Chữa đau khớp gối tại nhà không cần dùng thuốc

Với những cơn đau nhức khớp gối ở mức độ nhẹ do các bệnh lý về xương khớp hoặc do hoạt động quá mức chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà. Cùng tìm hiểu về các phương pháp giảm đau xương khớp an toàn tại nhà trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Các biện pháp khắc phục tại nhà thường giúp kiểm soát những cơn đau nhức ở mức độ nhẹ hoặc có thể giúp bạn có thể ngăn cho bệnh trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu cơn đau ở mức độ trung bình đến dữ dội, hoặc nếu các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể cần phải thực hiện kết hợp cùng với các biện pháp y tế để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Tốt nhất là bạn nên cân nhắc tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những biện pháp khắc phục đau khớp gối tại nhà thường được sử dụng:

Biện pháp khắc phục nhanh đau khớp gối

Liệu pháp lạnh có thể giảm sưng khớp

Nếu đầu gối của bạn bị sưng do chấn thương hoặc bị viêm khớp, bạn hãy chườm lạnh hoặc túi đá bằng nhựa bọc trong khăn lên một hoặc cả hai đầu gối bị đau. Hơi lạnh sẽ làm giảm sưng và đau cùng một lúc. Sau khi hết sưng, cảm giác khó chịu của bạn cũng giảm và bạn sẽ có thể đi lại tự do hơn.

Sử dụng đá không quá 30 phút mỗi lần từ một đến ba giờ để có kết quả tốt nhất. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ đá trên đầu gối, hãy cân nhắc đến các loại nẹp mềm có túi kết hợp với chườm lạnh hoặc ngâm đầu gối trong nước mát.

Liệu pháp nhiệt có thể làm giảm đau mô

Nếu đầu gối của bạn không sưng, chúng tôi khuyến khích hầu hết mọi cách điều trị bằng nhiệt an toàn mà bạn có thể áp dụng tại nhà hoặc tại văn phòng. Bạn có thể sử dụng các gói giữ nhiệt được quấn trong vải, khăn ẩm nóng là những thứ ưa thích tại nhà hoặc thậm chí là một thiết bị trị liệu bằng nhiệt bơm nước ấm qua một nẹp mềm để điều trị được kiểm soát nhiệt độ ổn định. Khi sử dụng liệu pháp nhiệt, bạn cũng nên tuân thủ các buổi trị liệu khoảng 30 phút mỗi vài giờ để không lạm dụng nó. Ngoài ra, đừng bao giờ ngủ quên khi đang bật chế độ sưởi hoặc làm mát.

Phương pháp tắm nước nóng về mặt kỹ thuật là một cách tiếp cận khác để xử lý nhiệt phân tán và có thể cho phép điều trị lâu hơn một cách an toàn nếu bạn giữ bồn tắm luôn nóng. Bạn cũng có thể cân nhắc chỉ ngâm đầu gối hoặc chân.

Liệu pháp xoa bóp, mát-xa

Theo dữ liệu từ một bài báo được xuất bản vào tháng 6 năm 2015 trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung, một giờ mát-xa mỗi tuần, thực hiện trong ít nhất 8 tuần được chứng minh là giúp giảm đau khớp, cứng khớp và hỗ trợ điều trị viêm khớp rất hiệu quả.

Khi bạn thực hiện xoa bóp, mát xa, lưu lượng máu trong cơ thể được kích thích, giúp máu nuôi dưỡng được đưa tới các khớp; đồng thời làm cho cơ và khớp được thư giãn, giảm căng cứng, giảm đau. Ngoài ra, việc xoa bóp còn giúp kích thích cơ thể sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh nâng cao tâm trạng, từ đó giúp mang lại cảm giác thư thái, thoải mái cho người bệnh.

Video: Hướng dẫn Massage giảm đau nhức đầu gối

Nghỉ ngơi

Khi bị đau xương khớp, việc duy trì hoạt động là một trong những việc quan trọng bạn cần làm. Tuy nhiên, nghỉ ngơi hợp lý cũng là một phần cần thiết trong quá trình hồi phục.

Hãy lắng nghe cơ thể bạn để có cách nghỉ ngơi phù hợp. Nhưng về cơ bản, bạn nên nghỉ ngơi 1-2 ngày khi đang trải qua các đợt bùng phát của bệnh hoặc nếu bạn thấy, đau, sưng hoặc tăng nhiệt xung quanh khớp khi hoạt động. Sau khi cảm thấy tốt hơn, bạn nên bắt đầu đứng dậy và vận động trở lại. Bởi nghỉ ngơi quá nhiều có thể khiến các khớp trở nên cứng và đau hơn.

Biện pháp khắc phục lâu dài

1. Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất có thể mang đến một số lợi ích cho khớp gối như sau:

  • Hoạt động thể chất giúp tăng cường sức khỏe của mô sụn, cơ bắp chân, hỗ trợ các khớp hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng đau nhức.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Tập thể dục hàng ngày có thể giúp bạn giữ cơ chắc khỏe và duy trì khả năng vận động. 
  • Tăng cường quá trình lưu thông máu trong cơ thể và từ đó giúp cho sụn khớp nhận được đầy đủ dưỡng chất hơn.

Rất nhiều người nghĩ rằng, việc nghỉ ngơi, hạn chế cử động sẽ giúp tránh được cơn đau nhức tối đa. Thể nhưng, nó cũng có thể khiến khớp bị cứng và chậm phục hồi. Trong trường hợp viêm khớp, tập thể dục không đủ có thể đẩy nhanh tốc độ tổn thương khớp.

Các hoạt động có tác động thấp là một lựa chọn tốt, một số bộ môn phù hợp với bệnh nhân đau khớp gối bao gồm:

  • Đạp xe
  • Đi dạo
  • Bơi lội hoặc tập thể dục dưới nước
  • Thái cực quyền hoặc yoga

Tuy nhiên, bạn có thể cần phải nghỉ tập thể dục nếu có một số biểu hiện sau:

  • Chấn thương
  • Đau đầu gối nghiêm trọng, các triệu chứng tiến triển nặng hơn.
  • Khi bạn trở lại hoạt động sau một chấn thương, bạn có thể cần chọn một phương án nhẹ nhàng hơn bạn thường sử dụng.

2. Kiểm soát cân nặng hợp lý

Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao bị đau khớp gối vì nó làm tăng áp lực lên khớp gối của bạn. Trọng lượng của cơ thể càng cao sẽ khiến cho các khớp phải làm việc nhiều hơn. Hơn thế nữa, thừa cân còn thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp, khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Để giảm cân, bạn nên có một kế hoạch ăn uống, tập luyện cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để có các phương pháp giảm cân lành mạnh, phù hợp với tình trạng của bạn.

3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

 

Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như canxi, magie, kẽm,… giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ đau khớp gối

Một chế độ ăn uống điều độ có thể duy trì thể trạng khỏe mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch và đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, bổ sung cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng lành mạnh còn giúp duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực cho khớp gối, xây dựng sụn chắc khỏe và giảm bớt một số chứng viêm, giúp bảo vệ và tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp, tăng mật độ xương và hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa.

Một số loại thực phẩm có lợi cho bệnh nhân bị đau xương khớp là:

  • Các loại trái cây, rau củ quả, đặc biệt là các loại rau họ cải, trái cây màu sắc rực rỡ;
  • Các loại cá béo giàu omega-3;
  • Quả hạch và hạt;
  • Các loại đậu;
  • Các loại gia vị như: tỏi, nghệ
  • Ngũ cốc nguyên hạt;
  • Nước dùng xương;
  • .v.v.

Ngược lại, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo bão hòa, nhiều đường và muối có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, đau.

☛ Xem thêm: Top 10 thực phẩm nên ăn khi bị đau khớp gối

4. Bài tập củng cố

Các bài tập cũng có tác dụng tăng cường cơ bắp, bảo vệ sức khỏe khớp gối. Dưới đây là một số cách giúp củng cố và tăng cường sức khỏe cho khớp gối

  • Bạn ở tư thế nằm hoặc ngồi sau đó một chân duỗi thẳng và nâng cao một chân.
  • Đặt một chân lên trên một bậc thang, sau đó đặt chân kia, bước xuống một lần nữa và lặp lại các bước lên.
  • Ngồi trên ghế, sau đó đứng và ngồi liên tục trong một phút. Làm điều này một cách chậm rãi, có kiểm soát và tránh dùng tay để hỗ trợ bạn.
  • Giữ một chiếc ghế và ngồi xổm cho đến khi xương bánh chè bao phủ các ngón chân. Làm điều này 10 lần.

5. Sử dụng Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là một sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phảm có công dụng chính là hỗ trợ giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và phục hồi sụn khớp; dùng tốt cho các đối tượng:

  • Bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống
  • Bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay
  • Đây là sản phẩm kế thừa từ bài thuốc cổ truyền nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang với 15 vị: Độc hoạt, quế, phòng phong, đương quy, tế tân, xuyên khung, tần giao, thược dược, tang ký sinh, can địa hoàng, đỗ trọng, nhân sâm, ngưu tất, phục linh và cam thảo. Theo nghiên cứu từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, bài thuốc này được đa số bệnh nhân đáp ứng tốt, chữa đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp hiệu quả.

Nhưng không chỉ có vậy, qua nhiều công trình nghiên cứu, sản phẩm Khương Thảo Đan không những kế thừa nguyên vẹn từ bài thuốc cổ truyền nổi tiếng, mà còn được gia giảm thêm các vị Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh; đặc biệt là kết hợp thêm sáng chế mới của y học hiện đại, là Collagen type-II không biến tính và hoạt chất KGA1. Nhờ sự gia giảm này, sản phẩm mang lại tác dụng hoàn toàn vượt trội so với công thức ban đầu.

Về KGA1, đây là hoạt chất được PGS.TS Lê Minh Hà (thuộc viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) chiết tách thành công từ củ Địa liền sau nhiều năm nghiên cứu. Trên thực nghiệm và lâm sàng, KGA1 đem lại tác dụng quý hơn rất nhiều so với cao dược liệu thô, giúp giảm đau, chống viêm rất tốt. Đồng thời KGA1 có khả năng dung nạp tốt, an toàn ngay cả khi sử dụng liều cao liên tục.

Về Collagen type II không biến tính, đây là loại collagen có mặt nhiều nhất tại sụn khớp. Loại collagen này khi được uống vào cơ thể, 53% sẽ được hấp thu vào máu, trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp. Phần còn lại (47%) không bị phân huỷ mà đi đến ruột non để tương tác với cơ quan kiểm dịch của cơ thể, nhằm để không phá huỷ các collagen được hấp thụ, đồng thời ngăn chặn quá trình phá huỷ tự nhiên sụn khớp, từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Có thể nói, Khương Thảo Đan là sản phẩm đầu tiên đáp ứng được đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín: Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo. Có thể dùng lâu dài mà không ảnh hưởng tới chức năng khác của cơ thể, bệnh nhân có các bệnh lý về dạ dày, gan cũng có thể sử dụng sản phẩm một cách an toàn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thay đổi lối sống và các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị đau nhức khớp gối của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải biết khi nào mình cần đi khám bác sĩ. Bởi nhìn chung, các bệnh lý xương khớp là các bệnh lý tiến triển theo thời gian, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn tật và tử vong.

Bạn nên sắp xếp thời gian đi khám sớm, nếu:

  • Đau cứng khớp gối, hoặc khớp gối bị sưng kéo dài từ ba ngày trở lên.
  • Bạn có một số đợt bùng phát các triệu chứng khớp trong vòng một tháng

Bạn nên cấp cứu, nếu:

  • Bị đau khớp sau chấn thương mạnh
  • Cơn đau khớp rất dữ dội
  • Bạn không thể di chuyển khớp
  • Khớp bị biến dạng
  • Sưng khớp, bầm tím

Kết luận

Trên đây là một số cách tại nhà giúp bạn giảm đau nhức khớp gối an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là các biện pháp hỗ trợ và không phải là phương pháp điều trị chính cho các tình trạng đau nhức khớp gối có nguyên nhân do xương khớp mãn tính.

Bài viết liên quan