Thoái hóa cột sống thắt lưng l4 l5: Dấu hiệu nhận biết & cách chữa trị

L4 và L5 là hai đốt sống thấp nhất của cột sống thắt lưng. Cùng với đĩa đệm, khớp, dây thần kinh và mô mềm, đoạn cột sống L4 – L5 giúp hỗ trợ chuyển động và giúp cho cơ thể chuyển động theo nhiều hướng. Do là hai đốt sống thấp nhất nên chức năng chịu trọng tải lớn và phạm vi linh hoạt rộng, đoạn chuyển động L4 – L5 dễ bị chấn thương và thoái hóa so với các đoạn thắt lưng khác. Nhận biết bệnh sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp bạn có thể phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 là gì?

Thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5 là tình trạng hai đốt sống cuối cùng của cột sống là L4, L5 và đĩa đệm xung quang bị suy giảm chức năng, lớp sụn khớp bị bào mòn làm trơ ra hai đầu xương lồi lõm. Đây là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở độ tuổi trung niên và người già. 

Thoái vị đĩa đệm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống lưng L4 L5. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống lưng L4, L5 là thừa cân,béo phì, thường xuyên phải lao động nặng làm cho các đốt sống lưng phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài dẫn đến bị bào mòn và hư hại.

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp kịp thời người bệnh dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, và nghiêm trọng nhất là khiến người bệnh bị tàn phế. Chính vì vậy, nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn có thể can thiệp từ sớm tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Các triệu chứng của thoái hóa cột sống lưng L4-L5

Khi gặp phải tình trạng này, triệu chứng đầu tiên mà người bệnh sẽ gặp phải là những cơn đau nhức vùng thắt lưng. Khi bị thoái hóa khớp, cơ thể sẽ tự sửa chữa tổn thương bằng việc đưa canxi đến khớp bị tổn thương. Nhưng do lượng canxi bị lắng đọng quá nhiều nên tại vị trí của các đốt sống đã hình thành gai xương và lâu ngày nó sẽ gây chèn ép lên dây thần kinh và từ đó cơn đau sẽ lan xuống mông, bắp chân và gây tê bì các ngón chân, cuối cùng là làm giảm khả năng vận động của người bệnh.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn có thể gặp phải những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống lưng L4, L5:

  • Đau toàn bộ vùng thắt lưng: triệu chứng đầu tiên mà người bệnh sẽ gặp phải là những cơn đau nhức vùng thắt lưng. Thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 làm cho đốt sống L4 bị lệch về đằng trước sẽ khiến rễ thần kinh bị chèn ép và gây đau nhức vùng lưng, chân. Ban đầu, người bệnh chỉ gặp phải những cơn đau thoáng qua và nếu không được can thiệp, cơn đau sẽ dữ dội hơn khiến người gặp khó khăn hơn trong việc vận động và đi lại.
  • Đau lan xuống hông, đau dây thần kinh tọa: Khi bệnh phát triển nặng, cơn đau sẽ lan rộng xuống hông, đùi, cẳng chân làm cho người bệnh không thể đứng thẳng người mà thường phải ở tư thế khom lưng. Đĩa đệm cũng bị thoát vị khiến hai đốt sống dễ dàng cọ xát với nhau, gây đau.
  • Hạn chế khả năng vận động, đi lại: Khi cơn đau diễn ra liên tục với mức độ mạnh sẽ làm cho người bệnh gặp khó khăn rất nhiều khi vận động. Đặc biệt, người bệnh sẽ thấy đau hơn khi vận động và thực hiện các động tác cúi người. Tình trạng thoái hóa đốt sống L4 – L5 còn khiến cho dây thần kinh bị chèn ép, gây viêm và gây ra những cơn đau nhói, khó chịu. 
  • Cảm giác tê bì và ngứa ran chạy dọc từ hông xuống chi dưới: Khi các rễ thần kinh bị chèn ép, bạn cũng có thể cảm thấy ngứa ran, tê hoặc cảm giác kim châm từ vùng đĩa đệm L4 – L5. Bạn có thể cảm thấy tê “ở một bên chân, có thể bắt đầu ở mông hoặc sau đầu gối và kéo dài đến đùi, mắt cá chân hoặc bàn chân.

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng L4 L5

Mục tiêu của việc điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Điều trị đoạn đốt sống lưng L4 – L5 bị thoái hóa thường bắt đầu bằng các phương pháp không phẫu thuật. Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh không được cải thiện thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Điều trị bằng thuốc Tây

Để giảm đau do thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 người bệnh có thể sử dụng cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (OTC). Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trước. Còn với những trường hợp xuất hiện cơn đau nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng opioid, tramadol hoặc corticosteroid.

Dưới đây là một số loại thuốc Tây y được bác sĩ chỉ định tùy theo mức độ đau của từng bệnh nhân:

  • Thuốc giảm đau nhanh: Phổ biến nhất vẫn là Paracetamol – Đây là loại thuốc giúp giảm nhanh các cơn đau cấp tính.
  • Thuốc chống viêm: Etoricoxib, Diclofenac,… được sử dụng cho những trường hợp bệnh phát triển nghiêm trọng, phòng tránh tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
  • Thuốc giãn cơ: Decontractyl, Mydocalm,… có tác dụng giúp cơ bắp và dây chằng xung quanh đốt sống được thư giãn và giảm hiện tượng co thắt gây đau nhức. Thuốc giãn cơ thường được sử dụng cho những trường hợp có dấu hiệu co cứng ở lưng hoặc chân.
  • Tiêm steroid: Steroid được tiêm trực tiếp vào khoang ngoài màng cứng tủy sống nhằm giúp giảm viêm và giảm độ nhạy của các sợi thần kinh với cơn đau, từ đó giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này thường gây ra nhiều tác dụng phụ.

Lưu ý: Thuốc Tây sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày, thận, gan,… Lạm dụng sử dụng thuốc quá nhiều còn dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Chính vì vậy, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên gia và sử dụng đúng liều lượng để hạn chế được tối đa tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: Thoái hóa cột sống lưng uống thuốc gì?

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu có tác dụng làm giãn cơ, dây chằng, giúp khí huyết được lưu thông, làm giảm các cơn đau nhức vùng thắt lưng nhanh chóng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 hiệu quả.

Vật lý trị liệu bao gồm cả các bài tập được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu ở cơ sở y tế hoặc các bài tập theo hướng dẫn tự thực hiện tại nhà. Tại các trung tâm, bệnh nhân có thể thực hiện một số bài tập trị liệu như: Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, kích thích điện, chiếu tia hồng ngoại, bài tập kéo giãn cột sống,… Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị y tế hiện đại và các bác sĩ điều trị có kinh nghiệm để thực hiện các phương pháp trị liệu trên.

Khi thực hiện các bài tập tại nhà bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chuyên gia, nếu gặp phải triệu chứng bất thường nào trong quá trình luyện tập bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp thay đổi phù hợp.

Ngoài ra, bạn cần điều chỉnh tư thế khi sinh hoạt và làm việc phù hợp, giữ cho cột sống luôn thẳng để giảm thiểu áp lực lên cột sống. Bên cạnh đó, bạn cần duy trì thói quen ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tuân theo thói quen tập thể dục, bỏ thuốc lá, rượu bia và giảm cân nếu bị thừa cân có thể giúp giảm nguy cơ các vấn đề bắt nguồn từ L4 – L5.

Điều trị phẫu thuật cho L4 – L5

Phẫu thuật sẽ được bác sĩ khuyến cáo sử dụng khi các biện pháp điều trị trên không đáp ứng được với tình trạng bệnh của bạn. Hoặc, phẫu thuật cũng có thể được khuyên trong trường hợp nhiễm trùng, mức độ tổn thương nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Các cuộc phẫu thuật cột sống thắt lưng để giảm bớt sự chèn ép của rễ thần kinh và vùng cân bằng thần kinh thường được thực hiện bằng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Các thủ thuật phẫu thuật được áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 bao gồm:

  • Cắt bỏ vi mô: Trong phẫu thuật này, một phần nhỏ của vật liệu đĩa đệm gần rễ thần kinh được đưa ra ngoài. Một phần xương tiếp giáp với rễ thần kinh cũng có thể được cắt bớt để giảm bớt sự chèn ép.
  • Cắt bỏ laminectomy: Một phần hoặc toàn bộ lớp đệm (vùng xương ở phía sau của đốt sống) bị cắt bỏ để có thêm chỗ cho cauda equina.
  • Cắt bỏ nội soi: Được thực hiện để cắt bớt phần xương phát triển quá mức, giảm bớt sự chèn ép lên các rễ thần kinh.
  • Cắt bỏ khớp mặt: Tình trạng nén rễ dây thần kinh được giảm bớt bằng cách cắt tỉa và loại bỏ một phần của các khớp có khía cạnh.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo thắt lưng: Thủ thuật này không phổ biến lắm và bao gồm thay thế hoàn toàn đĩa đệm để giảm chèn ép rễ thần kinh và thay thế bằng cấy ghép nhân tạo.

Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra nhiều biến chứng và rủi ro nghiêm trọng như tổn thương dây thần kinh xung quanh, nhiễm trùng, chảy máu kéo dài, trật cột sống,… Do đó can thiệp ngoại khoa chỉ được thực hiện khi không còn lựa chọn thay thế.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Để phòng tránh được các biến chứng của bệnh và bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện bạn có thể lựa chọn sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan – là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Thành phần chủ yếu của viên xương khớp Khương Thảo Đan là hoạt chất KGA1 được chiết tách từ cây Địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm cho hiệu quả cao hơn chất đối chứng idomethacin (hoạt chất chống viêm đang được sử dụng phổ biến trong bệnh lý xương khớp hiện nay).

Bên cạnh đó, sản phẩm Khương Thảo Đan còn kế thừa những tinh hoa của y học cổ truyền, áp dụng  bài thuốc trị xương khớp lâu đời như Độc hoạt tang kí sinh cùng với các vị thuốc như Hy Thiêm, Thổ Phục Linh nhằm thiết lập lại trạng thái cân bằng của can thận, thông kinh hoạt lạc giúp người bệnh giảm được các triệu chứng đau nhức một cách rõ rệt và khôi phục lại khả năng vận động của xương khớp.

Hơn thế nữa, ứng dụng Collagen type II là dưỡng chất không thể thiếu trong sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan. Collagen type II đã được nhiều nhà khoa học chứng minh hiệu quả trong việc tái tạo lại mô sụn khớp, ngăn cản các yếu tố bất lợi gây hại đến sụn khớp. So với Glucosamin và Chondroitin thì Collagen type II cho hiệu quả nuôi dưỡng sụn khớp tăng gấp đôi.

Có thể nói, so với các sản phẩm khác trên thị trường, ưu điểm vượt trội nhất của viên xương Khương Thảo Đan chính là đáp ứng được tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Sản phẩm đã góp phần mở ra hướng đi mới cho người người bệnh thoái hóa cột sống lưng nói riêng và người mắc bệnh xương khớp nói chung ở Việt Nam hiện nay. Lựa chọn viên xương khớp Khương Thảo Đan hôm nay – bảo vệ sức khỏe xương khớp trong tương lai.

Thoái hóa cột sống lưng phát triển và diễn biến âm thầm theo thời gian. Đây là căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn và nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay từ khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, bạn nên chủ động thăm khám để thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan