viêm khớp cấp tính cũng có những biểu hiện như bệnh viêm khớp. Đó là biểu hiện đau nhức, sưng, nóng, đỏ tại vị trí khớp bị viêm. Từ đó làm cho vùng khớp bị suy giảm chức năng vận động, các khớp kém linh động làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc.
Bệnh viêm khớp cấp tính thực chất là viêm. Biểu hiện của bệnh luôn có các đặc trưng của bệnh viêm nói chung là sưng, nóng, đỏ, đau. Trong đó, đau cứng khớp và sưng khớp là triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh:
- Đau khớp: Khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào ổ khớp sẽ gây phá vỡ màng hoạt dịch bao bọc ở các đầu khớp khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Những cơn đau có thể xuất hiện theo từng đợt hoặc kéo dài cả ngày. Bạn có thể bị đau ở một vị trí tại một thời điểm hoặc cũng có thể đau ở nhiều vị trí cùng một thời điểm.
- Sưng: Khi màng hoạt dịch bị hỏng do vi khuẩn và virus xâm nhập và tấn công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển thêm. Kết quả các ổ khớp dần dần sưng lên. Tình trạng sưng đau kèm theo các điểm bọc mềm, đỏ hồng, sờ vào hơi mềm và nóng.
- Cứng khớp: Viêm khớp cấp tính làm cho người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển các khớp, thực hiện các hoạt động bình thường khó khăn hơn. Lâu dần, người bệnh có xu hướng ít vận động các khớp hơn để tránh đau. Điều này dẫn đến tình trạng cứng khớp càng nghiêm trọng hơn.
- Triệu chứng kèm theo khác: Phát ban, sụt cân, ngứa ngáy khó chịu đặc biệt ở các vị trí quanh ổ khớp bị viêm.
Viêm khớp cấp có nguy hiểm không?
Viêm khớp cấp tính nếu ở giai đoạn mới phát triển sẽ không có gì nguy hiểm. Nếu bệnh được can thiệp kịp thời và đúng cách thì bệnh có thể nhanh chóng khỏi sau vài tuần. Nhưng nếu như bệnh không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng mãn tính và có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng và là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh khác.
Viêm khớp cấp tính có các biến chứng phức tạp, nguy hiểm khi mà không chữa trị kịp thời như:
- Hạn chế, giảm và nghiêm trọng hơn là mất chức năng vận động hệ xương khớp.
- Ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh gây teo cơ, các bệnh về huyết khối.
- Gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp.
- Phá hủy hệ thống tổ chức xương và sụn khớp. Do tình trạng viêm nhiễm lâu ngày sẽ gây viêm bao khớp khiến cho khớp không được nuôi dưỡng làm chất lượng dịch khớp giảm sút, hệ xương khớp suy yếu, xuất hiện vùng xương đặc rỗng,…gây đau nhức.
- Các khớp bị biến dạng thậm chí là tàn phế suốt đời. Bệnh ở vào giai đoạn nặng, những triệu chứng sưng, đau bình thường sẽ được thay thế bằng những cục u xuất hiện tại vùng khớp bị viêm khiến khớp bị biến dạng, trở nên gồ ghề, lệch khớp.
- Gây mất khả năng lao động, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Điều trị bệnh viêm khớp cấp tính
Điều trị bằng thuốc Tây y
Nhờ sự phát triển của y học hiện đại mà đã có rất nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị tình trạng viêm khớp cấp. Các loại thuốc Tây y được bào chế nhằm tiêu sưng, giảm viêm, giảm đau nhức và hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.
Tùy thuộc vào tình trạng viêm khớp, bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc như:
- Thuốc giảm đau: Các thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhưng không có tác dụng chống viêm như Acetaminophen. Đối với tình trạng nặng, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau Opioid như Tramadol hoặc Oxycodone.
- Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có thể hỗ trợ và làm giảm tình trạng đau và viêm. Ibuprofen và Mochi là hai loại thuốc không kê đơn thường được sử dụng. Ngoài uống trực tiếp, thuốc còn được bào chế dưới dạng kem, gel bôi, miếng dán.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm đa khớp cấp. Thuốc có tác dụng làm chậm hoặc ngăn ngừa hoạt động của hệ thống miễn dịch gây nên tình trạng sưng viêm ở khớp.
- Thuốc sinh học: Thuốc được sử dụng kết hợp với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. Thuốc có công dụng tác động làm ức chế hệ thống miễn dịch hoặc biến đổi các gen có liên quan.
Việc sử dụng thuốc sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng nhưng người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần tham khảo theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bởi những lý do sau:
- Một số loại thuốc Tây y có thể gây nghiện, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh hoặc gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, tăng nguy cơ đau tim.
- Sử dụng thuốc quá nhiều hoặc không đúng sẽ gây tình trạng nhờn thuốc
- Gây rụng tóc, nóng trong, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, và đặc biệt có thể dẫn đến loét dạ dày
Vật lý trị liệu chữa bệnh
Phương pháp vật lý trị liệu giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, tăng cường quá trình lưu thông máu trong cơ thể để khớp được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Các hình thức vật lý trị liệu được áp dụng cho người bị viêm khớp cấp bao gồm:
- Liệu pháp nhiệt: Liệu pháp này giúp giảm đau và giảm áp lực lên các ổ khớp. Người bệnh có thể ngâm người trong nước ấm. Tránh sử dụng nước quá nóng vì nó có thể gây bỏng hoặc làm cho chỗ khớp bị viêm bị nóng rát hơn.
- Chườm nóng, lạnh: Phương pháp này có thể hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và cải thiện sự linh hoạt của các cơ xương khớp. Người bệnh có thể sử dụng một túi chườm nóng để chườm trực tiếp lên vùng khớp bị đau. Hoặc sử dụng một chiếc khăn sạch có ướp đá lạnh để đắp lên khu vực bị tổn thương.
- Các bài tập vật lý trị liệu chuyên khoa: Khi thực hiện các bài tập luyện này bạn sẽ được bác sĩ trị liệu hướng dẫn trực tiếp để kiểm soát cũng như hạn chế tổn thương xương khớp trong quá trình luyện tập. Từ đó giúp giảm đau, giảm viêm và tăng khả năng hoạt động cho các khớp. Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một số dụng cụ chuyên dụng để bảo vệ khớp khỏi các tổn thương và hạn chế căng cứng khớp. Có một số bài tập có thể thực hiện tại nhà, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bài tập tại nhà để giảm thiểu thời gian đến trung tập tập luyện.
Điều trị viêm khớp cấp tính bằng thuốc Đông y
Nguyên tắc sử dụng thuốc Đông y trong điều trị viêm khớp cấp là sử dụng các loại thảo dược để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, đả thông các kinh mạch tắc nghẽn do tổ chức viêm. Ưu điểm của phương pháp sử dụng thuốc Đông y là lành tính và có khả năng tương hợp cao với cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là tốn thời gian sắc thuốc, hiệu quả lâu, phải sử dụng thật kiên trì.
Một số bài thuốc Đông y nổi tiếng quen thuộc được sử dụng trong điều trị viêm khớp cấp: Độc hoạt tang ký sinh, Bát vị hoàn Quế chi, Thược dược Tri mẫu thang, Quyên tý thang…
Lưu ý lớn nhất khi điều trị viêm khớp cấp tính bằng thuốc Đông y là cần quan tâm đến nguồn gốc thuốc sử dụng. Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất và bán thuốc Đông y để chữa bệnh không có giấy cấp phép. Những cơ sở này không đảm bảo được tính an toàn trong thuốc, việc khống chế độc tính và mức độ hiệu quả của phương thuốc. Không ít bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy gan suy thận do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc đông y khi biết chắc chắn nguồn gốc của thuốc.
Ngày nay, theo kinh nghiệm lâm sàng, kết hợp với thành tựu của y học hiện đại, ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG (ĐHKST) là phương thuốc cổ truyền nổi tiếng được đánh giá cao về hiệu quả điều trị. Theo các nghiên cứu y khoa, ĐHKST có tác dụng rất tốt cho bệnh đau thần kinh tọa, viêm đau xương khớp, thoái hóa khớp. Những bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp được cho dùng bài ĐHKST, trong quá trình sử dụng đều tiến triển rất tốt. Nếu bệnh nhân kết hợp kiêng cữ đúng cách thì bệnh có thể giảm 80 – 90%.
Theo PGS.TS Lê Minh Hà – Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, áp dụng bài thuốc ĐHKST chữa đau thần kinh tọa, viêm đau xương khớp đa số bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học của Viện nghiên cứu phương thuốc Độc hoạt ký sinh thang gia giảm thêm vị Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và kết hợp với sáng chế mới của y học thế giới về hoạt chất quý báu cho dịch khớp là Collagen type-II thì cho tác dụng hoàn toàn vượt trội so với công thức ban đầu.
Viên xương khớp Khương Thảo Đan được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Với hoạt chất KGA1 kết hợp cùng bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang và collagen type II. Khiến tác dụng của bài thuốc trở nên vượt trội hơn hẳn so với công thức ban đầu, đáp ứng được tam giác khép kín trong việc điều trị đau nhức xương khớp là: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh.
Đặc biệt ở chỗ, PGS.TS Lê Minh Hà đã chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền có tác dụng gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường giúp chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả. Có thể nói, Khương Thảo Đan chính là sản phẩm kế thừa y học cổ truyền và ứng dụng khoa học hiện đại vào hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.
Tác dụng bảo vệ sụn khớp được tăng cường một cách tối đa khi phương thuốc được kết hợp Collagen type II. Bằng cách điều chỉnh hệ miễn dịch, Collagen type II không biến tính giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp, chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn khi dùng Glucosamin và Chondroitin.
Viên xương khớp Khương Thảo Đan là một sản phẩm BVSK có công dụng hỗ trợ:
- Giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.
- Làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
- Làm chậm quá trình thoái hóa khớp
Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân ăn uống khoa học, rèn luyện thể chất và tuân thủ liệu trình, thì hiệu quả đạt được sẽ cao nhất. Tuy nhiên, cũng tùy theo cơ địa của mỗi người mà biểu hiện công dụng của sản phẩm nhanh chậm khác nhau.
Để mua Khương Thảo Đan chính hãng từ Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, bạn xem TẠI ĐÂY
Phẫu thuật
Nếu các biện pháp điều trị không xâm lấn trên không đạt được hiệu quả mà khiến bệnh chuyển biến ngày một nặng hơn thì bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định điều trị ngoại khoa.
Nếu tình trạng viêm khớp ảnh hưởng đến các ngón tay và cổ tay thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để hợp nhất các khớp lại với nhau. Bác sĩ sẽ tiến hành nối các đầu xương để xương liền và lành lại.
Ngoài ra, nếu tình trạng viêm khớp trầm trọng thì có thể phẫu thuật thay thế khớp gối mới. Khớp gối mới bằng kim loại hoặc bằng nhựa dùng để thay thế khớp bị tổn thương. Sau điều trị, bệnh nhân cần một thời gian để thích nghi với khớp gối mới và vận động bình thường.
Một số lời khuyên cho bệnh nhân viêm khớp cấp tính
Bệnh viêm khớp cấp tính là căn bệnh không nên chủ quan, để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh phát triển nặng bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc hướng dẫn như sau:
- Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh như: đau, sưng đỏ khớp thì bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và bác sĩ sẽ chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức trong khoảng 2 tuần đầu phát hiện bệnh để giảm áp lực cho khớp, sớm phục hồi bệnh.
- Tập thể dục để giúp khớp dẻo dai, linh hoạt hơn. Người bệnh bị viêm khớp cấp nên lựa chọn các bài tập như: đi bộ, đạp xe, bơi lội vì môn thể thao này sẽ giảm áp lực lên các khớp, đảm bảo chế độ tập luyện vừa sức.
- Chế độ ăn uống hợp lý giúp duy trì cân nặng cho cơ thể tránh áp lực lên hệ xương khớp. Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D3, kali, omega 3, thực phẩm có chứa chất oxi hóa để tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng cường dẻo dai cho khớp xương.
- Tăng cường bảo vệ khớp bằng cách dụng cụ hỗ trợ như nẹp, băng để hạn chế chấn thương và gây viêm nhiễm sụn khớp.
Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh viêm khớp cấp tính. Căn bệnh này nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ dễ gây ra các biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nên các bạn hãy đến thăm khám tại các địa chỉ uy tín khi có các biểu hiện của bệnh.