Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Viêm khớp cổ chân là loại viêm khớp ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bạn, bởi nó sẽ hạn chế việc đi lại cũng như thực hiện các hoạt động thường ngày. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển và gây ra tàn tật. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm mắt cá chân, dấu hiệu nhận biết bệnh và liệu có thể điều trị khỏi?

Khái niệm cơ bản về viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân là một tình trạng lâm sàng, trong đó khớp nối bàn chân với chân, được gọi là khớp cổ chân hay khớp mắt cá chân, bị hư hỏng hoặc mòn sụn. Có ba xương tạo thành khớp này, gồm: xương chày, xương mác và xương đòn. Viêm khớp cổ chân có thể liên quan đến bất kỳ xương nào hoặc tất cả các xương này.

Thông thường, người ta nghĩ rằng viêm khớp không thể xảy ra tại khớp cổ chân, bởi nó cũng ít có khả năng bị viêm khớp hơn hông hay đầu gối. Nhưng viêm khớp thật sự có thể xảy ra tại cổ chân.

Có hơn 100 dạng viêm khớp khác nhau và nhiều dạng trong số này có thể ảnh hưởng đến bàn chân, cổ chân và mắt cá chân. Nhưng dù là dạng nào thì tất cả chúng đều có thể gây sưng và đau khớp, làm khó khăn trong việc đi lại và thực hiện các hoạt động thường ngày.

Viêm khớp cổ chân là một tình trạng lâm sàng, trong đó khớp nối bàn chân với chân, được gọi là khớp cổ chân hay khớp mắt cá chân, bị hư hỏng hoặc mòn sụn (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân thường gặp, triệu chứng

Viêm khớp cổ chân thường xảy ra do nguyên nhân hao mòn, miễn dịch, chấn thương hoặc là một phần của tình trạng viêm khớp lan rộng. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân hao mòn

Viêm khớp mắt cá chân do hao mòn có bệnh thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm xương khớp (tên tiếng anh: Osteoarthritis).

Thoái hóa khớp là bệnh diễn ra từ từ và gây ra những thay đổi ở khớp trong nhiều năm. Khi mới diễn ra, sụn bị nứt và mòn dần đi, khiến nó trở nên sờn và thô ráp, không gian bảo vệ giữa các xương giảm, xương cọ xát vào xương, dần dần bề mặt khớp bị xói mòn, hình thành nên các gai xương gây đau.

Khi diễn ra ở chân, nó có thể gây ra thay đổi ở các khớp bàn chân và mắt cá chân, gồm:

  • Ba khớp liên quan đến xương gót chân, xương giữa bàn chân trong và xương giữa bàn chân ngoài
  • Khớp ngón chân cái và xương bàn chân
  • Khớp nơi mắt cá chân và xương ống quyển gặp nhau

Viêm xương khớp cổ chân là một bệnh tiến triển, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng và diễn ra thường xuyên hơn theo thời gian, cuối cùng có thể dẫn đến tàn tật.

Dấu hiệu ban đầu của viêm khớp mắt cá chân do hao mòn là:

  • Đau khớp mắt cá chân, mức độ đau tăng lên khi hoạt động
  • Đau gót chân
  • Cứng và sưng khớp khi ngồi lâu hoặc nghỉ ngơi lâu
  • Hạn chế vận động cổ chân

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng diễn ra với tần suất nhiều hơn và nặng hơn, đau ngay cả khi bạn không hoạt động, bạn cũng có thể bị yếu cơ và gặp các vấn đề về thăng bằng.

Do hệ miễn dịch

Viêm khớp cổ chân do hệ miễn dịch còn gọi là các bệnh viêm khớp tự miễn. Có nhiều bệnh viêm khớp xảy ra do hệ miễn dịch, như lupus, viêm khớp vị thành niên, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh xơ cứng bì,… Nhưng loại phổ biến nhất có thể xảy ra ở khớp cổ chân là viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến.

☛ Viêm khớp dạng thấp (tên tiếng anh: rheumatoid arthritis) là một bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp trên toàn cơ thể, nhưng thường bắt đầu khởi phát ở các khớp nhỏ trước, như khớp bàn chân, cổ chân, ngón tay. Trong bệnh này, các tế bào miễn dịch vì một lý do nào đó mà tấn công màng hoạt dịch bao phủ quanh khớp, khiến khớp sưng lên. Theo thời gian, chúng xâm nhập và làm hỏng xương, sụn, dây chằng, gân, đồng thời có thể gây biến dạng khớp nghiêm trọng.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở cổ chân:

  • Sưng tấy ngón chân, bàn chân, cổ chân
  • Da trên khớp cổ chân trở nên đỏ, ấm khi chạm vào
  • Đau, cứng gót chân, bóng bàn chân, ngón chân và cổ chân
  • Đau gân gót
  • Viêm đối xứng (tức là các triệu chứng diễn ra ở cả hai bên khớp của cơ thể)
  • Khó chịu, sốt và mệt mỏi (do đây là một rối loạn tự miễn nên nó làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể)
  • Xuất hiện các nốt phong thấp bên dưới da (là các nốt tròn, sưng và cứng)

Các triệu chứng này có thể diễn ra dai dẳng hoặc có thể xuất hiện rồi biến mất, sau đó lại tái phát. Bệnh tiến triển với tốc độ khác nhau ở mỗi người, một số người bị tổn thương khớp nhanh chóng và dẫn đến biến dạng chân vĩnh viễn.

☛ Viêm khớp vảy nến (tên tiếng anh: psoriatic arthritis) là một tình trạng viêm khớp kết hợp với rối loạn da gọi là bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến là một tình trạng viêm mãn tính đặc trưng bởi các mảng da đỏ, thường được bao phủ bởi các vảy trắng bong tróc. Bệnh vảy nến thường xuất hiện trước, sau đó các vấn đề về khớp mới xuất hiện.

Viêm khớp vẩy nến có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp, bao gồm cả khớp mắt cá chân, các đầu ngón chân cũng như ngón tay, bàn tay.

Triệu chứng của viêm khớp vảy nến ở cổ chân:

  • Khớp đau, cứng kèm theo nóng đỏ, sưng tấy. Đôi khi bàn tay và bàn chân bị viêm có thể dẫn đến tình trạng ngón tay và ngón chân sưng lên trông giống như xúc xích.
  • Viêm gân Achilles sau gót chân
  • Rỗ móng tay, tách móng
  • Đau ngực và xương sườn (triệu chứng này không xảy ra thường xuyên)
  • Mệt mỏi

Viêm khớp vảy nến nếu không được điều trị có thể dẫn tới ung thư da, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn tâm trạng, gút, tổn thương các khớp ở đầu ngón tay và ngón chân,…

Nguyên nhân chấn thương

Viêm khớp cổ chân sau chấn thương là bệnh viêm khớp khởi phát sau khi gặp một chấn thương ở cổ chân hoặc bàn chân. Các chấn thương này có thể xảy ra do chơi thể thao, tai nạn xe hoặc ngã.

Khi gặp chấn thương cổ chân, bạn có thể bị trật khớp hoặc gãy xương. Các chấn thương này làm tổn thương bề mặt khớp, giống như thoái hóa khớp, nó làm cho sụn bị mòn đi, thay đổi cơ sinh học trong khớp (trên thực tế, sau một chấn thương, cơ thể bạn có thể tiết ra các hormone kích thích tế bào sụn chết đi), đây là nguyên nhân kích thích bệnh viêm khớp phát triển sau này. Viêm khớp sau chấn thương có thể diễn ra sau nhiều năm hay thậm chí hàng chục năm sau khi gặp chấn thương.

Theo thống kê, một khớp cổ chân bị chấn thương có nguy bị viêm khớp cao hơn khoảng 7 lần so với khớp không bị thương, ngay cả khi chấn thương được điều trị đúng cách.

Triệu chứng viêm khớp cổ chân sau chấn thương tương tự như bệnh thoái khớp.

Sau khi gặp một chấn thương ở cổ chân hoặc bàn chân, bạn có nguy cơ gặp một tình trạng gọi là viêm khớp sau chấn thương (Ảnh minh họa)

Do tình trạng viêm lan rộng

Có nhiều bệnh viêm khớp không khởi phát ở cổ chân, nhưng theo thời gian, nếu không được điều trị, chúng có thể tiến triển và gây viêm lan ra khớp cổ chân, như:

  • Bệnh gút (xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric, nó thường khởi phát ở khớp gốc ngón chân cái, sau đó có thể lan tới khớp mắt cá chân, gây tổn thương vĩnh viễn khớp này).
  • Viêm cột sống dính khớp (là một loại viêm khớp ảnh hưởng chủ yếu đến lưng. Nhưng cơn đau do viêm cột sống dính khớp có khả năng kéo dài, làm bạn bị  đau cổ, vai, hông hoặc đùi. Một số người có thể bị đau, cứng và sưng ở đầu gối hay cổ chân).
  • .v.v.

Các yếu tố nguy cơ

Có một số yếu tố nguy cơ được cho là làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp cổ chân (mắt cá chân), gồm:

  • Tuổi tác (một số loại viêm khớp có nguy cơ mắc tăng lên theo tuổi tác, như thoái hóa khớp)
  • Béo phì (thừa cân làm tăng áp lực lên khớp cổ chân, đầu gối của bạn, khiến chúng bị hao mòn nhanh hơn. Ngoài ra, các tế bào mỡ cũng có thể sản xuất ra các protein làm cho bệnh viêm khớp nặng hơn).
  • Nghề nghiệp (nếu bạn làm các công việc gây áp lực lên mắt cá chân lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp cổ chân)
  • Di truyền(nếu gia đình bạn có người thân bị viêm khớp, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn những người khác)
  • Hình dạng khớp (nếu bạn bị lệch khớp (do bẩm sinh hoặc chấn thương), bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn).
Thừa cân là một trong các yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc viêm khớp cổ chân (Ảnh minh họa)

Điều trị

Không thể chữa khỏi hoặc đảo ngược viêm khớp nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp giảm đau, bảo tồn chức năng khớp cổ chân và cải thiện khả năng vận động của bạn. 

Các phương pháp điều trị có thể chia thành:

  • Điều trị không dùng thuốc
  • Điều trị dùng thuốc
  • Phẫu thuật

Tùy thuộc vào loại viêm khớp mà bạn mắc phải cũng như tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều phương pháp kết hợp phù hợp với bạn.

Phần dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về các phương pháp này.

Điều trị không dùng thuốc

Giảm cân

Như đã nói ở trên, cân nặng có thể tác động lớn đến các triệu chứng viêm khớp cổ chân và làm bệnh tiến triển nhanh hơn. Vì thế, nếu bạn đang có chỉ số BMI cao hơn mức tiêu chuẩn, hãy lên kế hoạch giảm cân lành mạnh.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp ích rất nhiều trong việc điều trị viêm khớp mắt cá chân. Khi điều trị các triệu chứng bệnh, mục tiêu chính của vật lý trị liệu là giảm đau, tăng cường sức mạnh và duy trì phạm vi cử động cho khớp.

Để làm được điều trên, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ; các bài tập thể dục kết hợp; cách duy trì các tư thế thích hợp để giảm áp lực lên cổ chân; lịch trình nghỉ ngơi và ngủ để bổ sung cho các bài tập;…

Đồng thời, họ cũng có thể chỉ định thêm một số phương pháp điều trị bổ sung khác, như: kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS); siêu âm; mát-xa; nhiệt trị liệu;…

Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng có thể giúp ích bạn trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

Vật lý trị liệu giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh và duy trì phạm vi cử động cho khớp cổ chân (Ảnh minh họa)

Tập thể dục

Nếu bạn bị viêm khớp cổ chân, tập thể dục có thể giúp bạn:

  • Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý
  • Tăng và giữ tính linh hoạt cho các khớp
  • Tăng cường cơ bắp xung quanh khớp cổ chân, từ đó giảm áp lực lên khớp

Nếu chưa bao giờ tập thể dục, bạn nên bắt đầu với một huấn luyện viên hoặc với một người khác, điều này còn giúp làm tăng động lực tập thể dục đều đặn.

Các bộ môn tốt cho người bị viêm khớp cổ chân tập luyện là: đi dạo, đạp xe, thái cực quyền, bơi lội và các bộ môn tác động thấp khác.

Liệu pháp nóng và lạnh

Nhiệt nóng hoặc lạnh đều có khả năng giúp giảm đau và viêm do viêm khớp. Trong đó:

  • Nhiệt nóng giúp giãn mạch, giãn cơ, giảm co thắt, tăng cường tuần hoàn tại chỗ làm nhanh chóng hấp thu các chất hóa học gây đau. Thích hợp với giảm đau trong các chứng đau mạn tính, như viêm khớp. Để áp dụng nhiệt nóng, bạn có thể dùng túi sưởi, ngâm chân vào chậu nước hoặc tắm vòi sen nước ấm vào buổi sáng để giảm căng cứng khớp.
  • Nhiệt lạnh giúp co mạch, giảm tuần hoàn tại chỗ, có tác dụng làm giảm phù nề, giảm đau cấp. Thích hợp với các cơn đau khớp ngay sau chấn thương. Để chườm lạnh, bạn có thể  bọc đá hoặc một túi rau đông lạnh trong một chiếc khăn sạch rồi chườm lên khớp cổ chân. (Không bao giờ chườm đá trực tiếp lên da).
Ngâm chân vào chậu nước ấm (có thể thêm các loại tinh dầu) là một trong những cách giúp giảm đau do viêm khớp mắt cá chân (Ảnh minh họa)

Thử châm cứu

Châm cứu là một phương pháp điều trị đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Phương pháp này sử dụng những chiếc kim mỏng và châm vào các điểm cụ thể (gọi là huyệt) trên cơ thể.

Y học cổ truyền cho rằng, châm cứu giúp định tuyến lại năng lượng và khôi phục sự cân bằng trong cơ thể, từ đó giúp giảm đau khớp.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, châm cứu thực sự giúp giảm đau, bởi nó giúp chuyển hướng và thay đổi cảm giác đau đớn được gửi đến não từ các mô bị tổn thương, thông qua việc kích thích sản xuất các hormone giảm đau của cơ thể (endorphin và encephalins); ngoài ra châm cứu cũng. Ngoài ra, châm cứu cũng giúp kích thích sản xuất các hormone giúp cải thiện tâm trạng, thư giãn toàn thân (điều này cũng góp phần vào việc giảm đau).

Việc giảm đau từ châm cứu có thể chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn nhưng đây là một liệu pháp điều trị an toàn và không tác dụng phụ, vì thế nó rất đáng để thử. Bạn có thể cần điều trị hàng tuần để duy trì được lợi ích lâu dài của châm cứu.

Thiền để đối phó với cơn đau khớp

Lo lắng và trầm cảm là trạng thái tinh thần mà rất nhiều bệnh nhân viêm khớp gặp phải. Nó góp phần làm các triệu chứng viêm khớp của bạn trở nên tồi tệ hơn. Kỹ thuật thiền là một kỹ thuật thư giãn, giúp giảm đau bằng cách làm giảm căng thẳng và giúp bạn tăng khả năng đối phó với nỗi đau. Thực hành thiền định thường xuyên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm khớp cổ chân.

Có nhiều hình thức thiền định khác nhau, bao gồm thiền định dựa trên yoga, thiền đi bộ, các bài tập thở sâu,… Bạn có thể tìm hiểu chúng trên mạng và thực hành theo loại thiền mà bạn cảm thấy thoải mái và yêu thích nhất.

Thực hành thiền định thường xuyên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm khớp cổ chân (Ảnh minh họa)

Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống nhiều trái cây tươi, rau và thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn, cung cấp nguyên liệu để cơ thể đối phó với nỗi đau và tình trạng viêm nhiễm, tăng cường sức khỏe cho xương khớp.

Tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống cho bệnh viêm khớp tại bài viết: Bệnh viêm khớp ăn gì cho bớt đau?

Massage

Massage mang lại cảm giác thư giãn và kích thích cơ thể sản xuất các chất hóa học giúp giảm đau (tương tự như châm cứu). Vì thế, massage cũng có thể coi như một phương pháp điều trị không dùng thuốc dành cho bệnh viêm khớp.

Bạn có thể thực hiện massage tại nhà hoặc tới các trung tâm massage chuyên nghiệp, phòng khám vật lý trị liệu.

Sử dụng Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là một sản phẩm thuộc nhóm TPBVSK, được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Với thành phàn chính là hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền (theo công trình nghiên cứu của PGS.TS. Lê Minh Hà), có tác dụng gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường; kết hợp cùng collagen type II không biến tính và bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh, sản phẩm giúp hỗ trợ chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn xem TẠI ĐÂY

Điều trị bằng thuốc

Mỗi loại viêm khớp lại có loại thuốc điều trị khác nhau. Về cơ bản, có một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau đường uống. Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), opioid, steroid,…
  • Thuốc tại chỗ. Là các loại thuốc có dạng gel, kem bôi, miếng dán, như: kem NSAID (Voltaren), lidocain (Aspercreme), salicylat, capsaicin…
  • Thuốc tiêm. Gồm một số loại là glucocorticoid, huyết tương giàu tiểu (PRP), Hyaluronic acid.
  • Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD)
  • Thuốc sinh học
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc giãn cơ
  • .v.v.

Các loại thuốc này đều có khả năng gây ra tác dụng phụ, vì thế bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, về liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc. Tuyệt đối không chia sẻ thuốc của bản thân cho người khác hoặc sử dụng đơn thuốc của người khác cho mình.

Điều trị phẫu thuật

Những người bị viêm khớp cổ chân nặng hoặc không đáp ứng đủ với các phương pháp điều trị khác thì phẫu thuật có thể được xem xét. Phương pháp phẫu thuật mà bác sĩ đưa ra sẽ tùy thuộc vào loại viêm khớp và mức độ tổn thương của khớp.

Một số loại phẫu thuật để điều trị viêm khớp cổ chân là:

  • Phẫu thuật nội soi
  • Phẫu thuật hợp nhất khớp
  • Tạo hình khớp
  • .v.v.

Tổng kết

Khi viêm khớp xảy ra ở cổ chân (mắt cá chân), nó có thể làm hạn chế khả năng đứng hoặc đi lại đúng cách, từ đó làm ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều các phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân hiệu quả. Các phương pháp này có thể không điều trị khỏi hoàn toàn bệnh nhưng nó có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, hạn chế bệnh tiến triển gây ra tàn tật. Trong tương lai gần, nhiều phương pháp điều trị mới sẽ được đưa ra, giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị, mang lại niềm vui và hi vọng cho những người bị viêm khớp.

Để được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi về tổng đài miễn cước 1800 1156 (miễn phí hoàn toàn cước gọi).

Bài viết liên quan