Thoái hóa khớp cổ tay, ngón tay có chữa được không?

Thoái hóa khớp cổ tay và ngón tay gia tăng rõ rệt từ tuổi 50 trở đi. Một nửa (1/2) phụ nữ và một phần tư (1/4) nam giới sẽ bị cứng và đau do thoái hóa khớp ở tay khi họ 85 tuổi, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ. Vậy căn bệnh này có chữa được không và nên làm gì để hạn chế các triệu chứng?

Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là chứng rối loạn khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 303 triệu người trên toàn thế giới vào năm 2017 và con số này ngày càng tăng. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào, nhưng thường xảy ra ở đầu gối, bàn tay, hông và cột sống.

Thoái hóa khớp hay viêm xương khớp là một hội chứng lâm sàng về đau khớp, đặc trưng bởi sự mất khu trú của sụn, sự tái tạo của xương lân cận và tình trạng viêm kèm theo.

Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp là gì? Những định nghĩa chính xác

Trong đó, thoái hóa khớp ở tay ảnh hưởng tới hàng chục triệu người trên toàn thế giới. Hơn một nửa số người từ 55 tuổi trở lên có dấu hiệu tổn thương sụn khi chụp X-quang và hơn 1/10 có các triệu chứng thoái hóa khớp. Ở người cao tuổi, tỷ lệ viêm khớp tay trên X-quang có thể lên tới 80%. Mặc dù thoái hóa khớp cổ tay và ngón ngón tay có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi bạn già đi nhưng trái với suy nghĩ của mọi người, đây không hẳn là bệnh của người lớn tuổi mà có thể xuất hiện tương đối sớm, làm suy giảm khả năng lao động của người bệnh.

Thoái hóa khớp ở tay thường ảnh hưởng đến ba phần của bàn tay:

  • Phần gốc của ngón tay cái, nơi khớp ngón tay cái và cổ tay (hay còn gọi là khớp trapeziometacarpal [TMC] hoặc carpometacarpal [CMC])
  • khớp gần đầu ngón tay nhất (khớp gian ngón xa [DIP])
  • Khớp giữa của ngón tay (khớp gian ngón gần [PIP])

Nó cũng thường xảy ra ở cổ tay.

Thoái hóa khớp cổ tay, ngón tay là một trong những bệnh lý cơ xương khớp rất phổ biến hiện nay. Căn bệnh này dẫn đến đau trong và xung quanh các khớp bị ảnh hưởng, gây sưng, cứng, biến dạng và mất dần chức năng khớp.

Vị trí các khớp ở ngón tay và cổ tay

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Các triệu chứng thường gặp của viêm khớp cổ tay, ngón tay là:

  • Đau khớp. Lúc đầu, cơn đau xuất hiện không liên tục, có thể đến rồi biến mất; khi nghỉ ngơi, cơn đau sẽ thuyên giảm. Sau đó bệnh tiến triển làm cơn đau xuất hiện liên tục hơn và có thể chuyển từ đau âm ỉ sang đau buốt; đau không thuyên giảm ngay cả khi đã nghỉ ngơi và có thể xảy ra vào ban đêm khiến bạn không thể ngủ.
  • Cứng và mất cử động khớp. Tình trạng cứng khớp thường xảy ra sau một khoảng thời gian không hoạt động khớp. Nó khiến các ngón tay khó nắm vào, mở ra, cổ tay khó cử động, phải mất thời gian xoa bóp mới bình thường trở lại. Các công việc hàng ngày như sử dụng điện thoại hoặc cài cúc áo sơ mi có thể trở nên khó thực hiện hơn. Khi bệnh tiến triển, bạn có thể mất hoàn toàn khả năng nắm, duỗi các ngón tay.
  • Hiện tượng crepitus. Đây là hiện tượng tay có cảm giác ran rít , tanh tách hoặc lộp cộp trong khớp. Xảy ra do các bề mặt khớp bị tổn thương cọ xát vào nhau.
  • Sưng tấy: Cơ thể bạn có thể phản ứng với kích ứng liên tục và tổn thương các mô xung quanh khớp bằng cách sưng tấy, đỏ và mềm khi chạm vào.
  • Xuất hiện nốt. Khi sụn bị mài mòn, các cục u nang có thể hình thành ở khớp giữa của ngón tay (gọi là hạch Bouchard) hoặc ở khớp gần đầu ngón tay (gọi là hạch Heberden).
  • Biến dạng khớp. Thoái hóa khớp gây ra sự thay đổi xương, mất sụn, dây chằng không ổn định,… tất cả những điều này có thể làm cho các khớp ngón tay của bạn lớn lên và biến dạng.
  • Yếu tay. Sự kết hợp của đau khớp, mất khả năng vận động và biến dạng khớp có thể khiến tay bạn bị yếu. Những hoạt động trước đây rất dễ dàng, chẳng hạn như mở lọ hoặc khởi động xe giờ đây đều trở nên khó khăn.
Ngón tay áp út bị biến dạng và trông có vẻ to hơn do thoái hóa khớp

Nguyên nhân

Thoái hóa khớp cổ tay và ngón tay do nhiều yếu tố gây ra. Trong đó, có một số yếu tố được cho là góp phần không nhỏ gây ra bệnh là:

Tuổi tác cao. Bạn càng lớn tuổi, tỷ lệ mắc bệnh của bạn càng cao. Bởi theo quy luật thời gian, sụn sẽ mòn dần đi. Sự hao mòn này là tự nhiên và rất khó để phục hồi.

Giới tính nữ. So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ bị thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay cao gấp đôi.

Cân nặng. Nhiều người nghĩ rằng cân nặng không làm ảnh hưởng tới các khớp ngón tay, cổ tay. Tuy nhiên, việc thừa cân có thể làm tăng viêm toàn cơ thể – là một trong các nguyên nhân gây ra viêm xương khớp. Theo một đánh giá có hệ thống cho thấy béo phì có liên quan cao với bệnh thoái hóa khớp ở tay.

Các chấn thương trước đó. Sau khi chấn thương tay xảy ra (như gãy tay, trật khớp) nó có thể làm tổn thương sụn khớp tay và gây ra nhiều thay đổi tại khớp, điều này thúc đẩy quá trình viêm và thoái hóa. Quá trình này có thể diễn ra trong nhiều năm hay thậm chí là nhiều chục năm sau đó.

Di truyền và gen. Thoái hóa khớp có khuynh hướng di truyền mạnh mẽ, rõ ràng, cụ thể về giới tính cũng như kiểu hình. Chình vì thế nếu bạn có người thân bị thoái hóa khớp, bạn sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những người khác.

Các nguyên nhân thúc đẩy khác. Nhiễm trùng, dây chằng lỏng lẻo, tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, hút thuốc, hoặc phải sử dụng tay nhiều cũng là những nguyên nhân thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp cổ tay, ngón tay.

Tìm hiểu thêm: 10 nguyên nhân thoái hóa khớp thường gặp

Thực hiện các công việc lặp đi lặp lại ở ngón tay hoặc cổ tay cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân bùng phát bệnh

Không phải lúc nào cũng tìm được nguyên nhân rõ ràng gây ra bùng phát bệnh(*). Nhưng một số bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng của xấu đí nếu:

  • Thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt
  • Thay đổi áp suất khí quyển
  • Do sử dụng một số loại thuốc
  • Thực hiện một hoạt động lặp đi lặp lại ở tay
  • Các tác nhân khác: dị ứng, chế độ ăn uống, uống rượu, hút thuốc

Các triệu chứng thường gặp của đợt bùng phát thoái hóa khớp cổ tay, ngón tay là:

  • Tăng đau khớp
  • Sưng tấy vùng bị ảnh hưởng
  • Giảm phạm vi chuyển động của khớp cổ tay, ngón tay
  • Mệt mỏi vì đau tăng

(*) Một đợt bùng phát bệnh là sự gia tăng đột ngột về mức độ của các triệu chứng, chúng trở nên tồi tệ hơn và có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.

Thời tiết lạnh giá có thể khiến bệnh thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay bùng phát (Ảnh minh họa)

Thoái hóa khớp cổ tay, ngón tay có chữa được không?

Hiện tay, chưa có loại thuốc điều chỉnh bệnh nào hay phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay nói riêng. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để bảo vệ khớp của bạn, giúp bạn cảm thấy tốt hơn, giảm đau tay và phục hồi chức năng khớp. Điều trị càng sớm, bạn càng có thể kiểm soát bệnh tốt hơn.

Kế hoạch điều trị thường là sự kết hợp của nhiều liệu pháp khác nhau. Bạn có thể cần thử một vài liệu pháp trước khi tìm ra liệu pháp hiệu quả nhất với mình.

Thoái hóa khớp là một bệnh cần phải điều trị. Bởi nếu không, bệnh sẽ tiến triển và tình trạng thoái hóa sẽ ngày càng tồi tệ hơn, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, công việc hằng ngày, thậm chí gây ra tàn tật. Đối với một số bệnh nhân, tình trạng bệnh sẽ đạt đến đỉnh điểm trong một vài năm sau khi các triệu chứng bắt đầu.

Các phương pháp điều trị

Điều trị y tế

Có một số phương pháp điều trị y tế cho thoái hóa khớp cổ tay, ngón tay như sau:

  • Các loại thuốc uống: thuốc giảm đau acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc steroid, thuốc opioid, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ,…
  • Các loại thuốc bôi
  • Thuốc tiêm: Tiêm cortisone
  • Các thiết bị hỗ trợ: nẹp ngón tay, cổ tay,…
  • Vật lý trị liệu
  •  Phẫu thuật

Đọc thêm: Các loại thuốc trị thóa hóa khớp hiệu quả

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Ngoài các biện pháp điều trị y tế, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau:

  • Thực hiện các bài tập cho cổ tay và ngón tay (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu hoặc làm theo các bài tập đơn giản tại nhà trên youtube, tại các website uy tín)
  • Chườm nóng hoặc lạnh để làm giảm sưng, đau
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung như Khương Thảo Đan hay glucosamine & chondroitin.

Phòng ngừa

Không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp, tuy nhiên một số thay đổi trong lối sống có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh của bạn, bao gồm:

  • Cố gắng không thực hiện các hoạt động Lặp đi lặp lại. Nếu công việc của bạn bắt buộc phải vậy, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, xoa bóp khớp sau mỗi giờ làm việc
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Tập thể dục để giúp khớp và cơ bắp khỏe mạnh hơn. Nếu bạn bị đau khớp kéo dài 1 đến 2 giờ sau khi hoạt động hoặc tập thể dục, có thể bạn đã hoạt động quá sức. Hãy nghỉ ngơi và chườm đá để giảm đau.
  • Bảo vệ khớp tay để ngăn ngừa chấn thương
  • .v.v.

Tóm lược

Thoái hóa khớp cổ tay hoặc ngón tay là một căn bệnh khá phổ biến. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống cũng như công việc của người bệnh, đôi khi ngay cả thực hiện một số hoạt động hằng ngày như cài cúc áo bạn cũng có thể cảm thấy rất khó khăn. Chính vì thế, bệnh cần phải được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng có những phương pháp điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng và cho phép bạn tiếp tục cuộc sống của mình một cách bình thường.

Bài viết liên quan