Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gối là một bệnh gây tổn thương khớp ở gối, nguyên nhân là do sụn, mô bảo vệ các đầu xương bị hao mòn theo thời gian. Vậy thoái hóa khớp gối có phải là bệnh nguy hiểm không? Nó có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người mắc? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Thoái hóa khớp gối – Một căn bệnh phổ biến

Thoái hóa khớp là một tình trạng mãn tính của khớp hoạt dịch, bệnh tiến triển theo thời gian và thường ảnh hưởng đến đầu gối, hông và bàn tay. Thoái hóa khớp gối còn được gọi là bệnh thoái hóa khớp của đầu gối, bệnh là kết quả của sự hao mòn và mất dần dần của sụn khớp.

Sụn khớp được cấu tạo chủ yếu từ collagen loại II, proteoglycan, tế bào chondrocytes và nước. Sụn ​​khớp khỏe mạnh có thể liên tục duy trì trạng thái cân bằng giữa các thành phần này. Khi trạng thái mất cân bằng bị phá vỡ, sụn khớp sẽ bị mất collagen và proteoglycan, làm cho sụn mất tính đàn hồi, nứt và cuối cùng là xói mòn bề mặt khớp, bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra.

Thoái hóa khớp gối là loại viêm khớp phổ biến nhất được chẩn đoán và tỷ lệ mắc bệnh sẽ tiếp tục tăng khi tuổi thọ và tình trạng béo phì tăng lên.

Theo thống kê, khoảng 13% phụ nữ và 10% nam giới từ 60 tuổi trở lên có triệu chứng thoái hóa khớp gối. Ở những người trên 70 tuổi, tỷ lệ này tăng lên đến 40%.

Có một điều thú vị là, không phải tất cả những người bị thoái hóa khớp gối đều có triệu chứng. Một nghiên cứu cho thấy chỉ 15% bệnh nhân được phát hiện thoái hóa khớp gối trên X-quang là có triệu chứng. Chính vì thế, nếu không tính theo tuổi, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối có triệu chứng là khoảng 240 trường hợp trên 100.000 người mỗi năm.

Xem thêm: Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là loại viêm khớp phổ biến nhất được chẩn đoán (Ảnh minh họa)

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gối là một bệnh nguy hiểm, tiến triển nặng hơn theo thời gian và dẫn đến đau mãn tính. Bệnh mặc dù không đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh nhưng có thể gây ra những cản trở nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày của họ.

Dưới đây là những ảnh hưởng của bệnh thoái hóa khớp gối tới cuộc sống của một người.

Cản trở các hoạt động

Thoái hóa khớp là một bệnh nặng hơn theo thời gian, thường dẫn đến đau mãn tính, sưng và cứng khớp. Những cơn đau và cứng khớp này có thể trở nên nghiêm trọng đến mức gây khó khăn cho công việc hằng ngày của bạn, chẳng hạn như đi bộ hoặc leo cầu thang. Đôi khi, chỉ loanh quanh trong nhà thôi cũng có thể trở thành công việc không dễ dàng.

Đây là nguyên nhân chính gây giảm thời gian làm việc và gây ra khuyết tật nghiêm trọng cho nhiều người.

Những cơn đau và cứng khớp có thể trở nên nghiêm trọng đến mức gây khó khăn cho công việc hằng ngày của bạn (Ảnh minh họa)

Dễ gây ngã

Thoái hóa khớp gối có thể làm cho các cơ ở đùi yếu đi, do đó việc đi lại và vận động của bạn cũng trở nên khó khăn hơn, khiến bạn dễ bị ngã và tự làm tổn thương bản thân mình. Đặc biệt ở người cao tuổi, việc té ngã có thể gây gãy xương hoặc chấn thương đầu. Mỗi năm, có tới 3 triệu người lớn tuổi được điều trị tại các khoa cấp cứu vì chấn thương do ngã.

Nhiều bệnh nhân sau khi bị té ngã có thể dẫn tới sợ hãi. Nỗi sợ hãi này khiến một người ngại thực hiện các hoạt động hàng ngày của họ. Và khi một người ít hoạt động hơn, họ sẽ càng trở nên yếu hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của mình. Không chỉ vậy, ít vận động còn làm tăng nguy cơ tăng cân, huyết áp cao, bệnh tim , tiểu đường và cholesterol cao.

Thoái hóa khớp gối có thể làm cho các cơ ở đùi yếu đi, khiến bạn dễ bị ngã và tự làm tổn thương bản thân mình (Ảnh minh họa)

Tăng cân

Như đã nói ở trên, các triệu chứng đau và cứng khớp cộng với việc sợ té ngã có thể làm giảm ham muốn vận động ở nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Bạn có thể ngừng muốn tham gia cả những hoạt động đã từng mang lại niềm vui cho bạn hay những hoạt động từng là đam mê, sở thích của bạn.

Việc lười vận động không chỉ hạn chế bạn tận hưởng cuộc sống mà còn có thể gây tăng cân. Cân nặng dư thừa là một “mối đe dọa” với khớp gối, vì 2 lý do sau:

  • Thứ nhất, cân nặng càng lớn thì áp lực lên khớp gối, xương và dây chằng càng nhiều. Lực đè lên đầu gối mỗi khi bạn bước đi tương đương với 1,5 lần trọng lượng cơ thể. Tức là một người nặng 90 kg sẽ đặt tới 135 kg áp lực lên khớp gối với mỗi bước đi người đó thực hiện.
  • Thứ hai, béo phì làm tăng quá trình viêm, sưng tấy trong cơ thể. Dẫn đến các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối càng trở nên trầm trọng hơn.
Việc lười vận động do thoái hóa khớp gối có thể gây tăng cân. Cân nặng dư thừa là một “mối đe dọa” với khớp gối (Ảnh minh họa)

Rối loạn giấc ngủ

Đau khớp gối thường khiến bạn khó ngủ hoặc bạn có thể thức giấc trong đêm vì cơn đau. Việc thiếu ngủ có thể khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn và làm bạn trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống vào ban ngày.

Về lâu dài, nó có thể gây ra một loạt tác hại, như làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, huyết áp cao, tiểu đường, đau tim, suy tim hoặc đột quỵ. Thiếu ngủ kinh niên thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả ngoại hình của bạn.

Trầm cảm

Bệnh thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm thần của bạn, với triệu chứng thường gặp nhất là lo lắng và trầm cảm.

Mối quan hệ giữa trầm cảm và thoái hóa khớp là một mối quan hệ hai chiều:

  • Đau khớp gây trầm cảm. Sống với những cơn đau nhức hằng ngày, kéo dài trong nhiều tháng nhiều năm có thể khiến bạn căng thăng về thể chất và tinh thần. Căng thẳng kéo dài đã được chứng minh là có khả năng làm thay đổi mức độ các chất hóa học trong não và hệ thần kinh của bạn. Những hormone căng thẳng và hóa chất thần kinh như cortisol, serotonin và norepinephrine là những chất ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của bạn. Việc phá vỡ sự cân bằng của các hóa chất này có thể gây ra trầm cảm ở một số người.
  • Trầm cảm làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Trầm cảm làm suy giảm khả năng đối phó với nỗi đau của một người và nhận thức của một người về tình trạng của họ. Điều này có thể khiến các triệu chứng thoái hóa khớp dường như trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm thần của bạn (Ảnh minh họa)

Các ảnh hưởng khác

Nếu không được điều trị, thoái hóa khớp gối có thể dẫn tới một số biến chứng bao gồm:

  • Chết xương
  • Gãy xương
  • Nhiễm trùng khớp gối
  • Suy thoái gân và dây chằng quanh khớp
  • .v.v.

Lời khuyên chuyên gia cho bệnh thoái hóa khớp gối

Tuân thủ điều trị

Việc tuân thủ điều trị là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo một kết quả sức khỏe được cải thiện cho bệnh nhân, đặc biệt nếu bạn đang mắc một tình trạng mãn tính và cần được chăm sóc y tế kéo dài như thoái hóa khớp gối.

Tuân thủ điều trị có nghĩa là dùng thuốc theo đúng cách bác sĩ kê đơn (dùng đúng lượng thuốc vào đúng thời điểm và đúng cách) và các phương pháp điều trị khác do bác sĩ chỉ định.

Việc tuân thủ điều trị giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh của bạn (Ảnh minh họa)

Duy trì hoạt động

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động thể chất là một trong những cách tốt nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối của bạn.

Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp và xương, đồng thời giúp giữ cho các khớp trở nên linh hoạt hơn. Cơ bắp có vai trò bảo vệ và hỗ trợ khớp gối bị ảnh hưởng bởi thoái hóa. Ngoài ra, vận động cơ thể còn giúp giảm cân, giảm căng thẳng và tăng cường năng lượng sống cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang trải qua một đợt bùng phát bệnh, tốt hơn là không nên tập thể dục cho đến khi cơn đau giảm bớt.

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng

Các nghiên cứu cho thấy, nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của thoái hóa khớp. Đó là các thực phẩm giàu vitamin C, đặc biệt là trái cây và rau quả; axit béo omega-3 có trong cá; các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa;…

Các chuyên gia cho rằng tốt nhất bạn nên tập trung vào những thực phẩm lành mạnh hơn là những chất dinh dưỡng đơn lẻ. Bạn có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết chỉ bằng cách đơn giản là tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng.

Xem thêm: 8 món ăn cho người bị thoái hóa khớp gối

Một chế độ ăn uống cân bằng giúp làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp gối (Ảnh minh họa)

Giảm cân

Như đã nói ở trên, thừa cân là một trong những nguyên nhân khiến thoái hóa khớp gối trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu đang thừa cân, bạn hãy giảm cân một cách lành mạnh. Thực hiện những thay đổi nhỏ mỗi ngày để giúp bạn ăn khẩu phần nhỏ hơn và đốt cháy nhiều calo hơn.

Xây dựng giấc ngủ ngon

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn đối phó với những cơn đau và căng thẳng do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra.

Để ngủ ngon hơn, hãy cố gắng đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm. Loại bỏ những thứ gây xao nhãng như tivi và máy tính ra khỏi phòng ngủ của bạn. Nếu bạn không thoải mái trên giường vì bệnh khớp, hãy thử dùng gối để giảm áp lực lên các khớp bị đau.

Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn đối phó với những cơn đau và căng thẳng do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra (Ảnh minh họa)

Sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng có thể làm dịu cơn đau và cứng khớp; còn chườm lạnh giúp giảm viêm, sưng tấy. Đây là hai cách hiệu quả và đơn giản bạn có thể làm tại nhà để giúp giảm các triệu chứng do thoái hóa khớp gây ra. Bạn có thể thử để xem cách nào phù hợp với mình.

Sử dụng Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là sản phẩm thuộc nhóm TPBVSK giúp hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp do bệnh thoái hóa khớp gây ra. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Sản phẩm có các thành phần từ thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là KGA1 chiết xuất chuẩn hóa và Collagen type 2 không biến tính nên vừa có hiệu quả vượt trội mà vẫn rất an toàn trên đường tiêu hóa. Có thể sử dụng lâu dài mà không gây bất kì tác dụng phụ nào với cơ thể.

Đặt mua Khương Thảo Đan trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Phải sống chung với bệnh thoái hóa khớp là điều không hề dễ dàng. Vì thế, bạn có thể tham gia những hội nhóm về căn bệnh này để được trò chuyện và tâm sự. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng và những suy nghĩ tiêu cực của bạn.

Hãy sống tích cực

Như đã biết ở trên, lo lắng, trầm cảm và bệnh thoái hóa khớp có mối quan hệ hai chiều qua lại. Vì thế, để bệnh tình không trở nên trầm trọng hơn, bạn hãy cố gắng sống tính cực, hướng đến những điều tốt đẹp mỗi ngày.

Hãy dành thời gian cho người thân, bạn bè hay các mối quan hệ mới. Phát triển những sở thích mà bạn có thể làm ngay cả khi bị bệnh khớp. Hãy tập trung vào khả năng của bạn hơn là những khuyết tật của bạn.

Tổng kết

Thoái hóa khớp đầu gối mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người bệnh những cũng là một căn bệnh nguy hiểm. Bởi nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của bạn; nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để được tư vấn thêm về căn bệnh này hoặc sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước) để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/osteoarthritis-of-the-knee/
  • https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/arthritis-of-the-knee
  • https://www.webmd.com/osteoarthritis/osteoarthritis-complications

Bài viết liên quan