Đau mỏi vai gáy hiện nay đã trở thành bệnh rất phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Khi các phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả tốt, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc. Vậy đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì? Đâu là các loại thuốc hiệu quả có thể cải thiện được các triệu chứng khó chịu bệnh gây ra? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy
Trước tiên để muốn biết đau mỏi vai gáy uống thuốc gì hiệu quả nhất, thì chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh này.
Đau mỏi vai gáy do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó người ta chia ra hai nhóm chính là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân do các bệnh lý xương khớp.
Nguyên nhân cơ học
- Nguyên nhân cơ học đẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy phổ biến nhất là do thói quen sinh hoạt không đúng như đứng, ngồi sai tư thế, các thói quen nằm ngủ gối đầu cao, chỉ ngủ với một tư thế, thường xuyên tắm đêm,… có thể làm cho lượng máu lưu thông đến các cơ kém, từ đó gây ra các cơn đau.
- Những người có đặc thù công việc thường xuyên phải ngồi lâu, ít vận động hay lao động quá sức cũng là nguy cơ ảnh hưởng đến vùng vai gáy. Thông thường, những công việc gây ảnh hưởng đến bệnh bao gồm: Nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, công nhân khuân vác nặng,…
- Ngoài ra, đau vai gáy còn gây nên bởi các tác nhân bên ngoài như do chấn thương, do thiếu chất dinh dưỡng hay stress, căng thẳn trong thời gian dài.
Nguyên nhân bệnh lý
- Ngoài nguyên nhân cơ học kể trên, một số bệnh lý về xương khớp có thể gây nên đau mỏi vai gáy như: Thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoái hóa khớp vai, xương bả vai,…
- Ngoài ra, rối loạn chức năng thần kinh khiến cho các dây thần kinh đi qua vùng cổ, vai, gáy bị kéo dãn quá mức, gây nên những cơn đau nhức, tê bì vùng vai gáy.
- Thông thường, đau mỏi vai gáy do nguyên nhân bệnh lý sẽ tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể nghiêm trọng dần theo thời gian và gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
➤ Đọc thêm: Đau mỏi vai gáy : Nguyên nhân triệu chứng và các phương pháp điều trị
2. Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì?
Như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy được tình trạng đau mỏi vai gáy có thể khởi phát do các bệnh lý về xương khớp hoặc do các tác động cơ học bên ngoài dẫn đến các cơn đau ở vùng cổ, chúng có thể lan trộng ra vùng bả vai, cánh tay và lưng trên. Căn bệnh này xảy ra ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay.
Mức độ đau của các cơn đau vai gáy có xu hướng tăng lên khi vận động hoặc ngồi một chỗ quá lâu và sẽ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Ngoài triệu chứng đua nhức, đau vai gáy còn kèm theo một số biểu hiện như cứng cổ, khó khăn khi thực hiện các động tác cúi đầu, xoay cổ; tê bì bả vai, tê yếu cánh tay dẫn tới rối loạn cảm giác khi hoạt động.
Măc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạnh nhưng đau vai gáy lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc của bệnh nhân. Ngoài ra nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian làm giảm khả năng vận động. Người bệnh có thể bị biến dạng khớp hay thậm chí liệt vĩnh viễn.
Hiện nay, phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy chủ yếu là sử dụng thuốc nhằm cải thiện các triệu chứng đau nhức vai gáy. Tùy vào mức độ đau, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, độ tuổi và khả năng tiếp nhận của tưng trường hợp mà bác sĩ sẽ yêu cầu các loại thuốc điều trị khác nhau.
Tây y có nhiều loại thuốc điều trị đau vai gáy, chủ yếu nhờ 3 tác động: giảm đau, chống viêm, giãn cơ.
- Các loại thuốc giảm đau có công dụng giảm đau tức thời bằng cách ức chế đường truyền tín hiệu. Giúp làm dịu nhanh chóng những cơn đau nhức vùng vai gáy, đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ giúp làm giảm tạm thời các cơn đau chứ không có tác dụng điều trị bệnh.
- Thuốc kháng viêm giúp giảm sưng và phòng viêm nhiễm xương khớp
- Thuốc giãn cơ như giúp làm giảm các triệu chứng co cứng, giải phóng các áp lực lên đốt sống cổ hay chèn ép dây thần kinh.
- Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm cũng được bác sĩ cân nhắc dành cho những đối tượng mệt mỏi, mất ngủ hoặc đau thần kinh kéo dài.
3. Các loại thuốc chữa đau vai gáy hiệu quả
Ưu điểm của việc chữa đau mỏi vai gáy bằng sử dụng thuốc điều trị là mang lại hiểu quả nhanh chóng, tức thời, có thể làm đứt điểm tình trạng bệnh nếu ở giai đoạn nhẹ.
Tuy nhiên, trường hợp tự ý sử dụng bừa bãi có thể đem lại những tác dụng phụ nghiêm trọng đặc biêt là phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, đau vai gáy uống gì, liệu lượng như thế nào, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Dưới đây là là một số loại thuốc điều trị đau mỏi vai gáy có hiệu quả tốt được bác sĩ khuyên dùng, bao gồm:
Thuốc giảm đau Paracetamol
Các cơn đau vùng cổ vai gáy là triệu chứng điển hình của tình trạng đau mỏi vai gáy. Vì vậy, thuốc giảm đau trở thành sự lựa chọn và ưu tiên hàng đầu khi nhắc về bệnh này.
Loại thuốc giảm đau được dùng phổ biến nhất trong điều trị đau mỏi vai gáy là Paracetamol. Đây là loại thuốc giảm đau không kê toa phù hợp với những cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này tương đối an toàn nên thường được ưu tiên sử dụng trong quá trình điều trị đau mỏi vai gáy và các bệnh xương khớp khác.
Paracetamol tác động đến cyclooxygenase/ prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương nhằm giảm mức độ đau. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hạ sốt (không gây hạ sốt ở người có thân nhiệt bình thường). Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây độc lên gan vì vậy những người gặp vấn đề về gan hoặc có tiền sử nghiên rượu cần thận trọng. Những người khỏe mạnh trong quá trình sử dụng Paracetamol nên cần tránh sử dụng đồng thời với rượu, đồ uống chứa cồn và các loại thuốc gây độc lên gan khác.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase
- Quá mẫn với Paracetamol (Acetamoniphen)
- Thiếu máu nhiều lần
- Có vấn đề về tim, phổi, thận và gan
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm đau mạnh hơn so với Paracetamol. Các thuốc thuộc nhóm này không chỉ giúp giảm đau mà còn ức chế sự phát triển của các phản ứng viêm. Chính vì vậy, khi tình trạng đau mỏi vai gáy kèm theo dấu hiệu viêm thì nhớm thuốc này rất phù hợp.
Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có khả năng chống viêm dựa trên cơ chế ức chế enzyme cyclooxygenase (COX). Tuy nhiên cũng chính do ức chế COX toàn thân nên NSAID có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa. Thêm nữa, thuốc còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu nên có thể gây chảy máu kéo dài. Chính vì vậy, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi Paracetamol không đem lại hiệu quả lâm sàng.
Dưới đây là một số loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid mà bác sỹ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng như:
Aspirin
Aspirin sẽ tác dụng đến các receptor cảm giác ngoại vi, từ đó ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin F2. Điều này giúp làm giảm khả năng cảm thụ của dây thần kinh với một số chất gây ra phản ứng viêm và đau như serotonin, bradykinin… Nhờ đó mà thuốc có tác dụng giảm đau và giảm viêm khá nhanh chóng.
Tuy nhiên, Aspirin chống chỉ định cho một số trường hợp như:
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Thiếu men
- Xuất huyết tiêu hóa
- Phụ nữ mang thai
Naproxen
Naproxen là dẫn xuất không steroid của acide propioque, có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandine. Naproxen được hấp thu tương đối nhanh do ở dạng muối Natri. Sau khi sử dụng khoảng 15 – 30 phút là thuốc đã bắt đầu phát huy tác dụng giảm đau.
So với các loại thuốc cùng phân nhóm khác thì Naproxen phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn trọng khi dùng thuốc nếu có tiền sử dị ứng hoặc bệnh lý.
Ibuprofen
Loại thuốc này có khả năng ức chế một số chất trung gian kích hoạt phản ứng viêm, điển hình như prostaglandin. Cơ chế giảm đau của Ibuprofen tương đối giống với Aspirin. Thuốc có tác dụng làm giảm cảm thụ của các dây thần kinh với một số chất gây viêm như serotonin hay bradykinin.
Ibuprofen chống chỉ định với một số nhóm đối tượng như bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày tá tràng, suy thận, suy gan nặng…
Đối với người có vấn đề về dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định NSAID cùng với thuốc bảo vệ niêm mạc để dự phòng viêm loét dạ dày cấp tính và xuất huyết đường tiêu hóa. Bên cạnh đó trong thời gian sử dụng thuốc, cần tránh dùng rượu bia và các loại thức ăn gây tăng tiết axit dạ dày như thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều axit, muối, đường, ớt,…
Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ cũng là một trong những loại thuốc được sử đụng dể điều trị đau mỏi vai gáy. Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi tình trạng đau nhức bị kích hoạt do các cơ bắp quanh vùng vai bị căng và co thắt mạnh.
Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc giãn cơ là ức chế sự dẫn truyền trong dây thần kinh nguyên phát và noron vận động nhằm ức chế phản ứng đa và đơn synap. Ngoài ra, thuốc cũng có khả năng ức chế hấp thụ Ca2+ vào synap nhằm giảm trương lực cơ (thư giãn cơ) đồng thời tăng tuần hoàn ngoại biên.
Thuốc giãn cơ thường được sử dụng trong trường hợp có thắt cơ, tăng trương lực cơ và kèm theo các bệnh lý vận động như thấp khớp sống, hội chứng thắt lưng và cổ, thóa hóa cột sốn, đau mỏi vai gáy,…
Thuốc giãn cơ bao gồm 2 loại chính là thuốc chống co thắt và thuốc chống co cứng giúp đáp ứng tốt tình trạng đau vai gáy:
Thuốc chống co cứng
Có tác dụng ức chế cơn đau do hiện tượng cơ bắp bị co cứng gây ra. Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:
- Diazepam
- Baclofen
- Dantrolene
Thuốc chống co thắt
Nhóm thuốc này tác dụng đến hệ thần kinh trung ương, giúp giảm co thắt và khiến cơ bắp được thư giãn, thoải mái hơn. Thuốc chống co thắt hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn tín hiệu đau truyền từ dây thần kinh lên não.
Các thuốc được dùng có thể là:
- Tizanidine
- Metaxalone
- Methocarbamol
- Orphenadrine
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Trẻ em và người bị nhược cơ
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và người cho con bú
Corticosteroid
Khi các loại thuốc khác không thể khắc phục được triệu chứng thì Corticosteroid sẽ được chỉ định. Corticosteroidcó tác dụng giảm viêm được tạo ra nhờ cơ chế ức chế hoạt động miễn dịch của cơ thể.
Corticosteroid có hai dạng là dạng tiêm và dạng uống. Tùy vào mức độ của bệnh, triệu chứng biểu hiện và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầ sử dụng thuốc uống hay thuốc tiêm.
Corticosteroid tuy có tác dụng nhanh trong việc giảm đau, chống viêm nhưng lại nổi tiếng với các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không biết sử dụng đúng cách, điển hình là nó có thể gây suy giảm hệ miễn dịch. Chính vì thể, bạn cần cân thận trong quá trình sử dụng thuốc.
Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc giảm đau thần kinh được sử dụng để cải thiện cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép. Nhóm thuốc này có khả năng cải thiện tình trạng đau mỏi, tê cứng cổ, nóng rát và tê bì bả vai, cánh tay.
Ngoài khả năng giảm đau thần kinh, thuốc còn được sử dụng để điều trị động kinh ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Do tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương nên nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như lú lẫn, buồn ngủ và chóng mặt. Vì vậy nên tránh điều khiển phương tiện giao thông và máy móc trong thời gian sử dụng thuốc.
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn với các thành phần trong thuốc
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Vitamin B
Có thể bạn chưa biết, vitamin B có vai trò quan trọng đối với hoạt động của dây thần kinh. Trong trường hợp đau mỏi vai gáy có chèn ép rễ thần kinh cổ, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với vitamin B nhằm phục hồi dây thần kinh bị tổn thương.
Ngoài ra, một số loại vitamin nhóm B còn có khả năng thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu, tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ giảm co cứng cơ vùng cổ. Vì vậy bên cạnh các nhóm thuốc điều trị triệu chứng, vitamin B thường được dùng phối hợp để phục hồi và cải thiện chức năng của dây thần kinh.
Hiện nay trong điều trị đau vai gáy, bác sĩ thường chỉ định vitamin B12 liều cao, vitamin B9 (acid folic), vitamin B1 và B6.
Mặc dù vitamin B chỉ là nhóm thuốc bổ sung nhưng nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất và thời gian dùng thuốc.
Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids)
Thuốc giảm đau gây nghiện với cơ chế tác động lên thụ thể opioid nhằm giảm đau, gây ngủ và gây mê. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho những trường hợp có cơn đau ở mức độ trung bình đến nặng. Với tác dụng mạnh và nguy cơ gây rủi ro cao, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết.
Nếu sử dụng thuốc này liên tục trong thời gian dài có thể gây tình trạng phụ thuộc, đòi hỏi tăng liều lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng nghiện. Ngoài ra, thuốc còn gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, ngứa, hưng phấn, táo bón, buồn nôn, suy hô hấp,…
Chống chỉ định:
- Tăng áp suất nội sọ
- Tiền sử dị ứng với opioids
- Nghiện rượu cấp
- Hen phế quản
- Suy hô hấp
4. Lưu ý khi dùng thuốc trị đau vai gáy
Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp điều trị đau vai gáy phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tạm thời và hầu như không tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, hầu hết các loại thuốc Tây được sử dụng trong việc điều trị tình trạng đau mỏi vai gáy đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các phản ứng phụ. Vì vậy khi sử dụng thuốc, cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cả về liều lựng, tần suất sử dụng cũng như thời gian uống thích hợp.
- Nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh hoặc các triệu chứng đang gặp phải để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Khi đang trong quá trình sử dụng thuốc, không được tự ý dừng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
- Các sản phẩm như TPCN, viên uống bổ sung, TPBVSK chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể thay thế cho thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn. Chính vì vậy, cần tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào các sản phẩm này.
- Tránh lạm dụng thuốc giảm đau. Thay vào đó nên phối hợp với các biện pháp điều trị an toàn khác như xoa bóp, bấm huyệt, tập thể dục thường xuyên và thay đổi các tư thế sai lệch.
- Khi bạn uống đúng theo liều lượng được chỉ định nhưng tình trạng đau mỏi vai gáy vẫn không được cải thiện, hãy chỉ động báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh.
- Trong trường hợp có bất ký các tác dụng phụ nào phát sinh, người bệnh cần báo cáo ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Trên đây là thông tin về các loại thuốc chữa đau vai gáy được sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cao. Bài viết trên cũng đã giải đáp thắc mắc của người đọc về vấn đề “đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì?”. Thông tin này mang tính chất tha khảo, tốt nhất người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được tham khám và điều trị cụ thể. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất có thể.
Nguồn: Baovexuongkhop