Thuốc giảm đau xương khớp – Những điều cần biết

Thuốc là một trong những lựa chọn để điều trị các bệnh về xương khớp. Mỗi loại thuốc giảm đau xương khớp khác nhau sẽ có hiệu lực và cách thức hoạt động khác nhau.

Tổng quan các loại thuốc chữa đau khớp

Có hơn 200 loại bệnh xương khớp khác nhau, với mỗi loại bệnh sẽ có phác đồ điều trị với các loại thuốc khác nhau, phù hợp với bệnh ấy. Nhưng về cơ bản, chúng ta có thể phân loại thuốc trị đau nhức xương khớp theo 2 kiểu:

  • Theo hình thức: Gồm thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn (thuốc theo toa).
  • Theo dạng sử dụng: Gồm thuốc uống, thuốc tại chỗ (thuốc bôi), thuốc tiêm.

Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu các loại thuốc này theo phân loại hình thức không kê đơn và kê đơn.

Thuốc không kê đơn

Thuốc không kê đơn là gì? Về cơ bản, có thể hiểu thuốc không kê đơn là thuốc bạn có thể mua tại các quầy thuốc mà không cần đơn của bác sĩ. Thuốc không kê đơn có độc tính thấp, trong quá trình bảo quản và khi vào trong cơ thể người không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính, không có những phản ứng có hại nghiêm trọng. (Tìm hiểu thêm tại thông tư Số: 07/2017/TT-BYT)

Một số loại thuốc chữa đau khớp thuộc danh mục thuốc không kê đơn là:

Paracetamol

Paraceteamol là loại thuốc giảm đau dạng uống rất phổ biến. Đây cũng là thành phần hoạt chất trong nhiều sản phẩm có nhãn thuốc giảm đau không chứa aspirin hoặc thuốc giảm đau không aspirin.

Paracetamol hoạt động bằng cách làm giảm các chất dẫn truyền tín hiệu đau trong não. Thuốc có thể làm giảm đau nhưng không làm giảm viêm.

Paraceteamol thường được dùng dưới dạng uống, với bệnh nhân không uống được có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng.

Tác dụng phụ. Khi dùng theo chỉ dẫn, Paracetamol có ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu uống nhiều hơn, uống lâu hơn chỉ dẫn hoặc uống cùng ba hay nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày có thể gây tổn thương gan, thậm chí là suy gan.

Aspirin

Aspirin thuộc nhóm thuốc salicylates, có tác dụng giảm đau, chống viêm. Nó thường có sẵn dưới dạng đường uống với nhiều tên thương hiệu khác nhau, như: Bayer, Bufferin, Ecotrin,…

Aspirin giúp giảm đau theo cơ chế làm giảm tổng hợp prostaglandin F2, từ đó làm giảm tính cảm thụ của dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau như như bradykinin, serotonin… Để giảm viêm, aspirin ức chế enzym COX, ngăn cản tổng hợp prostaglandin, là một chất trung gian gây viêm.

Tác dụng phụ. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của aspirin là đau dạ dày, ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn và nôn. Kích ứng dạ dày dẫn đến loét và chảy máu dạ dày.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID cũng là nhóm thuốc giảm viêm, giảm đau. Nó hoạt động tương tự như aspirin. Có hai loại NSAID không kê đơn là: ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen sodium (Aleve). Cả hai loại này đều ở dạng thuốc uống.

Tác dụng phụ. Tác dụng phụ phổ biến nhất của NSAID là ợ nóng, khó tiêu, đau bụng hoặc co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Ở liều cao, NSAID có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ

Kem bôi capsaicin

Capsaicin là chất kiềm được chiết xuất tinh khiết từ ớt đỏ. Nó giảm đau bằng cách làm giảm chất P, một chất được tìm thấy ở đầu dây thần kinh và có liên quan đến việc truyền tín hiệu đau từ khớp đến não.

Khi sử dụng thuốc, cơn đau khớp sẽ không giảm ngay lập tức mà thuốc cần thời gian để hoạt động, có thể khoảng vài tuần mới mang lại hiệu quả đầy đủ.

Tác dụng phụ. Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc sử dụng capsaicin là cảm giác ấm, châm chích hoặc nóng rát sau khi sử dụng. Cảm giác này có liên quan đến sự hoạt động của capsaicin trên da và không đáng lo ngại. Nó thường giảm dần sau vài ngày và trong hầu hết các trường hợp sẽ biến mất theo thời gian.

Tuy nhiên, bạn cần ngừng sử dụng thuốc và gọi bác sĩ ngay nếu bị đỏ rát da sau khi dùng thuốc hoặc khó thở, khó nuốt sau khi hít phải cặn thuốc khô.

Glucosamine và Chondroitin.

Glucosamine và chondroitin là những chất bổ sung phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh xương khớp. Đây là những hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong sụn khỏe mạnh.

Glucosamine và chondroitin có đặc tính chống viêm; bảo vệ các tế bào chondrocytes, giúp duy trì cấu trúc sụn. Về lý thuyết, các chất bổ sung này có khả năng làm chậm sự thoái hóa sụn khớp và giảm đau.

Bạn có thể mua riêng glucosamine và chondroitin, nhưng hầu hết chúng thường được bán cùng nhau trong một sản phẩm duy nhất.

Tác dụng phụ. Glucosamine và chondroitin được coi là an toàn, không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì các sản phẩm glucosamine có nguồn gốc từ vỏ động vật, nên nó gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Ngoài ra, glucosamine sulfate có thể tương tác với một số loại thuốc như paracetamol hay warfarin.

Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm có dạng viên uống, thích hợp với các đối tượng:

  • Bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống
  • Bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay

Về cơ chế hoạt động, Khương Thảo Đan được phát triển với bài thuốc chữa đau xương khớp Độc Hoạt Ký Sinh Thang từ Đông Y, bổ sung thêm Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II. Các hoạt chất này hoạt động như sau:

  • Collagen type II: Giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Collagen Type II cũng được chứng minh có hiệu quả gấp đôi Glucosamine và Chondrotin
  • KGA1 chiết xuất từ củ Địa Liền: Hoạt chất này có tác dụng giảm đau – chống viêm mạnh mẽ, lần đầu được chiết tách thành công nhờ công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Minh Hà và các cộng sự. Theo TS. Hà, KGA1 có tác dụng ức chế enzym COX-2 tốt hơn chất đối chứng là Indomethacin nên kiểm soát quá trình viêm tốt.

Tác dụng phụ. Khương Thảo Đan là sản phẩm 100% từ thiên nhiên, vì thế không gây hại cho gan, dạ dày, không gây ra các tác dụng phụ, kể cả khi sử dụng lâu dài. Trên thực tế, kể từ khi ra mắt đến nay, sản phẩm cũng chưa ghi nhận bất kỳ phản hồi về tác dụng phụ nào từ người sử dụng.

Lưu ý khi kết hợp các loại thuốc trị đau khớp không kê đơn

Bạn nên tìm hiểu và nắm rõ về các loại thuốc mà mình sẽ sử dụng. Bởi vì nhiều loại thuốc có chứa các thành phần giống nhau, nếu sử dụng kết hợp, bạn có thể sẽ phải tiếp nhận một thành phần quá nhiều một lúc, dẫn tới quá liều. Việc sử dụng quá liều bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cũng sẽ làm tăng nguy cơ đi kèm tác dụng phụ, thậm chí gây tử vong.

Vì thế, nếu phải sử dụng nhiều hơn một loại thuốc (chẳng hạn thuốc cảm cúm với thuốc đau khớp,…) bạn nên hỏi ý kiến của dược sĩ để có được liều thích hợp của từng loại.

Thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn (thuốc theo toa) là gì? Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe. (Tìm hiểu thêm tại Điều 2 – Luật Dược 2016)

NSAID theo toa

NSAID theo toa hoạt động tương tự như NSAID không kê đơn nhưng tác dụng nhanh và mạnh hơn.

Có nhiều loại NSAID theo toa khác nhau, như: celecoxib, diclofenac, meloxicam, nabumetone, piroxicam, sulindac… Những loại thuốc này có ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm thuốc viên, kem bôi và dung dịch.

Tác dụng phụ: Tất cả các NSAID theo toa đều làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, tăng huyết áp,… Ngoài ra, những tác dụng phụ phổ biến của NSAID theo toa là: gây ra các vấn đề về dạ dày (táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, loét dạ dày,…); gây ra các vấn đề về thận; thiếu máu; chóng mặt, nhức đầu; phát ban; xét nghiệm gan bất thường;…

Chính vì thế, với những bệnh nhân cần dùng NSAID theo toa trong thời gian dài, phải theo dõi cẩn thận để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, các tác dụng phụ nghiêm trọng như loét hay chảy máu dạ dày có thể xảy ra mà không có bất kỳ cảnh báo nào.

Opioids theo toa

Nhóm thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khả năng gây nghiện cao (Ảnh minh họa)

Opioids bao gồm tất cả loại thuốc tác động lên các thụ thể opioid trong não và bất kỳ loại thuốc tự nhiên hoặc tổng hợp nào có nguồn gốc từ hoặc liên quan đến cây thuốc phiện. Opioids có ở nhiều dạng khác nhau, như: đường uống, viên ngậm, tiêm tĩnh mạch,…

Các loại thuốc opioids phổ biến bao gồm: codeine (Panadeine, Panadeine Forte và Nurofen Plus), fentanyl, morphine, oxycodone (Endone, OxyContin), buprenorphin (Subutex, Suboxone), methadone, tramadol.

Khi được sử dụng một cách thích hợp, opioids rất hiệu quả trong việc kiểm soát các cơn đau mãn tính và dai dẳng. Chúng thường được sử dụng kết hợp với paracetamol để mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn.

Tác dụng phụ. Nhóm thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khả năng gây nghiện cao, vì thế nó còn được gọi là thuốc giảm đau gây nghiện. Nói chung, những người sử dụng opioid có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau: hưng phấn, buồn ngủ, nhầm lẫn, nói chậm, thở chậm, phụ thuộc vào thuốc, táo bón, tổn thương các cơ quan quạn trọng như phổi, não, tim,…

Nếu sử dụng quá liều, thuốc có thể gây ra: môi xanh, da lạnh, tử vong do suy hô hấp.

Steroid

Steroid thường được tiêm trực tiếp vào khớp để điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc các bệnh viêm khác (Ảnh minh họa)

Steroid (viết tắt của corticosteroid ) là các loại thuốc tổng hợp gần giống với cortisol, một loại hormone được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Steroid hoạt động bằng cách giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và làm giảm sản xuất các hóa chất gây viêm để giảm thiểu tổn thương mô.

Steroid thường được tiêm trực tiếp vào khớp để điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc các bệnh viêm khác. Nó cũng có thể được tiêm vào bao hoạt dịch khớp bị viêm hoặc xung quanh gân gần khớp. Ngoài ra, steroid cũng có ở dạng uống.

Tác dụng phụ. Nếu tiêm steroid không thường xuyên (ít hơn 3 – 4 tháng/lần), có thể không có tác dụng phụ nào. Nhưng trong một số trường hợp, các tác dụng phụ có thể gặp phải là: nhiễm trùng, chảy máu vào khớp, vỡ gân, thay đổi màu da, suy yếu xương, dây chằng và gân,…

Tác dụng phụ của steroid đường uống là: nổi mụn, mờ mắt, đục thủy tinh thể, khó ngủ, huyết áp cao, yếu cơ, loãng xương, chảy máu dạ dày, mặt sương, giảm sức đề kháng với nhiễm trùng,…

Cymbalta

Cymbalta (duloxetine) là một loại thuốc chống trầm cảm nhưng được FDA chấp thuận cho việc điều trị đau nhức xương khớp. Nó được sử dụng khi mà bệnh nhân không đáp ứng với acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Duloxetine có ở dạng viên nang uống.

Cymbalta hoạt động bằng cách ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs), đây là những chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên do cơ thể sản xuất. Từ đó, giúp giảm trầm cảm, lo lắng và giảm tín hiệu đau trong não, tủy sống và dây thần kinh. Lưu ý, Cymbalta chỉ làm giảm cảm giác đau, chứ không điều trị nguyên nhân, vì vậy bạn vẫn cần phải dùng một loại thuốc khác để điều trị các nguyên nhân gây ra căn bệnh của mình.

Tác dụng phụ. Buồn nôn, táo bón, khô miệng, mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, nhức đầu (hiếm khi), tăng huyết áp hoặc nhịp tim, đổ mồ hôi, giảm cảm giác thèm ăn,… Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Tiêm Hyaluronic (HA)

Mục đích của tiêm HA là để thay thế chất bôi trơn khớp bị thiếu (Ảnh minh họa)

Mục đích của tiêm HA là để thay thế chất bôi trơn khớp bị thiếu. Phương pháp này hiện được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho sử dụng ở đầu gối. Tuy nhiên, một số bác sĩ cũng có thể tiêm ở vai và hông. Các mũi tiêm này thường hiệu quả nhất ở những người bị viêm khớp nhẹ đến trung bình.

Tiêm Hyaluronic là lựa chọn thay thế trong trường hợp thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không mang lại hiệu quả hoặc khi NSAID không được dung nạp tốt. Đây cũng là lựa chọn tốt hơn so với tiêm steroid nếu bạn bị tiểu đường, vì corticosteroid có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Tác dụng phụ. Tiêm HA gây ra ít tác dụng phụ hơn so với tiêm corticosteroid. Sau khi tiêm, bạn có thể cảm thấy đau nhẹ, sưng và cứng khớp.

Quyết định dùng thuốc giảm đau khớp kê đơn

Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh xương khớp kéo dài trong một tuần, đã sử dụng các loại thuốc không kê đơn mà tình trạng không cải thiện, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu có quyết định dùng thuốc điều trị đau nhức xương khớp từ bác sĩ, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để hiểu đầy đủ về các loại thuốc này, những lợi ích và rủi ro mà chúng có thể mang lại. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỗ trợ bạn về mặt cảm xúc trong quá trình điều trị bệnh, bởi nghiên cứu khoa học đã chứng minh mối liên hệ giữa cơ thể và tâm trí trong cơn đau do bệnh xương khớp.

Trong quá trình sử dụng thuốc, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị, những chỉ định trong việc dùng thuốc và tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hay tăng liều,… Nếu gặp các tác dụng phụ, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ.

Để được tư vấn thêm về bệnh xương khớp, bạn hãy gọi tổng đài miễn cước 1800 1156.

Bài viết liên quan