Vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy có hiệu quả không?

Đau mỏi cổ vai gáy là hiện tượng đau nhức kéo dài, thường xuất hiện vào buổi sáng và có xu hướng tăng dần theo thời gian. Nguyên nhân chính là do sự co rút cơ, tổn thương sụn khớp, sinh hoạt sai tư thế… Làm thế nào để giải quyết vấn đề này một cách an toàn và hiệu quả? Mời các bạn tìm hiểu bài viết về phương pháp trị liệu cổ vai gáy dưới đây.

Vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy có hiệu quả không? 

Vật lý trị liệu là phương thức điều trị không dùng thuốc phổ biến nhất hiện nay. Mục đích chính là thúc đẩy, duy trì và cải thiện thể trạng của người bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hoặc nhân tạo. 

Đối với bệnh nhân mắc hội chứng đau cổ vai gáy, vật lý trị liệu mang lại nhiều hiệu quả tích cực, bao gồm:

  • Giảm đau, giảm co cứng.
  • Cải thiện phạm vi chuyển động và tính linh hoạt.
  • Tăng cường sức mạnh cơ xương khớp.
  • Ngăn ngừa nguy cơ tái phát và hạn chế biến chứng.

Ưu điểm

Không có tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc tây thường xuyên, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan. Tiêu biểu là xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày… Vấn đề này không xảy ra khi áp dụng vật lý trị liệu đúng cách.

Hiệu quả cao và kéo dài trong việc hỗ trợ điều trị triệu chứng như đau nhức, co cứng…

☛ Phương pháp phù hợp với cả nam và nữ, trong mọi độ tuổi.

Nhược điểm

☛ Tác dụng chậm: Trị liệu cổ vai gáy cần thời gian dài để thu được kết quả rõ ràng.

☛ Một số rủi ro như triệu chứng thêm trầm trọng, giảm khả năng phục hồi, chấn thương… có thể xảy ra nếu luyện tập không đúng lộ trình.

Vật lý trị liệu là phương pháp phổ biến cho bệnh nhân đau mỏi cổ vai gáy.

Đối tượng áp dụng

Các trường hợp điển hình được chỉ định áp dụng phương pháp này:

  • Cơn đau kéo dài: Đây là triệu chứng phổ biến xuất hiện ở nhiều mặt bệnh, đôi khi nguồn gốc không rõ ràng. Thế nên, vật lý trị liệu được khuyên dùng nhằm cải thiện sức mạnh và hạn chế áp lực tác động vào cơ xương vùng cổ vai gáy. Từ đó, cơn đau dần thuyên giảm.
  • Hỗ trợ phục hồi sau chấn thương: Tác nhân bên ngoài ảnh hưởng mạnh vào vùng cổ có thể làm sai lệch vị trí xương, khớp nối, làm rách dây chẳng hoặc tế bào mô mềm xung quanh… Trong trường hợp này, vật lý trị liệu giúp căn chỉnh khung xương, giảm đau và cải thiện tính linh hoạt.
  • Hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật vùng cổ, người bệnh có thể gặp khó khăn trong quá trình hoạt động do đau nhức, co cứng cơ và thể trạng suy yếu. Lúc này, nhà vật lý trị liệu đề xuất các bài tập có tác dụng cải thiện triệu chứng, tăng khả năng phục hồi và hạn chế rủi ro.

Phương pháp phù hợp với người mắc hội chứng đau cổ vai gáy bởi các nguyên nhân: tuổi tác, vận động sai tư thế, có tiền sử bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, lệch khớp…

Vật lý trị liệu không được chỉ định cho bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc có khối u vùng cổ. Người có dấu hiệu tổn thương cột sống nghiêm trọng như gãy xương, gãy nén đốt sống, thoái hóa gây chèn ép dây thần kinh và tủy sống… cũng cần tránh áp dụng liệu pháp này. 

Vật lý trị liệu đau cổ vai gáy thực hiện như thế nào? 

Phương pháp được chia làm hai loại chính: vật lý trị liệu chủ động vật lý trị liệu thụ động

Thông thường, bác sĩ khuyến khích người bệnh thực hiện vật lý trị liệu thụ động trong giai đoạn đầu để điều trị trực tiếp các triệu chứng một cách nhanh chóng. Sau đó, vật lý trị liệu chủ động được đề xuất với mục đích tăng cường, duy trì thể trạng của người bệnh trong thời gian dài.

Không những thế, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ đau và sự co cứng, bệnh nhân sẽ áp dụng chế độ điều trị khác nhau.

Vật lý trị liệu thụ động

Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh được tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài mà không cần nỗ lực luyện tập. Mục tiêu chính là giảm đau, hạn chế tình trạng viêm và sưng khớp.

Dưới đây là một số hình thức trị liệu thụ động được quan tâm nhất hiện nay:

Chườm nóng: Người bệnh sử dụng túi nhiệt để thúc đẩy lưu lượng máu đến các vị trí bị tổn thương và nới lỏng vùng cơ co cứng. Tuy nhiên, chườm nóng chống chỉ định với ổ viêm có mủ, viêm cấp, vùng đang chảy máu…

Chườm lạnh: Dùng khăn lạnh, túi đá massage trên vùng cổ vai gáy là hình thức trị liệu quen thuộc giúp giảm đau nhức và sưng tấy. Mặc dù vậy, phương pháp này không phù hợp khi vị trí chườm xuất hiện vết thương hở hoặc bệnh nhân bị nhạy cảm với lạnh.

Châm cứu: Phương pháp Đông y sử dụng kim châm chuyên dụng tác động vào huyệt đạo, đả thông kinh mạch, điều hòa năng lượng trong cơ thể. Bên cạnh đó, Endorphin nội sinh được kích thích sản sinh giúp giảm đau hiệu quả. 

Xoa bóp bấm huyệt: Liệu pháp được thực hiện bằng cách tạo áp lực vật lý lên huyệt đạo, đi sâu vào gân khớp. Quá trình xoa bóp giúp giải tỏa tình trạng co rút ở cơ và dây chằng, điều hòa lưu lượng máu tạo điều kiện để giảm đau. Nhờ vậy, người bệnh thoải mái, dễ chịu và có giấc ngủ sâu hơn.

Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp điều trị đau mỏi cổ vai gáy phổ biến nhất hiện nay.

Siêu âm trị liệu: Sóng siêu âm với tần số từ 1 MHz – 3 MHz kích thích trực tiếp vào các cơ bị xơ hóa, giúp giãn cơ hiệu quả. Đồng thời, quá trình hấp thu chất dinh dưỡng được đẩy mạnh góp phần tái tạo tổn thương vùng sụn khớp.

Sóng ngắn trị liệu: Bức xạ điện từ có bước sóng dao động từ 11 mét – 22 mét kích thích nội nhiệt tại các mô trong cơ thể. Nhờ vậy, dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau bị ức chế, đại thực bào tăng cường di chuyển đến những tổ chức bị viêm nhiễm và thực hiện sửa chữa nhanh chóng. Sóng ngắn còn có khả năng kích thích giãn cơ hiệu quả.

Vật lý trị liệu chủ động 

Người bệnh thực hiện liệu pháp thông qua các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Tác dụng chính là giảm đau, giảm co cứng, nắn chỉnh đốt sống cổ, tăng tuần hoàn máu, kích thích dây thần kinh…

1. Các bài tập có dụng cụ

Quả tạ là dụng cụ cơ bản mà người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng thường xuyên. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn khối lượng tạ cũng như động tác phù hợp trong quá trình luyện tập.

Bài tập nâng tạ hai bên

Tác dụng chính là cải thiện độ linh hoạt ở các khớp nối và mở rộng phạm vi hoạt động vùng vai gáy. 

Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai và đầu gối hơi chùng. 

Bước 2: Nâng cánh tay sang hai bên đến khi chúng song song với sàn nhà. Lưu ý giữ khủy tay hơi cong, thả lỏng vai. Sau đó, bạn từ từ hạ hai cánh tay xuống.

Bước 3: Lặp lại động tác 8 – 12 lần mỗi hiệp, 3 – 4 hiệp/ngày.

Bài tập nhún vai

Nhún vai với tạ là bài tập đơn giản dành cho người mới bắt đầu. Nó tác động nhẹ nhàng vào tổng thể các cơ vùng vai gáy, bao gồm cả cơ trước, cơ sau và cơ giữa.

Bước 1: Bắt đầu với tư thế đứng thẳng.

Bước 2: Mỗi tay cầm một quả tạ và buông thõng hai bên sao cho lòng bàn tay hướng vào cơ thể. 

Bước 3: Bạn từ từ nhún vai lên trên, co phần cơ vai lại và giữ nguyên tư thế trong 3 – 5 giây rồi hạ xuống. 

Bước 4: Lặp lại động tác 8 – 12 lần mỗi hiệp, 3 – 4 hiệp/ngày.

Bài tập nhún vai với tạ chữa đau mỏi cổ vai gáy hiệu quả.

Bài tập cơ cầu vai

Quá trình luyện tập kích thích trực tiếp vào phần cơ vùng vai gáy. Từ đó, tình trạng co rút đi kèm với cơn đau kéo dài dần dần thuyên giảm.

Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai. 

Bước 2: Giữ tạ phía trước đùi, lòng bàn tay hướng vào cơ thể.

Bước 3: Nhẹ nhàng đưa tạ dọc theo thân người đến khi tạ ngang cằm. Lưu ý khuỷu tay đẩy ra phía sau. Sau đó, từ từ hạ tạ xuống về vị trí ban đầu.

Bước 4: Lặp lại động tác 8 – 12 lần mỗi hiệp, 3 – 4 hiệp/ngày.

2. Các bài tập không cần dụng cụ

Liệu pháp tập trung chủ yếu vào sự kéo giãn cơ, giải tỏa cơn đau, hạn chế chèn ép dây thần kinh. Bên cạnh đó, phần khung xương được căn chỉnh, giảm biến chứng trong tương lai. 

Bài tập xoay cổ

Động tác kích thích trực tiếp vùng cổ vai gáy giúp thư giãn cơ và cải thiện phạm vi hoạt động.

Bước 1: Đứng thẳng hoặc ngồi thẳng lưng, hai tay duỗi sát mép người, thả lỏng và đẩy vai về phía sau.

Bước 2: Đầu tiên, bạn nghiêng đầu về phía bên phải sao cho cảm nhận được sự căng giãn ở phần cơ cổ. Giữ tư thế này khoảng 10 giây.

Bước 3: Từ từ xoay đầu theo hướng ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí nghiêng hẳn sang vai trái thì dừng lại và giữ 10 giây.

Bước 4: Sau đó, tiếp tục xoay theo chiều ngược kim đồng hồ về vị trí ban đầu. 

Bước 5: Thực hiện tương tự động tác trên theo hướng cùng chiều kim đồng hồ. Lặp lại trình tự 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bài tập xoay phần bả vai

Động tác này tuy đơn giản nhưng hiệu quả cao tương tự như bài tập xoay cổ. 

Bước 1: Đứng thẳng, hay tay duỗi sát mép người, thả lỏng vai.

Bước 2: Chậm rãi đẩy vai về phía sau theo chuyển động tròn, hoàn thành 5 lần xoay.

Bước 3: Sau đó, thực hiện 5 lần tương tự theo chuyển động tròn về phía trước.

Bước 4: Lặp lại trình tự 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bài tập kéo giãn cơ Scapulae

Cơ Scapulae chạy dọc từ hai bên cổ xuống vai. Tác dụng chính là nâng đỡ khớp nối xung quanh vị trí này, duy trì khả năng chịu đựng của vai và tham gia vào các hoạt động như quay đầu, gập cổ. Do đó, kéo giãn cơ Scapulae làm tăng khả năng vận động và giảm đau hiệu quả.

Bước 1: Đứng thẳng, thả lỏng vai, từ từ nâng tay phải lên vuông góc với vai. 

Bước 2: Quay đầu sang trái 45 độ (ước chừng khoảng nửa mặt ở phía vai trái). Sau đó, nghiêng cằm xuống gần sát cổ, cảm nhận sự kéo giãn ở vùng vai phải.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế từ 30 giây – 60 giây rồi quay lại vị trí ban đầu.

Bước 4: Lặp lại động tác ở phần vai trái. Mỗi bên thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

Yoga

Yoga là phương pháp hiệu quả trong việc đẩy lùi cơn đau, thư giãn cơ, tăng sức bền cũng như tính linh hoạt cho xương khớp. Bên cạnh đó, khả năng điều chỉnh tình trạng sai tư thế, giảm biến chứng lệch khớp khi luyện tập thường xuyên cũng được đánh giá cao.

Một số động tác Yoga bạn có thể tham khảo:

Tư thế rắn hổ mang: Tư thế này tác động trực tiếp vào cột sống cổ, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Tư thế rắn hổ mang giúp trị liệu cổ vai gáy hiệu quả.

Bước 1: Nằm sấp trên thảm, 2 chân duỗi ra sau sao cho mũi chân chạm sàn. Hai tay đặt xuôi theo cơ thể, khuỷu tay sát người và thả lỏng.

Bước 2: Lòng bàn tay chống lên thảm tại vị trí trước ngực. Trong khi ấn đùi và hông sát sàn, hai tay tạo lực để nâng phần thân trên lên đến khi cơ thể kéo căng hết mức.

Bước 3: Hai vai đẩy về phía sau, hông giữ chặt.

Bước 4: Giữ nguyên tư thế khoảng 15 – 30 giây rồi từ từ trở về vị trí ban đầu.

Tư thế nhân sư: Bài tập giúp thư giãn vai và kéo căng cơ phần cổ gáy. Từ đó, triệu chứng đau nhức được đẩy lùi nhanh chóng.

Bước 1: Nằm sấp trên thảm, 2 chân duỗi ra sau sao cho mũi chân chạm sàn. Hai tay đặt xuôi theo cơ thể, khuỷu tay sát người và thả lỏng.

Bước 2: Đặt khuỷu tay dưới vai và hai cẳng tay song song với nhau, ngón tay hướng về phía trước.

Bước 3: Cẳng chân ấn xuống sàn, đồng thời nâng đầu và ngực lên hết cỡ, vai đẩy về phía sau. 

Bước 4: Giữ nguyên tư thế khoảng 15 – 30 giây rồi từ từ trở về vị trí ban đầu.

Tư thế xỏ kim: Đây là động tác kích thích vào tổng thể cơ xương khớp, góp phần cải thiện sự cân bằng và làm tăng quá trình lưu thông máu.

Bước 1: Bắt đầu ở tư thế bò, hạ tay trái về phía bên phải sao cho bả vai chạm đất, tay phải vươn thẳng về phía trước và ngón tay chạm sàn.

Bước 2: Thả lỏng cơ thể. Dùng sức ấn vai và cánh tay để cảm nhân sự kéo giãn vùng cổ vai.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế khoảng 15 – 30 giây rồi từ từ trở về vị trí ban đầu.

Bước 4: Đổi bên và thực hiện tương tự.

Tư thế xỏ kim khắc phục tình trạng đau mỏi vai gáy hiệu quả.

Một số lưu ý khi chữa đau cổ vai gáy bằng vật lý trị liệu

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình trị liệu, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thăm khám và nhận tư vấn ở địa chỉ uy tín cùng bác sĩ có chuyên môn cao.
  • Kiên trì thực hiện đúng và đủ liệu trình mà chuyên gia đã đưa ra.
  • Không tự ý dùng thuốc hoặc ngưng thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin E, acid béo Omega – 3… góp phần cải thiện triệu chứng bệnh trong quá trình trị liệu.
  • Khắc phục tình trạng thừa cân, không tiêu thụ chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
  • Sửa chữa tư thế sinh hoạt hằng ngày để tránh tạo áp lực lên vùng cổ vai gáy.
  • Vật lý trị liệu nên được kết hợp với những phương pháp điều trị khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Liệu pháp này tương đối an toàn nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro tiềm ẩn nếu không thực hiện đúng cách.

Vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy ở đâu tốt?

Để được tư vấn và trị liệu cổ vai gáy hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo một số địa điểm uy tín như:

Địa chỉ trị liệu cổ vai gáy ở miền Bắc

  1. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (số 1, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.)
  2. Khoa Lý liệu – Phục hồi chức năng – Bệnh viện Quân y 354 (số 120 Đốc Ngữ, quận Ba Đình, Hà Nội.)
  3. Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Lão khoa Trung ương (tầng 2, Nhà 3 tầng (Nhà A) – số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.)
  4. Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai (số 78 đường Giải Phóng Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.)
  5. Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. (số 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội.)

Địa chỉ trị liệu cổ vai gáy ở miền Trung

  1. Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng (đường Đinh Gia Trinh, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.)
  2. Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng – Bệnh viện 199 (số 216 Nguyễn Công Trứ, An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.)
  3. Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng (Cơ sở 1: số 09 Trần Thủ Độ, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng; Cơ sở 2: số 342 Phan Châu Trinh, phường Bình Thuận, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.)

Địa chỉ trị liệu cổ vai gáy ở miền Nam

  1. Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng – Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM (số 201 Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, Thành phố Hồ Chí Minh.)
  2. Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP. HCM (số 1A Lý Thường Kiệt, P.7, Q.Tân Bình, TP. HCM.)
  3. Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM (số 179, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.5, TP. HCM)

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị đau cổ vai gáy hiệu quả

Để hạn chế tình trạng đau mỏi cổ vai gáy, bệnh nhân cần khắc phục nguyên nhân và triệu chứng trong thời gian sớm nhất.

Hiện nay, thị trường xuất hiện sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan được nhiều người tin dùng nhờ khả năng đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp thoái hóa an toàn và hiệu quả.

So với những sản phẩm thông thường khác, thành phần trong Khương Thảo Đan mang lại nhiều ưu điểm vượt trội:

☛ Các hoạt chất được kế thừa và phát triển từ bài thuốc Đông y trị xương khớp nổi tiếng: Độc Hoạt Tang Ký Sinh như: Độc hoạt, Tang ký sinh, Đương quy, Bạch thược, Ngưu tất…

☛ Sản phẩm còn được bổ sung KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền. Đây là thành quả 6 năm nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự tại Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam. KGA1 có tác dụng giảm đau, chống viêm. Hiệu quả được chứng minh là vượt trội hơn hẳn một số thuốc tân dược phổ biến trong điều trị xương khớp như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin…

☛ Thành phần Collagen type II không biến tính cũng là điểm cộng lớn của sản phẩm. Sau khi vào cơ thể bằng đường uống, hoạt chất tập trung tại vùng khớp tổn thương và sửa chữa, nuôi dưỡng. Từ đó, quá trình tái tạo sụn khớp diễn ra nhanh chóng.

Nhờ bảng thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, Khương Thảo Đan không gây tác dụng phụ nghiêm trọng như ảnh hưởng đến gan, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày… Do đó, sản phẩm phù hợp với thể trạng của nhiều bệnh nhân, mà vẫn đảm bảo đáp ứng tốt các bệnh xương khớp như đau mỏi cổ vai gáy, thoát vị đĩa đệm, gai vôi hóa cột sống…

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.health.harvard.edu/pain/strength-training-relieves-chronic-neck-pain
  • https://www.healthline.com/health/fitness-exercise/upper-back-pain-exercises#7-strengthening-moves

Bài viết liên quan