Triệu chứng thoái hóa khớp theo từng vị trí

Thoái hóa khớp là một tình trạng phổ biến và có thể gặp phải ở bất cứ khớp nào của cơ thể. Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời giúp giảm được nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm về xương khớp và những hạn chế về vận động. Ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những triệu chứng thoái hóa khớp ở từng vị trí thoái hóa.

Thoái hóa khớp diễn ra như thế nào?

Trong khớp khỏe mạnh có một lớp mô cứng nhưng mịn và trơn được gọi là sụn. Sụn bao phủ bề mặt xương và giúp xương di chuyển linh hoạt. Khi khớp bị thoái hóa, một phần của sụn và bề mặt trở nên cứng hơn. Điều này có nghĩa là khớp không di chuyển trơn tru được như bình thường.

Khi sụn bị mòn hoặc hư hỏng ít, tất cả các mô trong khớp sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường để cố gắng tái tạo lại phần tổn thương. Các quy trình tái tạo có thể làm thay đổi cấu trúc của khớp, nhưng thường khớp có thể hoạt động lại bình thường và không có bất kỳ biểu hiện đau và cứng khớp.

Tuy nhiên, khi chúng ta già đi sụn khớp giảm khả năng sinh sản, tái tạo tế bào sụn và việc thay đổi cấu trúc khớp đôi khi có thể gây ra các triệu chứng như đau, sưng hoặc khó cử động khớp như bình thường. Ví dụ:

  • Xương thừa có thể hình thành ở rìa khớp: Những sự tăng trưởng xương này được gọi là loãng xương và đôi khi có thể hạn chế chuyển động hoặc cọ xát với các mô khác. Trong một số khớp, đặc biệt là khớp ngón tay, chúng có thể được nhìn thấy dưới dạng sưng, cứng.
  • Lớp lót của viên nang khớp (được gọi là synovium) có thể dày lên và tiết ra nhiều chất lỏng hơn bình thường, khiến khớp bị sưng lên.
  • Các mô bao quanh khớp trở nên kém ổn định.

Triệu chứng thoái hóa khớp theo vị trí

Thông thường, thoái hóa khớp tiến triển từ từ. Ở giai đoạn sớm, các khớp bị thoái hóa có thể bị đau sau khi tập thể dục hoặc trong khi tập thể dục, khi vận động. Càng về sau, cơn đau khớp có thể trở nên dai dẳng hơn. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng thức dậy hoặc không cử động khớp trong một thời gian dài.

 

Mặc dù thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, nhưng hầu hết nó thường ảnh hưởng đến bàn tay, đầu gối, hông và cột sống (ở cổ hoặc lưng dưới), bàn chân do các khớp này chịu nhiều áp lực dẫn đến sụn khớp dễ bị tổn thương. Các triệu chứng của bệnh có thể phụ thuộc vào vị trí của các khớp bị thoái hóa.

Thoái hóa khớp gối

Đầu gối là một trong những khớp thường bị ảnh hưởng nhất của thoái hóa khớp do khớp gối phải chịu những áp lực cực độ từ những hoạt động thường ngày cũng như chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể.

Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối bao gồm cứng khớp, sưng và đau. Đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối, đầu gối bị khuỵu xuống khi phải chịu một lực nặng. Do vậy người bị thoái hóa khớp gối sẽ khó khăn trong việc đi lại, đứng lên, ngồi xuống, ngồi xổm, leo trèo. Thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn tật.

Thoái hóa khớp háng

Người bệnh có thể bị thoái hóa khớp ở một hoặc cả hai hông. Khớp háng thường có phạm vi di chuyển rộng và chịu rất nhiều trọng lượng cơ thể. Thoái hóa khớp háng có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới là như nhau.

Cũng như thoái hóa khớp gối, các triệu chứng của thoái hóa khớp háng bao gồm đau và cứng khớp. Người bệnh sẽ có triệu chứng đau sâu bên trong phía trước háng, đôi khi đau ở đùi sau, đau mông hoặc thậm chí cơn đau có thể lan xuống đầu gối.

Người bị thoái hóa khớp háng có thể bị hạn chế di chuyển và uốn cong, khiến các hoạt động hàng ngày như mặc quần áo và đi giày là một việc khó khăn.

Thoái hóa khớp cột sống

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa khớp cột sống có thể xuất hiện dưới dạng cứng và đau ở cổ hoặc lưng dưới. Trong một số trường hợp, những thay đổi liên quan đến thoái hóa khớp ở cột sống có thể gây áp lực lên các dây thần kinh nơi chúng thoát khỏi cột sống, dẫn đến yếu, ngứa ran hoặc tê liệt cánh tay và chân.

Trong trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và ruột. Biểu hiện của thoái hóa khớp cột sống cổ và lưng có biểu hiện cụ thể như sau:

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp ở bệnh nhân ngoài 30 tuổi, các gai xương có thể phát triển dọc theo chiều dài của cột sống. Người bệnh sẽ cảm thấy bị đau nhiều mỗi sáng thức dậy với các cơn đau kéo dài trong khoảng 30 phút, đau nhiều hơn khi làm việc và giảm khi được nghỉ ngơi. Dính cột sống là trường hợp nặng của thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Thoái hóa cột sống cổ: Các biểu hiện thường gặp của thoái hóa cột sống cổ: Đau vùng gáy, đôi khi đau lan đến vai và cánh tay, không thể xoay đầu hoặc uốn cong cổ, đau và cứng cổ. Đau đầu xuất phát từ cổ, có thể gây tê cánh tay, bàn tay, hoặc chân, co thắt cơ bắp nơi có dây thần kinh chèn ép

Thoái hóa khớp bàn tay và cổ tay

Thoái hóa khớp bàn tay và cổ tay thường gặp ở phụ nữ và thường bắt đầu vào khoảng thời gian mãn kinh. Phần gốc ngón tay cái và các khớp ngón tay thường dễ bị thoái hóa nhất.

Đốt đầu ngón tay cứng thành xương (do sự hình thành các gai xương), ngón tay sưng phồng lên ở các đốt, bàn tay có hình dạng giống như bàn tay ở người già. Đốt ngón cái thường sưng phù lên do xương mọc ra, đây cũng là vị trí sưng nhiều nhất trong thoái hóa khớp bàn tay.

Ở giai đoạn nhẹ, các khớp ngón tay bị sưng đau khi bệnh ở giai đoạn nặng các khớp ngón tay sẽ hình thành nốt cứng, gây biến dạng, bị gồ ghề và cong nhẹ.

Thoái hóa khớp bàn chân

Xảy ra ở gốc ngón chân cái, gây cứng hoặc bị cong, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn và đau đớn.

Tóm lại

Cho dù vị trí thoái hóa ở khớp nào trên cơ thể thì người bệnh cũng có những triệu chứng cụ thể như:

  • Đau khớp: Đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Nếu tính trạng thoái hóa kéo dài thì các cơn đau diễn ra dai dẳng hơn.
  • Cứng khớp: thường gặp vào khoảng thời gian là buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi quá lâu
  • Xuất hiện tiếng lạo xạo, lục khục tại khớp bị thoái hóa: khi dịch nhày, bôi trơn ở khớp sụn bị giảm đi, lớp sụn bị bào mòn mỏng dần khiến cho các khớp xương cọ sát vào nhau khi cử động sẽ gây ra tiếng kêu kèm theo biểu hiện đau nhức.
  • Hạn chế vận động: Người bệnh khó khăn trong việc đi lại, khó cầm nắm, khó bước lên bước xuống… Tùy vào từng vị trí thoái hóa khớp mà người bệnh gặp phải những hạn chế vận động khác nhau
  • Teo cơ, sưng tấy, biến dạng khớp: Khi thoái hóa khớp tiến triển nặng thì khớp sụn bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng teo cơ, sưng tấy và biến dạng khớp

Biến chứng của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy nhược cơ thể: Những cơn đau nhức gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể. Người bệnh luôn trong trạng thái lo âu, mất tập trung và lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm.
  • Biến dạng khớp làm giảm hoặc mất khả năng vận động: Khớp biến dạng cong vẹo, sưng to, mọc gai xương, lệch trục gây khó khăn cho việc đi lại, các vận động thường ngày.
  • Teo cơ, tê bì: Hiện tượng teo cơ vùng cạnh khớp, tay, chân bị tê bì khiến cho người bệnh mất khả năng co duỗi, đi đứng, cầm nắm vật không chắc chắn.
  • Bại liệt, tàn phế: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất với người bị thoái hóa khớp. Biến chứng tàn phế, liệt vĩnh viễn kèm theo đó là những tổn thương đến rễ dây thần kinh – tủy, vô cùng nguy hiểm.

Theo số liệu thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân thoái hóa khớp gặp khó khăn trong một vài động tác cử động, 25% bệnh nhân mất khả năng cử động và không thể thực hiện các sinh hoạt cá nhân.

Vì vậy, ngay từ khi phát hiện ra có những biểu hiện của thoái hóa khớp cần có những biện pháp kiểm soát triệu chứng đồng thời cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nên làm gì nếu gặp dấu hiệu thoái hóa khớp?

Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, bạn không nên chủ quan bỏ qua, mà cần lập tức tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh và thay đổi phù hợp tránh những đau đớn, biến dạng khớp gây ra.

Trong quá trình thăm khám bạn cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ những triệu chứng gặp phải và tuân thủ theo đúng các yêu cầu thăm khám, xét nghiệm.

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp

Chúng ta không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thay đổi một số thói quen đơn giản để làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh khớp.

  • Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tránh các tư thế sai cả trong quá trình làm việc lẫn cuộc sống sinh hoạt gây ảnh hưởng đến khớp
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu Canxi, Vitamin A, D, K, Omega 3 vừa giúp cho xương chắc khỏe, bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp, giảm đau, giảm viêm hiệu quả
  • Chịu khó vận động, tập thể dục thể thao giúp duy trì cân nặng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe cho cơ bắp, xương khớp.
  • Cơ thể luôn ở tư thế thẳng để tránh sự đè ép không cân đối lên các khớp. Khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
  • Sử dụng các khớp lớn khi mang vác đồ nặng để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ. Khi nâng một vật nặng, bạn nên học cách sử dụng cơ bắp của chân thay vì dùng lưng. Điều này về lâu về dài giúp bạn hạn chế các bệnh xương khớp ở cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…
  • Theo dõi cân nặng hợp lý: Trọng lượng cơ gây áp lực lớn đến các khớp khiến cho sụn khớp dễ bị phá vỡ nhanh hơn. Chính vì vậy, bạn nên theo dõi cân nặng của mình và cần tìm cách giảm cân nếu đang thừa cân.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh mệt mỏi, căng thẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Vận động thường xuyên giúp các khớp linh hoạt hơn.

Nhận biết sớm các triệu chứng gây bệnh là rất quan trọng giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ gây bại liệt, tàn tật vĩnh viễn.

Vì thế, nếu gặp bất kì triệu chứng thoái hóa khớp nào, bạn nên sớm lên lịch hẹn với bác sĩ để được chẩn đoán bệnh kịp thời.

Để được tư vấn thêm về các bệnh xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn phí 1800 1156 để gặp các chuyên gia.

Bài viết liên quan