Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?

Đau vai gáy là hội chứng rối loạn cơ xương ở vùng cổ – vai – gáy thường gặp. Nếu không được chữa trị, hội chứng này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân rất nhiều. Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không là thắc mắc của hầu hết những người mắc bệnh. Câu hỏi này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây để người đọc có góc nhìn toàn diện về chứng bệnh mình đang gặp phải. 

1. Đau vai gáy là gì?

Đau mỏi vai gáy là tình trạng rối loạn hệ thống cơ xương khớp và các mạch máu ở vùng vai gáy. Bệnh này là hệ quả do thói quen sinh hoạt, làm việc thiếu khoa học hoặc cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý cơ xương khớp. Đau vai gáy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nó phổ biến hơn ở người trong độ tuổi trung niên.

Bệnh vai gáy đặc trưng bởi tình trạng cơ vùng vai gáy bị cơ cứng gây đau đớn, từ đó hạn chế vận động vùng cổ. Ban đầu bệnh nhân sẽ có cảm giác đau ở mức độ nhẹ, đau mỏi ở vùng vai gáy. Người bệnh gặp khó khăn trong việc nghiêng đầu sang trái hoặc phải và không thể quay đầu ra sau.

Đau mỏi vai gáy là tình trạng rối loạn hệ thống cơ xương khớp và các mạch máu ở vùng vai gáy

Các cơn đau thường xuất hiện đột ngột, đặc biệt là vào sáng sớm khi mới ngủ dậy. Mức độ đau tăng lên khi người bệnh lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng hoặc bị nhiễm lạnh và sẽ thuyên giảm khi được nghỉ ngơi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.

➤ Đọc thêm: Đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân triệu chứng và các phương pháp điều trị

2. Nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy

Có nhiều tác động dẫn đến các cảm giác tê buốt, nhức mỏi vùng vai gáy, nhưng đặc điểm chung của hầu hết các nguyên nhân là đều gây ra sự co cứng khối cơ ở vùng cổ, bả vai lâu dài dẫn đến các tổn thương mạn tính. Các nguyên nhân này cũng là yếu tố quyết định bệnh đau vai gáy có nguy hiểm hay không.

Nguyên nhân gây bệnh thường được chia làm 2 dạng chính là nguyên nhân do thói quen và nguyên nhân do bệnh lý. Cụ thể:

Nguyên nhân do thói quen

Do nằm ngủ sai tư thế

Ngủ sai tư thế là nguyên nhân đầu tiên phải kể đến gây nên đau vai gáy, đây cũng là nguyên thường gặp nhất. Hầu hết những người mắc bệnh vai gáy đều có tư thế ngủ sai như gối đầu quá cao, ngủ gục trên bàn, nằm ngủ 1 tư thế trong thời gian quá lâu,… Điều này khiến cho cơ cổ bị chèn ép gây cản trở dòng máu lưu thông trên não khiến người bệnh có những cơn đau vai gáy.

Tuy nhiên, những cơn đau này có xu hướng mất đi nhanh chóng, làm cho người bệnh chủ quan và thường bỏ qua chúng. Sau thời gian dài các cơ vùng cổ thiếu oxy nuôi dưỡng sẽ bị tê bại và gây đau khi bạn vận động vùng cổ. Ngoài ra việc thường xuyên nằm sai tư thế như vậy cũng gây ra những ảnh hướng xấu đến não bộ.

Do tuổi tác

Nguyên nhân phổ biện thứ hai đó là do tuổi tác. Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng đa phần những người cao tuổi đều gặp các vấn đề về xương khớp. Khi bạn già đi các chức năng trong cơ thể bị đình trệ, tim bơm máu kém khiến máu vận chuyển lên vùng cổ và não ít đi. Hơn nữa, ở người già hệ thống mạch máu kém đi, dễ bị xơ vữa và tắc nghẽn. Điều này khiến cho các cơn đau lan rộng ra và cơ thể ít có khả năng chữa trị các tổn thương ở vùng vai gáy.

Do ít vận động hoặc vận động nặng

Do tính chất công việc ngồi một chỗ quá lâu dẫn đến các cơn đau vùng cổ vai gáy

Ở một số người do tính chất công việc phải ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động như công việc văn phòng, tài xế taxi,… khiến cho triệu chứng đau nhức vai gáy ngày càng phổ biến. Nặng hơn một số người có thể bị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa,… Ngoài ra, việc mang vác vật nặng sai tư thế cũng có thể khiến cho xương khớp bị chấn thương cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.

Nguyên nhân do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân thông thường, một số bệnh lý về xương khớp có thể gây nên đau mỏi vai gáy như: Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm các cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật vùng cổ vai gáy,… cũng là căn nguyên nên các cơn đau mỏi vai gáy.

Như vậy, chúng ta có thể thấy đa phần các nguyên do dẫn đến chứng đau mỏi vai gáy đều bắt nguồn từ những hoạt động sinh hoạt ở cuộc sống hằng ngày. Do đó, khi mà cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức mỏi vùng cổ sau một ngày làm việc nặng nhọc khiến nhiều người thờ ơ, dễ dàng bỏ quả các triệu chứng cảnh báo của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, cơn đau có thể lan đến vùng nửa sau đầu và khả năng bạn thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm sẽ tăng lên. Thậm trí người bệnh không thể cử động cổ và phải can thiệp phẫu thuật. Do đó, tốt nhất khi xuất hiện các triệu chứng đua mỏi nhỏ nhặt, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiếm tra, đừng ngó lơ chúng.

3. Bệnh đau mỏi vai gáy có nguy hiểm không?

Nhiều người phải đối mặt với bại liệt, tàn phế suốt đời vì coi thường không chữa đau vai gáy

Tùy theo nguyên nhân, chúng ta có thể nhận định bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không, nếu có thì mức độ nguy hiểm sẽ như thế nào. Trường hợp đau mỏi vai gáy xảy ra bởi các nguyên nhân do thói quen xấu thì chúng chỉ làm phát sinh các cơn đau ở mức độ nhẹ và không gây ra các biến chứng nặng nề.

Các cơn đau này có xu hướng thuyên giảm nhanh sau khi loại trừ yếu tố nguy cơ, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc. Ví dụ, nếu như tối trước khi đi ngủ bạn kê đầu quá cao, nằm mãi 1 tư thế,… thì sáng dạy bị đau nhức là chuyện không đáng lo. Hoặc vì đứng, ngồi, nằm sai tư thế mà bị đau vai gáy thì không sao, các triệu chứng sẽ hết nhanh chóng trong ngày hoặc sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh vai gáy phát triển do nguyên nhân bệnh lý về xương khớp như thoát vị địa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ… Lúc này các cơn đau vai gáy có thể tiến triển dai dẳng, mãn tính và dễ tái phát. Nếu không can thiệp xử lý, bệnh có thể nghiêm trọng dần theo thời gian và gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề. như: biến dạng khớp, thiếu máu não, bại liệt, đột quỵ, teo cơ. 

Trong trường hợp này, nếu hỏi bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không, thì câu trả lời chắc chắn là CÓ. Cụ thể, đau vai gáy nguyên nhân do bệnh lý gây nên, lâu ngày không chữa trị có thể gặp một số biến chứng như:

  • Mệt mỏi, khó ngủ, không tập trung
  • Thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình
  • Chèn ép rễ thần kinh và tủy sống vùng cổ
  • Tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay
  • Đau rễ thần kinh
  • Rối loạn cảm giác
  • Biến dạng cột sống
  • Teo cơ
  • Bại liệt, tàn phế

4. Biện pháp điều trị đau vai gáy hiệu quả

Do tính chất dễ gặp, dễ mắc nên có đến 70 – 80% người bệnh có thái độ chủ quan với chứng đau vai gáy. Họ cho rằng, nguyên nhân đau nhức là do mệt mỏi, ít vận động nên chỉ cần ngủ nghỉ, tập thể dục sẽ hết.

Không ít trường hợp than phiền về tình trạng đau nhức, nhưng chỉ đến khi không chịu nổi mới tìm đến bác sĩ. Thực tế cho thấy, rất nhiều người bị đau vai gáy coi thường không chữa trị hoặc tự ý chữa sai cách đã phải nhận lấy hậu quả. Do đó, muốn bảo vệ sức khỏe xương khớp, điều trị đau vai gáy hiệu quả thì ngay từ khi bệnh bắt đầu hình thành, người bệnh cần đến thăm khám đầy đủ tại các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và có đưa ra biện pháp điều trị hợp lý.

Thông thường, để xác định bệnh như thế nào, nguyên nhân từ đâu, bác sĩ có thể sẽ chỉ định xét nghiệm sinh hóa máu, chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc đo mật độ xương, đo điện não đồ… Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ, từ đó đưa ra phương pháp điều trị tương ứng:

Đau vai gáy mức độ nhẹ

Khi mới bị bệnh, bệnh còn ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà đơn giản như sau:

  • Chỉ nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng, không nên cố gắng xoay cổ, xoay đầu, tốt nhất là nên để bệnh tự phục hồi.
  • Chườm ấm vùng cổ vai gáy giúp làm giảm cơn đau nhức tức thời
  • Không nên ngồi trước quạt, ngồi điều hòa quá lạnh hay tắm đêm vì điều này càng làm cho các cơ vai gáy bị co cứng và đau nhiều hơn.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy trong khoảng 10-15 phút môi ngày. Điều này giúp máu lưu thông tốt, cơ được thư giãn và giảm các cơn đau.
Khi các cơn đau vai gáy mới bắt đầu, thực hiện các biện pháp trên sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau cổ vai gáy trong 2-3 ngày.

Đau vai gáy mức độ vừa

Trường hợp bệnh ở mức độ vừa, sau khi đã làm các biện pháp trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh có thể phải sử dụng một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Các loại thuốc giảm đau, chống viêm như Paracetamol và NSAIDs được chỉ định ưu tiên trong điều trị đau do hội chứng đau mỏi vai gáy. Các loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, đồng thời chống lại các phản ứng viêm theo sau. Tuy nhiên cần phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc giãn cơ: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giãn cơ như Decontractyl, Eperisone và Tolperisone. Thuốc có tác dụng giảm các cơn đau do co cứng hoặc co thắt quá mức.
  • Miếng dán Salonpas: Có chứa chất chống viêm non-steroid dưới dạng thấm qua da là Methyl Salicylat từ đó giúp giảm đau các vùng vai gáy.
  • Vitamin nhóm B: Đối với đau vai gáy do các bệnh lý mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định viên uống bổ sung chứa vitamin B(B1, B6, B12). Nhóm vitamin này có tác dụng phục hồi, tái tạo tế bào thần kinh và hỗ trợ giảm co cứng cơ ở vùng cổ – vai – gáy.

Hầu hết các loại thuốc được dùng để điều trị đau mỏi vai gáy đều có tác dụng chính là giảm đau và kiểm soát các triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bệnh nhân phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, không được lạm dụng thuốc.

➤ Đọc chi tiết: Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì?

Đau vai gáy mức độ nặng

Với các trường hợp bệnh ở mức độ nặng, cần phải sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn đó là:

  • Biện pháp châm cứu: Giúp điều hòa lại hoạt động của các dây thần kinh. Cần phải chấm đúng vào vị trí các huyệt một cách chính xác, khi đó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa làm giảm sự co thắt, qua đó làm giảm đau.
  • Sử dụng các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh như Lidocain, Novocain,… sẽ tạm thời cắt đứt các cơn kích thích thần kinh mạnh và làm mềm cơ. Lưu ý, việc tiêm thuốc phải được thực hiện bởi các bác sĩ, và có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu khi có sự cố xảy ra. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tiêm.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được yêu cầu khi tình trạng đau vai gáy tiến triển dai dẳng và táo pahts nhiều lần, có thể do nguyên nhân bệnh lý liên quan đến xương khớp gây ra. Phẫu thuật chữa đau vai gáy nhằm loại trừ các yếu tố gây chèn ép lên cơ bắp, mạch máu, cột sống và rễ thần kinh ở vùng cổ như đĩa đệm thoát vị, gai xương, đốt sống bị trượt, hẹp ống sống,…

Bài viết đã giải đáp vấn đề “Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không” và giới thiệu một số biện pháp điều trị bệnh. Hy vọng qua những thông tin xoay quanh căn bệnh đau vai gáy được cập nhật trong bài viết trên, bạn đọc đã có đủ kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho mình,dễ dàng kiểm soát tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nguồn: Baovexuongkhop

Bài viết liên quan