Đau nhức từ mông xuống đầu gối là biểu hiện của bệnh gì?

Đau nhức từ mông xuống đầu gối có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, các cơn đau kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa đau nhức từ mông xuống đầu gối.

Đau nhức từ mông xuống đầu gối là biểu hiện của bệnh gì?

Tình trạng đau nhức từ mông xuống đầu gối thường gặp ở người cao tuổi hoặc trung niên, đôi khi xuất hiện ở thanh thiếu niên. Các cơn đau có thể đến từ một chấn thương hoặc do bệnh lý nào đó liên quan đến cơ xương khớp. Một số nguyên nhân phổ biến được mô tả dưới đây.

Đau dây thần kinh tọa

Theo thống kê, gần 80% các trường hợp đau nhức từ mông xuống đầu gối ở người cao tuổi là do đau dây thần kinh tọa. Đây là bệnh lý xương khớp rất phổ biến với tỷ lệ mắc chỉ đứng sau viêm khớp dạng thấp.

Dây thần kinh tọa kéo dài từ vùng tủy sống ở thắt lưng, đi qua mông và đến tận cùng của bàn chân. Đây là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người. Khi dây này bị kích thích bởi nhiều yếu tố khác nhau (chèn ép, nhiễm trùng…), bệnh nhân sẽ xuất hiện các cơn đau với triệu chứng điển hình:

  • Đau nhiều ở thắt lưng: đây là triệu chứng thường gặp của đau dây thần kinh tọa, nếu tình trạng nghiêm trọng bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển.
  •  Đau, nóng rát và tê bì vùng lưng dưới, mông trên sau đó lan xuống theo đường đi của dây thần kinh tọa (đùi, cẳng chân, thậm chí đau lan đến tận bàn chân).
  • Yếu cơ, tê ngứa chân.
Đau dây thần kinh tọa tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra vô vàn phiền toái cho người bệnh. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân đau đến mức không thể cử động vùng chi dưới. Một số còn mắc các biến chứng nguy hiểm như cứng cột sống, teo cơ thậm chí bại liệt.
Đau dây thần kinh tọa có thể gây đau nhức ở mông và đầu gối

Thoát vị đĩa đệm

Đây là bệnh lý hay gặp ở những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc hoặc vận động thể thao mức độ mạnh. 

Đĩa đệm là tổ chức nằm giữa các đốt sống được bao bởi lớp vỏ và bên trong chứa nhân nhầy. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bị chệch khỏi vị trí ban đầu, xuyên qua phần dây chằng chèn ép lên các dây thần kinh. Rễ thần kinh tủy sống bị chèn ép gây ra các dấu hiệu:

  • Tê bì chân tay: bắt đầu từ vùng thắt lưng, cổ sau đó lan ra mông, đùi, bắp chân, gót chân… Bệnh nhân bị rối loạn cảm giác, cảm thấy tê như có kiến bò trong người.
  • Đau nhức chân tay: cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau hơn khi vận động và giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi. 
  • Yếu cơ, liệt cơ: thường ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, sau khi tình trạng thoát vị xảy ra trong thời gian dài mà không được can thiệp y tế. Lúc này bệnh nhân không thể vận động, bị teo cơ, liệt chi.

☛ Tham khảo thêm tại: Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Khi đĩa đệm cột sống vùng thắt lưng và sụn khớp phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, phần mô sụn và xương dưới sụn bị tổn thương. Đĩa đệm cũng giảm hoặc mất tính đàn hồi, dẫn tới tăng áp lực lên các đốt sống. Hậu quả là dây chằng trở nên xơ cứng và thoái hóa cột sống thắt lưng.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và cách điều trị

Thông thường, người bệnh sẽ có các triệu chứng thoáng qua như cứng khớp hoặc 1 cơn đau nhẹ. Tuy nhiên việc di chuyển, vận động đột ngột có thể khiến cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.

Một số dấu hiệu nghiêm trọng khác có thể kể đến như:

  • Yếu cơ, mỏi cơ, phối hợp động tác tay chân kém.
  • Co cơ, đau bắp tay, bắp chân.
  • Mất thăng bằng cơ thể.
  • Đi lại khó khăn.
Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ gây ảnh hưởng đến vận động vùng thân dưới đồng thời xuất hiện các cơn đau nhức từ mông xuống đầu gối.
Đau nhức ở mông là dấu hiệu của thoái hóa cột sống thắt lưng

Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm một hay nhiều khớp nằm giữa xương chậu và cột sống. Các triệu chứng của viêm khớp cùng chậu chủ yếu biểu hiện ở vùng thắt lưng:

  • Đau vùng lưng dưới lan ra hông sau đó chạy dọc xuống mông, đùi, chân.
  • Đau nhiều hơn khi lên cầu thang, chạy bộ, đứng lâu với 1 tư thế.
  • Sốt nhẹ do các phản ứng viêm.

Chấn thương

Bệnh nhân gặp các chấn thương cấp tính như giãn dây chằng gối, căng cơ háng… có thể gặp các cơn đau nhức từ mông xuống đầu gối. Khi đó, việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc bệnh nhân đi tập tễnh khi gặp chấn thương, dồn trọng lượng cơ thể về 1 bên chân gây gia tăng áp lực lên khớp háng. Dần dần cơn đau có thể xuất hiện cả ở đùi, bắp chân.

Đau do chấn thương đầu gối

Đau nhức từ mông xuống đầu gối có nguy hiểm không?

Đối với tình trạng đau nhức từ mông xuống đầu gối do chấn thương, các chuyên gia cho rằng chúng không quá nguy hiểm. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, chăm sóc tích cực và đợi cho vùng tổn thương hồi phục. 

Mặt khác, tình trạng đau nhức từ mông xuống đầu gối do các bệnh lý xương khớp lại đặc biệt nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và chẩn đoán kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng bất lợi như:

  • Giảm khả năng vận động.
  • Rối loạn chi dưới.
  • Đại tiểu tiện không tự chủ.
  • Nhược cơ, teo cơ, liệt chi, tàn phế.
Do đó, bệnh nhân không thể chủ quan và cần được điều trị kịp thời. 

Cách xử lý khi đau nhức từ mông xuống chân

Do chấn thương

Với những chấn thương nhẹ có thể tự hồi phục, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp chăm sóc, giảm đau tại nhà như:

  • Chườm lạnh: nhiệt độ thấp giúp co mạch, hạn chế phản ứng viêm, giảm đau, giảm bầm tím, tụ máu ở vết thương. Chườm lạnh bằng cách dùng khăn bọc đá lăn đều vào vùng sưng, ngày làm 4 lần mỗi lần khoảng 20 phút. Có thể chườm lạnh trong 3 ngày đầu kể từ khi bị chấn thương.
  • Tắm nước ấm: giúp thư giãn xương khớp, cải thiện tuần hoàn, lưu thông khí huyết, tăng cường máu đến nuôi dưỡng, chữa lành vùng tổn thương.
  • Vật lý trị liệu: giúp cải thiện khả năng vận động, tăng cường sức mạnh của cơ.
  • Nghỉ ngơi: sau chấn thương bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất 72 giờ. Vận động quá sức hoặc không đúng cách có thể làm tăng cảm giác đau và chậm phục hồi chức năng xương khớp. Tuy nhiên cũng cần tránh nằm lâu, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài vì có thể gây ứ trệ tuần hoàn hoặc cứng khớp.
Chườm lạnh trực tiếp lên chấn thương

Do các bệnh lý xương khớp liên quan

  • Chườm ấm: giúp xoa dịu nhanh cảm giác đau, kích thích tuần hoàn máu. Nhiệt độ cao giúp thư giãn các dây thần kinh, giảm co cứng lưng, tăng độ linh hoạt cho khớp xương.
  • Xoa bóp: là biện pháp giảm đau, hồi phục rất tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh lý xương khớp. Xoa bóp với cường độ vừa phải, tác động từ ngón tay và bàn tay giúp thư giãn gân cơ, lưu thông khí huyết, giảm tê bì đau nhức. Bệnh nhân nên thực hiện xoa bóp 2 lần một ngày, mỗi lần 15 phút với tinh dầu thảo dược, bắt đầu từ phần thắt lưng rồi đến mông, đùi, chân.
  • Sử dụng thuốc: một số thuốc điều trị cũng được kê trong các trường hợp bệnh lý nặng. Các thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, ibuprofen… được chỉ định trong việc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
  • Phẫu thuật: nếu bệnh nhân không đáp ứng đối với việc điều trị bằng thuốc hoặc tình trạng bệnh tiến triển nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định ngoại khoa để khắc phục tình trạng đau.

Biện pháp phòng ngừa

Có thể phòng ngừa đau nhức từ mông xuống đầu gối bằng một số biện pháp đơn giản như:

  • Tránh lao động quá sức, mang vác vật nặng trong thời gian dài.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, không ngồi quá nhiều.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng thần kinh.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, áp dụng các bài tập nhẹ nhàng vừa sức giúp cơ xương phát triển.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tránh ăn các thực phẩm gây độc với khớp như các loại quả họ cà, đồ ăn nhiều gia vị…
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ cơ xương như: đậu nành, dầu ô liu, cá hồi…
  • Tránh sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích có cafein.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng các sản phẩm viên uống giúp hỗ trợ bảo vệ, tăng cường sự dẻo dai của cơ xương.

Khương Thảo Đan – Viên uống cải thiện đau xương khớp hiệu quả

Viên xương khớp Khương Thảo Đan được chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên như địa liền, ngưu tất, độc hoạt, phòng phong, tang ký sinh… Từ xa xưa, dược liệu ngưu tất đã được sử dụng trong các bài thuốc cổ dân gian với tác dụng tăng cường sự dẻo dai, chắc khỏe cho xương khớp. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa collagen type 2 giúp tăng sinh và tái tạo dịch khớp, chống nhức mỏi tay chân, phục hồi và bảo vệ chức năng xương. 

Đặc biệt, Khương Thảo Đan có chứa KGA1 – hoạt chất quý trong điều trị tình trạng đau do bệnh liên quan đến xương khớp với các ưu điểm vượt trội:

  • Tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh ngang với các thuốc tân dược điều trị đau xương khớp hiện nay như indomethacin, efferalgan… 
  • Chiết xuất từ dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên – được đích thân PGS. TS Nguyễn Minh Hà đưa vào sử dụng sau 6 năm nghiên cứu về đề tài chiết xuất KGA1 từ cây địa liền. Khương Thảo Đan hoàn toàn không có tác dụng phụ, đặc biệt an toàn với người mắc bệnh lý về đường ruột, người có cơ địa dễ dị ứng…

Sản phẩm phù hợp với:

  • Người bị sưng đau khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, đau thần kinh tọa, đau từ mông xuống đầu gối do các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
  • Người bị thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.

Khương Thảo Đan tự hào được đông đảo quý khách hàng tin tưởng và sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Với các thông tin được cung cấp trong bài viết, hy vọng rằng quý độc giả sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh!

Bài viết liên quan