Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Thực tế, tình trạng thoát vị đĩa đệm hay gặp nhất thường ở vùng cột sống thắt lưng kèm theo biến chứng chèn ép dây thần kinh. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.

Dấu hiệu chèn ép dây thần kinh của thoát vị đĩa đệm lưng 

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra phổ biến sau tuổi 40 hoặc xuất hiện sớm hơn ở những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc. Khi đĩa đệm cột sống bị thoái hóa hoặc tổn thương do rách, nứt, tai nạn… các nhân nhầy của đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu chèn ép cả các dây thần kinh bên cạnh đốt sống.

Khi các dây thần kinh chưa bị chèn ép, các triệu chứng đau, mỏi chỉ xuất hiện thoáng qua rồi tự hết. Do đó, hầu hết bệnh nhân đều không phát hiện được hoặc bỏ qua tình trạng thoát vị đĩa đệm. Dần dần, khi các đĩa đệm cột sống đã lệch tương đối xa khỏi vị trí ban đầu và có dấu hiệu chèn ép lên dây thần kinh thì các cơn đau bắt đầu xuất hiện kèm theo một số triệu chứng điển hình:

  • Đau nhức: dấu hiệu đầu tiên và điển hình cho thấy các dây thần kinh bị chèn ép. Các cơn đau khởi phát từ vùng cột sống lưng sau đó có thể lan ra cả chân và tay tùy thuộc vị trí dây thần kinh bị chèn ép. Đau âm ỉ trong nhiều ngày, đau tăng lên khi vận động, khom lưng, cúi người. Tính chất cơn đau có thể khác nhau tùy từng bệnh nhân.
  • Tê bì, ngứa ngáy chân tay: dây thần kinh bị chèn ép có thể gây cảm giác ngứa ngáy kèm tê mỏi chân tay hoặc cổ vai gáy. Đôi khi bệnh nhân có cảm giác nhói như kim châm tại các vị trí đau.
  • Yếu cơ: dây thần kinh bị tổn thương do sự chèn ép trong thời gian dài có thể gây rối loạn vận động dẫn tới yếu cơ thậm chí liệt cơ.
Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, bằng cách kết hợp thêm với một số xét nghiệm hình ảnh như CT Scan hoặc MRI, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép dây thần kinh.

Tùy thuộc vị trí tổn thương mà bệnh nhân có thể chịu ảnh hưởng ở các cơ quan và vùng cơ thể khác nhau:

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cổ: dấu hiệu điển hình của tình trạng này là các cơn đau mỏi cổ vai gáy. Đau có tính chất âm ỉ kéo dài từ cổ tới 2 bên bả vai sau đó lan xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay. Khi cử động vùng cổ (cúi hoặc xoay đầu) cơn đau tăng lên, đôi khi bệnh nhân đau nhói như kim châm kèm ngứa ngáy, tê tay.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa: xảy ra ở các đĩa đệm cột sống vùng thắt lưng. Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đau khởi phát từ vùng hông ngang thắt lưng sau đó lan dọc theo mông, đùi, bắp chân rồi tới bàn chân. Cơn đau thường dữ dội, thậm chí như điện giật kèm ngứa ngáy rất khó chịu. Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc vận động nửa thân dưới thậm chí duỗi thẳng chân cũng khó khăn.

Hình ảnh vị trí dây thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Nhân nhầy đĩa đệm là điểm tựa của cột sống, giúp cân bằng chấn động và giảm áp lực giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm khiến nhân nhầy chệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh gây đau nhức và gián đoạn khả năng vận động. Bệnh diễn biến âm thầm, ở giai đoạn đầu khi dây thần kinh chưa bị chèn ép, các triệu chứng không rõ ràng khiến bệnh nhân rất khó để phát hiện được tình trạng này. Đến khi đĩa đệm lồi hẳn ra, các cơn đau bắt đầu xuất hiện bệnh nhân mới cảm nhận được. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây teo cơ và liệt cơ.

Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh:

Đau nhức dữ dội và dai dẳng

Đau nhức là tình trạng không thể tránh khỏi khi các dây thần kinh bị chèn ép. Tùy theo mức độ tổn thương rễ thần kinh mà bệnh nhân sẽ có mức độ cũng như tính chất cơn đau khác nhau. Nếu thoát vị đĩa đệm ở đốt sống vùng thắt lưng, các cơn đau sẽ trải dài từ hông đến đùi, mông thậm chí đến bắp chân, bàn chân. Đau có tính chất dữ dội, đặc biệt khi bao xơ đã rách hoàn toàn và nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm. Các cơn đau kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Đau nhức dữ dội vùng hông trên người thoát vị đĩa đệm

Suy nhược cơ thể

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh khiến bệnh nhân đau đớn, ngại đi lại và vận động. Lâu dần, người bệnh sinh chán nản, buồn phiền, ăn không ngon miệng. Việc hạn chế vận động còn khiến máu kém lưu thông, rất dễ dẫn tới suy nhược cơ thể.

Rối loạn đại tiểu tiện

Tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ do thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh gọi là hội chứng đuôi ngựa. Hội chứng này xảy ra khi các rễ thần kinh vùng thắt lưng bị tổn thương dẫn tới rối loạn đóng mở cơ vòng hậu môn cũng như cơ thắt bàng quang. Khi đó bệnh nhân không thể tự chủ được quá trình đại tiểu tiện của mình.

Rối loạn cảm giác, tê bì chân tay

Các rễ thần kinh tủy sống bị chèn ép có thể gây rối loạn cảm giác vùng da mà chúng bao phủ. Lúc này bệnh nhân có thể cảm thấy nóng, lạnh thất thường đồng thời chân tay tê bì rất khó chịu.

Teo cơ, liệt cơ

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân không thể vận động hoặc ngại vận động do đau đớn. Việc không hoạt động trong thời gian dài khiến các cơ bắp yếu dần và có xu hướng teo nhỏ. Bên cạnh đó, tuần hoàn máu đến cơ giảm gây thiếu chất dinh dưỡng diện rộng càng làm tăng nguy cơ teo, liệt cơ.

Tàn phế

Đây là biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất của tình trạng thoát vị đĩa đệm. Yếu cơ, teo cơ kết hợp với việc tổn thương các dây thần kinh vận động trong thời gian dài khiến bệnh nhân mất khả năng điều khiển cơ bắp. Lúc này người bệnh hoàn toàn nằm yên một chỗ, không thể đứng dậy cũng như đi lại.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nguy hiểm do đó cần được phát hiện và điều trị sớm. Nếu để lâu, nguy cơ bệnh nhân gặp biến chứng mất vận động là rất cao. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.

Sử dụng thuốc Tây y

Các thuốc tân dược dùng trong điều trị nội khoa có thể làm giảm triệu chứng đồng thời làm chậm tiến triển của bệnh. Một số nhóm thuốc được chỉ định dùng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh:

  • Thuốc giảm đau chống viêm: tùy theo mức độ của cơn đau, bệnh nhân sẽ được lựa chọn thuốc giảm đau phù hợp. Các thuốc như paracetamol, meloxicam, diclofenac… rất hiệu quả trong các cơn đau nhẹ hoặc vừa. Nếu bệnh nhân đau dữ dội bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các thuốc giảm đau mạnh hơn thuộc nhóm opioid hoặc tiêm giảm đau corticosteroids ngoài màng cứng.
  • Thuốc giãn cơ: myonal, mydocalm… được sử dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm gây co cứng cơ vùng cạnh cột sống.
Sử dụng thuốc tây y chữa thoát vị đĩa đệm

Sử dụng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến xương khớp bao gồm cả thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì mới có tác dụng.

  • Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt: lá lốt rửa sạch sau đó đun sôi với nước trong 5 phút. Chắt lấy phần nước cốt, uống ngày 2 lần sáng và tối sau ăn. Kiên trì làm trong khoảng vài tuần cho đến khi đỡ đau.
  • Mẹo dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm: ngải cứu rửa sạch, để ráo nước sau đó cho lên chảo rang khô cùng muối hạt. Rang đến khi thơm, ngải cứu hơi đen thì tắt bếp, cho hỗn hợp vào một chiếc khăn sạch và chườm lên vùng bị đau. Mỗi ngày làm 2 hoặc 3 lần có thể giúp giảm đau rất hiệu quả.

Vật lý trị liệu

Song song với việc sử dụng thuốc, người mắc thoát vị đĩa đệm có thể kết hợp thực hiện vật lý trị liệu giúp điều trị từ trong ra ngoài. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng:

  • Massage trị liệu: đấy là liệu pháp sử dụng các tác động cơ học như xoa bóp, bấm huyệt… nhằm kích thích tuần hoàn máu, nuôi dưỡng xương khớp, thư giãn cơ, giảm đau do chèn ép dây thần kinh. Massage rất hiệu quả đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân đau mỏi vai gáy do thoát vị đĩa đệm cổ.
  • Cấy chỉ: phương pháp hiện đại sử dụng chỉ tự tiêu tác động lên các huyệt vị trong cơ thể. Đây là liệu pháp có bước cải tiến so với châm cứu truyền thống giúp giảm đau và phục hồi chức năng đĩa đệm cột sống.
  • Bài tập thể lực: quá trình vận động giúp bệnh nhân tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp, cải thiện tính đàn hồi của đĩa đệm cũng như làm chậm quá trình lão hóa của cột sống.
  • Sử dụng công cụ hỗ trợ như nẹp cổ, đai lưng: giúp ổn định và phân tán lực đều lên cấu trúc đốt sống, giảm mức độ chèn ép dây thần kinh. Phương pháp này giúp bệnh nhân hạn chế phát tác cơn đau cũng như cải thiện tư thế cho cột sống. 
Bệnh nhân cần lưu ý: không nên tự tập luyện mà phải có hướng dẫn và giám sát của chuyên viên y tế. Việc tập luyện sai cách có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm và đĩa đệm tổn thương nhiều hơn.
Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật

Nếu tất cả các phương pháp trên không thể cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Mục tiêu chính của việc phẫu thuật là loại bỏ tổ chức nhân nhầy đĩa đệm đã bị thoát vị. Bên cạnh đó, bảo tồn các rễ thần kinh và cải thiện chức năng vận động cho bệnh nhân cũng là 2 ưu tiên quan trọng hàng đầu. Bác sĩ có thể thực hiện mổ hở hoặc mổ nội soi, bao gồm các kỹ thuật như: 

  • Phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm thoát vị và thay bằng đĩa đệm nhân tạo.
  • Phẫu thuật chỉnh hình cột sống và cắt bỏ gai xương.
  • Phẫu thuật loại bỏ nhân thoát vị.
Phẫu thuật có thể đem lại hiệu quả rõ rệt và nhanh hơn so với điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân phải đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng như liệt dây thần kinh, nhiễm trùng máu… Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật từ 1 đến 4% trong 10 năm sau đó. 
Có thể thấy mỗi phương pháp điều trị đều có ưu – nhược điểm riêng. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn liệu trình điều trị phù hợp cho bản thân.

Khương Thảo Đan – hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Viên xương khớp Khương Thảo Đan là lựa chọn đáng tin cậy trong việc hỗ trợ và cải thiện tình trạng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Sản phẩm được đích thân PGS.TS Lê Minh Hà của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đưa vào sử dụng sau 6 năm nghiên cứu về quá trình chiết xuất KGA1 từ cây địa liền. KGA1 là hoạt chất quý đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Đặc biệt, theo các kết quả so sánh thực nghiệm, Khương Thảo Đan chứa hàm lượng KGA1 cao gấp nhiều lần so với cao địa liền truyền thống. Do đó, sản phẩm được đánh giá có hiệu quả giảm đau vượt trội so với các thuốc tân dược hiện nay. Bên cạnh đó, Khương Thảo Đan được chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.

Video: Đài truyền hình đưa sóng vế sản phẩm Khương Thảo Đan

Tìm hiểu các nhà thuốc phân phối Khương Thảo Đan gần nhất tại đây.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng nguy hiểm không thể chủ quan. Do đó, để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.jaspermd.com/bulging-disc-pinched-nerve/ 
  • https://baovexuongkhop.vn/benh-thoai-hoa-cot-song-lung-co-nguy-hiem-khong-5504/ 
  • https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/thoat-vi-ia-em-la-gi-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-chua-tai-nha

Bài viết liên quan