Những triệu chứng đau mỏi vai gáy không thể xem thường

Vai gáy là vùng tập trung các bó cơ, xương, dây thần kinh, mạch máu và nhiều cấu trúc hỗ trợ khác. Vậy triệu chứng đau vai gáy phản ánh những vấn đề gì bên trong cơ thể? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những triệu chứng đau mỏi vai gáy không thể xem thường

Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy là tình trạng đau kéo dài tại vị trí này. Nguyên nhân là do sự co rút của cơ, khớp vai và lớp mô sưng lên gây cứng xương khớp.

Trong thời gian đầu, tình trạng đau mỏi vai gáy có biểu hiện nhẹ và tần suất thấp. Càng kéo dài về sau, cơn đau càng ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh lý ngày một nặng hơn kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đau mỏi vai gáy có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, trong bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt, bệnh thường xảy ra đối với người có tiền sử bệnh xương khớp, người già, người phải làm việc trong một tư thế quá lâu hoặc người thường xuyên mang vác nặng…

Theo thống kê từ Bộ y tế, tỷ lệ người từng bị đau vai gáy vài lần trong đời chiếm 80%.

Các triệu chứng điển hình của đau mỏi vai gáy

Triệu chứng của bệnh lý đau mỏi vai gáy được biểu hiệu khá đa dạng. Mức độ trầm trọng của chúng còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe và lối sống của người bệnh cũng như khả năng chịu đựng của mỗi người.

Một số dấu hiệu điển hình mà người mắc hội chứng đau mỏi vai gáy thường gặp bao gồm:

Cơn đau kéo dài

Đây là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, chúng là những cơn đau mạn tính, mang lại cảm giác bỏng rát, chuột rút, âm ỉ, giống như bị kim châm.

Triệu chứng đau thường tập trung sau gáy, bên vai trái, vai phải hoặc có thể ở cả hai vai. Ở trường hợp nặng hơn, cơn đau có khả năng lan xuống lưng hoặc chạy dọc từ vai xuống hai cánh tay, gây rối loạn cảm giác. Đau mỏi vai gáy còn có thể lan lên vùng chẩm, là nguyên nhân dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

Triệu chứng đau thường khởi phát bất ngờ mà không có dấu hiệu báo trước. Bình thường, người bệnh cảm thấy đau vào sáng sớm, khi vừa ngủ dậy hoặc đau khi đột ngột tỉnh dậy lúc nửa đêm. Các hoạt động quá sức như mang vác nặng hoặc hoạt động sai tư thế, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức triền miên.

Cơn đau âm ỉ kéo dài ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Cơn đau kéo dài có xu hướng trầm trọng vào mùa đông, khi thời tiết khô lạnh. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian làm ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày.

Tê bì tay

Khi người bệnh mắc hội chứng đau mỏi vai gáy, các dây thần kinh ở vùng cánh tay bị chèn ép, tổn thương dẫn đến hiện tượng tê bì tay.

Triệu chứng tê bì tay đi kèm với cảm giác đau nhức trải dọc từ cẳng tay, xuống đến bàn tay và cuối cùng là các ngón tay. Cánh tay của người bệnh thường có dấu hiệu mỏi, nặng. Đôi khi người bệnh không nhấc tay lên được.

Khi tê nhức tăng dần, bệnh nhân có biểu hiện tím ở các đầu ngón tay. Nếu tình trạng này không thuyên giảm, các ngón tay có thể chuyển sang màu tím đen và teo dần lại.

Hiện tượng tê bì tay có khả năng kéo dài, gây khó khăn trong hoạt động hằng ngày như cầm, nắm… Nếu bệnh tình chuyển biến nặng, người bệnh có nguy cơ bị teo cơ, mất hoàn toàn khả năng hoạt động của cơ tay, gây liệt cánh tay.

Triệu chứng tê bì tay xuất hiện ở người đau mỏi vai gáy.

Cử động vùng vai gáy bị hạn chế

Vùng cổ và vai bị cứng đờ do sự chèn ép ở các bó cơ và khớp nối. Thế nên, người bệnh gặp khó khăn trong việc xoay cổ hoặc cử động vai. Nếu vẫn cố gắng hoạt động quá mức tại vị trí này, các khớp xương va chạm tạo nên tiếng động răng rắc.Trong trường hợp xấu hơn, bệnh nhân có thể không đứng thẳng được.

Hội chứng đau mỏi vai gáy còn có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến cột sống cổ. Khi các hoạt động ở cột sống cổ bị hạn chế, tình trạng vẹo cổ có thể xảy ra.

Một số triệu chứng khác

Bệnh nhân đau mỏi vai gáy có thể gặp một số vấn đề khác như:

Buốt lạnh vùng vai gáy và cánh tay: Động mạch, tĩnh mạch hoặc cả hai bị chèn ép, tắc nghẽn ở khu vực vai gáy. Điều này gây khó khăn cho quá trình lưu thông máu, khiến người bệnh cảm thấy buốt lạnh.

Da đổi màu: Khi động mạch hoặc tĩnh mạch bị tổn thương, màu sắc da vùng vai gáy và cánh tay chuyển sang xanh hoặc trắng. Nếu nặng hơn nữa, da sẽ chuyển sang màu tím bầm.

Triệu chứng sưng tấy: Tình trạng này có khả năng xảy ra ở cổ, vai và kéo xuống cánh tay. Nguyên nhân là do sự co thắt hoặc căng cơ, do trật khớp hoặc khớp bị biến dạng vì chấn thương.

Dị dạng: Triệu chứng dị dạng có thể xảy ra khi người mắc bệnh đau mỏi vai gáy có tiền sử gãy xương hoặc trật khớp. Nguyên nhân là do những vết rách tại các dây chằng làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương.

Đau mỏi vai gáy có nguy hiểm không?

Khi tần suất xuất hiện của các tín hiệu nêu trên tăng cao (khoảng 3 lần trong 1 tháng) và kéo dài là lúc bệnh lý đau mỏi vai gáy đang chuyển biến trầm trọng hơn.

Đặc biệt, các triệu chứng như da đổi màu, hình thành các vết sưng tấy hoặc biến dạng vùng vai gáy là dấu hiệu người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như:

Thiếu máu não: Các rễ thần kinh ở vùng đốt sống cổ bị chèn ép trầm trọng, ảnh hưởng mạnh đến các mạch máu não. Đây là nguyên nhân khiến não thiếu oxy và các dưỡng chất cần thiết. Do đó, người bệnh bị đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.

Tủy sống vùng cổ bị chèn ép: Hiện tượng này vô cùng nguy hiểm. Nó có thể khiến người bệnh mắc các tai biến như liệt tứ chi, liệt nửa người, rối loạn thần kinh thực vật…

Các dây thần kinh vùng cánh tay bị tổn thương: Đây là biến chứng của tình trạng đau mỏi vai gáy do bệnh hẹp đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cổ. Hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra như teo cơ, mất khả năng hoạt động ở cánh tay, liệt cánh tay…

Làm gì khi bị đau mỏi vai gáy?

Khi các triệu chứng đau vai gáy xuất hiện với tần suất thấp, mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu những dấu hiệu trên có xu hướng trầm trọng hơn, người bệnh nên gặp bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất.

Đối với trường hợp nhẹ

Bệnh nhân đau mỏi vai gáy có thể tự khắc phục các triệu chứng mức độ nhẹ bằng cách:

Nghỉ ngơi: Người bệnh nên hạn chế cử động vùng vai gáy khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên, rồi từ từ vận động trở lại. Đây là biện pháp giúp phục hồi những tổn thương ở vị trí này.

Chườm ấm: Khi những cơn đau đột ngột xuất hiện, phương pháp chườm bằng các túi đựng nước ấm sẽ giúp bệnh nhân giảm tình trạng đau nhức và các vết sưng tấy.

Massage: Những động tác massage nhẹ nhàng vùng vai gáy giúp thư giãn cơ, tăng lưu thông máu và giảm đau hiệu quả.

Giữ ấm cơ thể: Người bệnh phải mặc đủ ấm vào mùa đông, không nên ngồi điều hòa, máy lạnh… Nếu không thực hiện đúng, các bó cơ dễ co cứng, triệu chứng đau vai gáy trở nên trầm trọng hơn.

Thay đổi tư thế: Người bệnh cần sửa các hoạt động sai tư thế, hạn chế giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài… Đây là phương pháp giảm thiểu sự co cứng của cơ.

Đối với trường hợp nặng

Trong trường hợp này, người bệnh nên trực tiếp gặp bác sĩ để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy. Dựa vào kết quả xét nghiệm và tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích nhất để cải thiện các triệu chứng trên.

Một số xét nghiệm thường được áp dụng như: xét nghiệm máu, chụp X – quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI)…

Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu đau mỏi vai gáy mức độ nặng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ như:

Khắc phục triệu chứng đau mỏi vai gáy bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc giảm đau Paracetamol: Thuốc có khả năng ức chế men cyclooxygenase (COX), làm giảm quá trình tổng hợp prostaglandin (hoạt chất trung gian gây đau viêm). Từ đó, các cơn đau kéo dài dần thuyên giảm.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc thuộc nhóm này như: Aspirin, Naproxen, Ibuprofen… có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, NSAID chỉ được chỉ định khi người bệnh đã sử dụng Paracetamol mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

Thuốc giãn cơ: Đây là nhóm thuốc giúp giảm trương lực cơ, tăng tuần hoàn ngoại biên, khắc phục căn nguyên gây nên triệu chứng đau mỏi vai gáy. Một số thuốc giãn cơ thường được sử dụng như: Diazepam, Dantrolene, Tizanidine…

Vitamin B: Vitamin B được chỉ định cho việc phục hồi những tổn thương ở dây thần kinh trong bệnh lý đau mỏi vai gáy.

Đau cổ vai gáy khi nào cần gọi cho bác sĩ?

Hầu hết các cơn đau vai gáy không xuất phát từ bất cứ điều gì nghiêm trọng về mặt y tế, vì vậy bạn nên thử các phương pháp tự chăm sóc tại nhà.Tuy nhiên, nếu cơn đau vai gáy của bạn nghiêm trọng đến mức bạn không thể ngồi yên hoặc nếu nó đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy thăm khám ngay tại các trung tâm y tế:

  • Sốt, nhức đầu và cứng cổ. Bộ ba triệu chứng này có thể cho thấy có thể bạn đang bị viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng tủy sống và cần được phát hiện và điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh.
  • Đau khi di chuyển xuống một cánh tay, đặc biệt nếu cánh tay hoặc bàn tay yếu, tê hoặc ngứa ran. Các triệu chứng này cho thấy có thể đĩa đệm cổ bị thoát vị đang đè lên dây thần kinh.
  • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. Điều này có thể cho thấy áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh cột sống, cần được thăm khám lâm sáng để chẩn đoán bệnh
  • Bất ổn cực độ. Nếu bạn đột ngột có thể gập hoặc duỗi cổ ra xa hơn bình thường, điều đó có thể cho thấy bạn bị gãy hoặc đứt dây chằng. Điều này thường chỉ xảy ra sau va chạm hoặc chấn thương đáng kể, và cần được bác sĩ hoặc chụp X-quang phát hiện tổn thương nghiêm trọng.
  • Sưng tấy dai dẳng ở cổ. Nhiễm trùng hoặc khối u có thể dẫn đến sưng hạch và đau cổ.
  • Đau hoặc tức ngực. Một cơn đau tim hoặc cơ tim bị viêm có thể gây đau vùng cổ vai gáy cùng với các triệu chứng tim cổ điển hơn.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Giải pháp giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả

Hội chứng đau vai gáy có khả năng tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, hiện trên thị trường xuất hiện sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp thoái hóa một cách an toàn và hiệu quả.

Thành phần chính của viên xương khớp Khương Thảo Đan bao gồm: Collagen type II, KGA1 và các dược liệu thiên nhiên từ bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh.

Đặc biệt, chiết xuất KGA 1 từ Địa liền bên trong Khương Thảo Đan được nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm từ Viện Hàn Lâm Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam, với tác dụng giảm đau và kháng viêm mạnh mẽ. Thậm chí, tác dụng giảm đau của KGA1 còn đạt hiệu quả cao hơn Paracetamol thông thường (76% so với 68% Paracetamol)  và tác dụng kháng viêm mạnh hơn Indomethacin (hiệu quả hơn 45,9%). (Tài liệu).

Khương Thảo Đan còn là sản phẩm đi đầu với việc bổ sung thành phần Collagen type II không biến tính. Nhờ đó tăng cường được sự tái tạo của sụn khớp, hạn chế các yếu tố tiêu cực lên sụn khớp và đổ đầy bao hoạt dịch giúp làm chậm tiến triển của viêm khớp và thoái hoá khớp.

Tác dụng chính của Khương Thảo Đan là hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như đau mỏi vai gáy, thoái hóa cột sống cổ – thắt lưng, thoát vị đĩa đệm… Đặc biệt, với thành phần chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, sản phẩm không có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh dạ dày.

Từ những lý do trên, viên xương khớp Khương Thảo Đan sẽ trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy với người đang mắc các vấn đề về xương khớp, điển hình là hội chứng đau mỏi vai gáy.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/what-causes-concurrent-neck-and-shoulder-pain-and-how-do-i-treat-it
  • https://www.health.harvard.edu/pain/neck-pain-a-troubleshooting-guide-to-help-you-relieve-your-pain-restore-function-and-prevent-injury

Bài viết liên quan