Những điều bạn cần biết về gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng là tình trạng thoái hóa phổ biến ở người cao tuổi và đang có xu hướng lan rộng trong lớp trẻ. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này? Đâu là triệu chứng điển hình và làm gì khi bị gai cột sống thắt lưng? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Gai cột sống thắt lưng là gì? Có nguy hiểm không?

Cột sống thắt lưng là vị trí chống đỡ sức nặng của toàn cơ thể, thường xuyên phải hoạt động và chịu áp lực liên tục. Do đó, tế bào xương ở khu vực này dễ bị bào mòn. Quá trình tái hình thành diễn ra, đôi khi không đồng đều hoặc quá mức làm xuất hiện xương thừa ở rìa các đốt sống. Hiện tượng này được gọi là gai cột sống thắt lưng.

Đây là bệnh lý mạn tính, diễn biến âm thầm và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy không đe dọa đến tính mạng, nhưng nếu gai xương phát triển quá to và chèn ép mạnh vào dây thần kinh, tủy sống, bệnh nhân có thể bị teo cơ và liệt hai chân vĩnh viễn. Thế nên, người bị gai cột sống thắt lưng cần có biện pháp khắc phục sớm để tránh những tình huống xấu nhất.

Gai cột sống thắt lưng thường xảy ra ở vùng L4 – L5 và S1, bởi đây là các đốt sống chịu lực trọng tâm của toàn bộ cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống thắt lưng

Tuổi tác

Khi bạn già đi, cột sống thắt lưng xuất hiện nhiều biến đổi tiêu cực, đẩy mạnh sự hình thành của gai xương. Những thay đổi phổ biến nhất là:

Dây chằng: Bản chất là mô liên kết sợi, có nhiệm vụ bảo vệ và cố định các khớp ở đốt sống lưng. Khi hoạt động co giãn quá mức trong thời gian dài, chúng dần xơ cứng và dày lên. Từ đó, hiện tượng lắng đọng canxi ở dây chằng xuất hiện, hình thành nên gai xương.

Đĩa đệm: Theo thời gian, cấu trúc collagen bên ngoài đĩa đệm thay đổi. Đồng thời, các phân tử hút nước nằm bên trong giảm dần. Đây là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị khô cứng, xẹp lại, tình trạng thoát vị dễ xảy ra. Điều này khiến hai đốt sống tiếp xúc bề mặt nhiều hơn, chà xát mạnh và hao mòn nhanh. 

Chấn thương

Khi chịu tác động mạnh từ môi trường, cột sống thắt lưng có thể bị sai lệch, nứt vỡ, biến dạng. Lúc này, quá trình tái hình thành diễn ra tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên, do việc bù đắp và sửa chữa tổn thương được thực hiện không đồng đều, hiện tượng lõm xương và gai xương xuất hiện.

Chấn thương cột sống thắt lưng có thể xảy ra do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Đây là nguyên nhân phổ biến xuất hiện ở nhiều người, điển hình như:

☛ Mang vác nặng thường xuyên gây áp lực mạnh vào cột sống thắt lưng, khiến sụn khớp và các đầu xương dễ bị bào mòn.

☛ Hoạt động liên tục trong thời gian dài làm tổn thương dây chằng và các khối cơ nâng đỡ. Nếu không có thời gian nghỉ ngơi, quá trình phục hồi bị ngăn cản, thúc đẩy tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng.

☛ Hoạt động sai tư thế: Khi đứng hoặc ngồi sai tư thế: võng lưng, gù lưng, so vai… khiến trọng lượng cơ thể phân bố không đều, dồn nén ở phần thắt lưng. Đây cũng là nguyên nhân làm lệch đốt sống, thoát vị đĩa đệm…

☛ Sử dụng nệm không phù hợp: Nệm quá cứng hoặc quá mềm, lồi lõm ảnh hưởng xấu đến cột sống và chất lượng giấc ngủ.

Chế độ ăn uống không khoa học 

Thực phẩm tiêu thụ hàng ngày tác động trực tiếp đến mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cột sống thắt lưng.

Ăn không đúng bữa làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể, khiến việc bù đắp canxi diễn ra không đồng đều. Từ đó, gai xương được hình thành.

Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều dinh dưỡng dẫn đến béo phì gây áp lực mạnh lên cột sống thắt lưng, làm tổn thương đến dây chằng, sụn khớp. Ngược lại, ăn uống thiếu chất khiến sức khỏe xương khớp suy giảm, lão hóa nhanh. 

Dùng nhiều thực phẩm chế biến sẵn khiến cơ thể phải tiếp nhận lượng lớn chất béo xấu, thiếu dinh dưỡng có lợi cho cột sống.

Đồ ăn nhiều đường, muối, dầu mỡ có thể ức chế quá trình hấp thụ canxi khiến chất lượng xương suy giảm.

Sử dụng chất kích thích thường xuyên như rượu bia là nguyên nhân gây loãng xương.

Hút thuốc làm giảm lượng nước trong đĩa đệm, dẫn đến hiện tượng hao mòn và thoái hóa sớm.

Một số bệnh lý xương khớp tiềm tàng

☛ Thoái hóa cột sống: Đây là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Trong đó, gai cột sống thắt lưng là biến chứng thường gặp của bệnh lý này.

☛ Viêm khớp: có khả năng kích thích hình thành nhiều tế bào xương dẫn đến tình trạng dư thừa, tạo nên gai xương ở rìa đốt sống thắt lưng.

Triệu chứng điển hình của gai cột sống thắt lưng

Cơn đau kéo dài

Triệu chứng này xuất hiện khi gai xương phát triển to và chèn ép vào dây thần kinh. Cơn đau tập trung ở thắt lưng, hông, vùng xương chậu, đôi khi lan xuống đùi ngoài, bắp chân và có thể xuống tận các ngón chân.

Theo lời mô tả của nhiều bệnh nhân, đó là cơn đau âm ỉ, nhức nhối. Chúng thường xảy ra đột ngột vào buổi sáng, lúc vừa ngủ dậy, khi cúi người, xoay người, mang vác vật nặng hoặc khi giữ nguyên một tư thế như đứng, ngồi… trong thời gian dài.

Tê bì chân

Tê bì chân là triệu chứng điển hình, thường đi kèm cảm giác đau nhức âm ỉ.

Tê bì, mỏi, nặng, ngứa ran như kim châm là những cảm giác mà bệnh nhân gai cột sống thắt lưng thường gặp phải. Triệu chứng này xuất hiện dọc hai bên hông, đùi, bắp chân, bàn chân và các ngón chân, làm cản trở hoạt động hàng ngày như đi, đứng, chạy, nhảy… 

Suy giảm chức năng vận động

Dây chằng dày lên, căng cứng đi kèm với cơ bắp suy yếu là nguyên nhân khiến chức năng vận động vùng thắt lưng, hông, hai chân suy giảm. Đặc biệt, nếu bệnh lý diễn biến trầm trọng, tình trạng teo cơ, vẹo thắt lưng, dị dạng hoặc mất hoàn toàn khả năng hoạt động có thể xảy ra.

Mất kiểm soát đại, tiểu tiện

Khi gai xương phát triển quá mức, chèn ép vào tủy sống, làm hẹp ống sống, người bệnh có thể bị mất tự chủ bàng quang và ruột già. Từ đó, việc tiểu tiện, đại tiện xảy ra đột ngột, không kiểm soát được, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. 

Một số biểu hiện lâm sàng khác

Khi các triệu chứng trên xảy ra thường xuyên, làm đảo lộn sinh hoạt hàng ngày, tinh thần người bệnh cũng bị suy giảm.

☛ Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, uể oải, lo lắng, khó tập trung vào công việc.

☛ Cơn đau nhức, tê bì xuất hiện đột ngột gây mất ngủ.

☛ Cảm giác khó nuốt, biếng ăn khiến người bệnh nhanh chóng sút cân cũng như ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan khác.

☛ Khi cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể tác động đến não bộ, làm cho các triệu chứng đau nhức, tê bì diễn biến trầm trọng hơn.

Bệnh nhân gai cột sống thắt lưng thường cảm thấy suy nhược cơ thể, mất tập trung, chất lượng công việc sụt giảm.

Phương pháp chẩn đoán gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng có thể được chẩn đoán dựa trên tiền sử các triệu chứng, khám sức khỏe và một số xét nghiệm như:

Chụp X-quang: Phương pháp giúp tái hiện cấu trúc xương, xác định vị trí của gai cột sống và mức độ chèn ép dây thần kinh. 

Điện cơ đồ (EMG): Kỹ thuật này có khả năng phân tích mức độ chấn thương của cột sống thắt lưng bằng cách đo tốc độ truyền tín hiệu thần kinh về não hay các bộ phận cơ thể như tay, chân.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là xét nghiệm hình ảnh thể hiện chi tiết các mô mềm như: dây thần kinh, đĩa đệm, tủy sống hoặc sụn, cơ. Từ đó, bác sĩ xác định được nguồn gốc và vị trí cơn đau.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Mục tiêu chính là nhận biết sự thay đổi trong cấu trúc xương và mức độ chèn ép dây thần kinh.

Xét nghiệm máu: Nhằm loại trừ bệnh lý đau cột sống do nguyên nhân khác.

Điều trị gai cột sống thắt lưng bằng cách nào?

Khi các triệu chứng xuất hiện mức độ nhẹ và tần suất thấp, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh lý diễn biến trầm trọng, liên tục và kéo dài trên 72 giờ, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và nhận được tư vấn tốt nhất.

Điều trị tại nhà

Nghỉ ngơi: Làm việc và nghỉ ngơi cần được sắp xếp xen kẽ với thời gian phù hợp để cơ thể cũng như vùng thắt lưng được thư giãn, phục hồi.

Cải thiện tư thế: Trong mọi trường hợp, bệnh nhân cần chú ý giữ cho cột sống thẳng. Điều này giúp giảm bớt áp lực tác động vào vùng thắt lưng. Người bệnh có thể dùng một số dụng cụ hỗ trợ khác như đai lưng để sửa tư thế. Đặc biệt, phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót.

Luyện tập thường xuyên: Khi các triệu chứng mới xuất hiện, người bệnh có thể đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng để cải thiện cơn đau và thư giãn vùng thắt lưng. Sau đó, bệnh nhân nên duy trì luyện tập thể thao, tập yoga để ngăn ngừa các triệu chứng tái phát, giúp cột sống dẻo dai, hạn chế tình trạng thoái hóa, teo cơ.

Chườm lạnh: Người bệnh dùng túi đá, khăn lạnh massage nhẹ nhàng giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Lưu ý rằng phương pháp này không phù hợp với vùng da có vết thương hở hoặc người bệnh bị nhạy cảm với lạnh.

Chườm nóng: Sử dụng khăn ấm, túi nhiệt đắp lên vùng thắt lưng có thể đẩy lùi đau nhức, giải tỏa bó cơ căng cứng, tăng tuần hoàn máu một cách nhanh chóng. Một số trường hợp không được chườm nóng là: thắt lưng bị chấn thương đang chảy máu, sung huyết, viêm có mủ…

Sử dụng ghế ngồi hỗ trợ: Đây là những chiếc ghế có phần đỡ ở thắt lưng, giúp cải thiện tư thế và làm giảm áp lực tác động vào vị trí này. Ngoài ra, sau khi ngồi khoảng 30 – 45 phút, bạn cần đứng lên, đi lại và vận động nhẹ nhàng để hạn chế cứng khớp, tê bì chân.

Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây y chỉ có tác dụng khắc phục triệu chứng tức thì, không có khả năng loại bỏ gai xương. .

Để đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ, người bệnh phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.

Paracetamol: Thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin, giúp giảm đau hiệu quả. Hiện nay, nhiều biệt dược kết hợp paracetamol với những thành phần khác như tramadol, codein, caffeine… phù hợp cho những cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình. Lưu ý rằng: lạm dụng paracetamol trong thời gian dài có nguy cơ dẫn đến suy gan.

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, aspirin, meloxicam… là những thuốc thuộc nhóm NSAID phổ biến cho bệnh nhân gai cột sống thắt lưng. Chúng được điều chế dưới nhiều hình thức khác nhau: dạng tiêm, uống, bôi ngoài da. Trong đó, thuốc uống được chỉ định sử dụng nhiều nhất.

Thuốc giãn cơ: Tiêu biểu là cyclobenzaprine, metaxalone, tizanidine… Nhóm thuốc này giúp hạn chế sự căng cứng vùng cơ thắt lưng, cải thiện phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt…

Thuốc tiêm steroid ngoài màng cứng: Thuốc được đưa vào khoang ngoài màng cứng, tác động vào rễ thần kinh giúp xoa dịu cơn đau. Phương pháp này hiệu quả trong vài tuần hoặc có thể kéo dài đến vài năm.

Một số loại thuốc khác: thuốc giảm đau trung ương nhóm opioid, thuốc chống trầm cảm ba vòng…

Vận động trị liệu

Phương pháp này thường áp dụng khi khả năng hoạt động ở hai chi dưới bị suy giảm, được phân loại như sau: 

  • Chủ động: Loại hình này phù hợp với bệnh nhân có thể tự vận động hai chân của mình mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.
  • Chủ động có trợ giúp: Phương pháp được sử dụng khi người bệnh bị yếu cơ, đau hoặc khó chịu, phải tự vận động kèm theo sự hỗ trợ từ chuyên viên y tế.
  • Vận động thụ động: Bác sĩ chỉ định liệu pháp này khi bệnh nhân không thể chủ động tham gia vào bài tập, không đòi hỏi có nỗ lực nào từ phía bệnh nhân.

Phương pháp điều trị thay thế 

Xoa bóp, bấm huyệt: Đây là phương pháp trị liệu bằng tay, tác động lên huyệt vị. Mục đích chính là giải tỏa sự co cứng ở dây chằng và các bó cơ, hạn chế triệu chứng tê bì, đau nhức. 

Châm cứu: Châm cứu là liệu pháp Đông y lâu đời, giúp kích thích hệ thần kinh trung ương. Từ đó, endorphin tự nhiên trong cơ thể được sản sinh, tác động vào thụ thể Opioid ở não bộ, làm giảm cảm giác đau nhanh chóng. 

Siêu âm trị liệu: Sóng siêu âm với tần số từ 1MHz – 3MHz thúc đẩy quá trình hấp thu dưỡng chất, tái tạo tổn thương vùng cột sống. Bên cạnh đó, liệu pháp này giúp giải tỏa co cứng và giảm đau hiệu quả.

Laser: Laser mang lại nhiều tác dụng cho bệnh nhân gai cột sống thắt lưng như: kích thích sinh học giúp tăng cường phục hồi sau chấn thương, xoa dịu cơn đau, giảm co cứng…

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án cuối cùng cho bệnh nhân gai cột sống thắt lưng.

Bác sĩ chỉ định phẫu thuật khi gai xương ở cột sống thắt lưng đã phát triển quá mức, chèn ép nghiêm trọng vào dây thần kinh và tủy sống. 

Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của gai xương. Tuy nhiên, một số rủi ro có thể xảy ra như: kích ứng da, nhiễm trùng, vết mổ khó lành…

Lưu ý rằng gai xương vẫn có thể hình thành và phát triển trở lại sau khi thực hiện phẫu thuật.

Biện pháp phòng ngừa gai cột sống thắt lưng

Để phòng ngừa sự xuất hiện của gai cột sống thắt lưng, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

  • Luyện tập và duy trì đúng tư thế để bảo vệ cột sống.
  • Hạn chế mang vác nặng, hoạt động quá mạnh, giữ nguyên tư thế quá lâu làm tổn thương xương khớp vùng thắt lưng.
  • Ăn uống đủ bữa với chế độ dinh dưỡng phù hợp, ưu tiên bổ sung thực phẩm tự nhiên, giàu dưỡng chất tốt cho xương như canxi, vitamin D, vitamin C, acid béo omega-3… 
  • Giảm tiêu thụ đồ ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị gai cột sống thắt lưng hiệu quả

Để cải thiện tình trạng gai cột sống thắt lưng, người bệnh có thể tham khảo sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp an toàn mà hiệu quả. 

Những đặc điểm nổi bật nhất của Khương Thảo Đan:

Thành phần dược liệu từ bài thuốc xương khớp cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang, bao gồm: độc hoạt, tang ký sinh, phòng phong, bạch thược, ngưu tất…

KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có khả năng chống viêm, giảm đau và được chứng minh là hiệu quả hơn hẳn các loại thuốc xương khớp phổ biến nhất hiện nay như: paracetamol, efferalgan, indomethacin…

Collagen type II không biến tính giúp phục hồi, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp bị tổn thương nhanh chóng.

Sản phẩm phù hợp cho:

  • Bệnh nhân gai cột sống thắt lưng, gai cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm…
  • Bệnh nhân đau nhức xương khớp, tê bì chân tay…

Đặc biệt, Khương Thảo Đan không chứa tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ảnh hưởng đến chất lượng gan, thận…

Để tìm mua sản phẩm Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây.

Tài liệu tham khảo:

https://www.spine-health.com/conditions/lower-back-pain/spondylosis-what-it-actually-means

https://www.spine-health.com/conditions/lower-back-pain/lower-back-pain-symptoms-diagnosis-and-treatment

https://www.medicalnewstoday.com/articles/312598

Bài viết liên quan