Phòng bệnh thoái hóa cột sống như thế nào?

Theo số liệu thống kê cho thấy có 80% người trên 50 tuổi mắc bệnh lí về xương khớp, trong đó thoái hóa cột sống chiếm tỉ lệ rất lớn. Đau lưng và đau cổ là hai biểu hiện nổi bật của thoái hóa cột sống, trong đó có 44% người bị đau lưng và 30% người bị đau cổ. Chúng ta có thể cải thiện tình trạng này bằng cách chủ động phòng ngừa.

Các giai đoạn cột sống bị thoái hóa

Cột sống là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể có chức năng bảo vệ tủy sống và các dây thần kinh. Trong cấu tạo xương cột sống có tổng cộng 33 đốt sống được chia thành 4 đoạn chính bao gồm: đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống thắt lưng, đốt sống cùng.

Giữa các đốt xương sống là đĩa đệm có vai trò như miếng đệm giảm xóc giúp cột sống thực hiện các vận động xoay nghiêng, gập duỗi một cách dễ dàng. Bên cạnh đó những đốt sống này được nối với nhau bằng sợi dây chằng và được bảo vệ nhờ hệ thống cơ. Do đó khi tuổi ngày càng cao cũng là lúc xương cột sống cũng sẽ bị bào mòn dần đến khi không đủ sức chống đỡ trọng lượng cơ thể sẽ gây nên tình trạng thoái hóa cột sống.

Tình trạng thoái hóa tiến triển theo 4 giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoan 1: Ít hoặc không cảm thấy đau. Thông thường ở giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng, hoặc khiến cho người bệnh nhầm lẫn với các cơn đau mỏi thông thường.
  • Giai đoạn 2: Cột sống mất dần đường cong sinh lí tự nhiên.
  • Giai đoạn 3: Cột sống gần như thẳng hoặc có xu hướng cong ngược lại với đường con sinh lí tự nhiên của nó
  • Giai đoạn 4: Biến dạng cột sống và ảnh hưởng đến vận động của cơ thể. Các hoạt động của cơ thể có thể bị giới hạn vĩnh viễn.
4 giai đoạn thoái hóa cột sống

Ban đầu khi bị thoái hóa cột sống, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau ẩm ỉ vùng cổ, dáng đi bị thay đổi hoặc dễ thấy nhất là tình trạng còng lưng. Điều này ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngảy của bạn. Tuy nhiên, đa số người Việt Nam thường có suy nghĩ và thói quen bỏ qua những dấu hiệu này và cho rằng đó chỉ là chứng đau lưng mỏi cổ thông thường. Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn như tê bì chân tay, vận động khó khăn hay thậm nghiêm trọng hơn là bại liệt thì đã không còn cứu chữa được nữa.

Thoái hóa cột sống là hiện tượng láo hóa tự nhiên mà ai cũng có thể mắc phải. Bệnh lý xương khớp này khó có thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, việc phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là điều cần thiết và đặt lên trên hàng đầu hiện nay.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống

Ngồi một chỗ trong thời gian dài trong một tư thế có thể làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là căn bệnh xương khớp phổ biến ở người cao tuổi, song gần đây nó đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra trong cơ thể khi tuổi tác ngày càng cao. Theo thống kê y hộc, có đến 90% trường hợp mắc bệnh đều xảy ra ở độ tuổi ngoài 60. Ngoài ra, bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể khởi phát ở những người trẻ tuổi khi có sự tác động của các yếu tố sau đây:

  • Tính chất công việc ít vận động, ngồi một chỗ trong thời gian dài trong một tư thế. Trường hợp này thường gặp ở nhân viên văn phòng hoặc những tài xế taxi
    Thực hiện các lao động nặng, mang vác quá sức.
  • Làm việc, nghỉ ngơi hay tập luyện sai tư thế như: Kê cao gối khi ngủ, ngồi gù lưng, vị trí ngồi thấp hơn nhiều so với bàn làm việc, ngủ một tư thế trong thời gian dài,…
  • Chế độ dinh dưỡng và đời sống sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn kiêng nghiêm khắc hoặc ăn uống qua loa không bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, ăn vô tội vạ dẫn đến thừa cân béo phì, nghiện rượu bia và thuốc lá, lười vận động cơ thể,…
  • Chấn thương cột sống do tai nạn lao động, tai nạn giao thông nhưng không được điều trị đứt điểm, để lại di chứng.

Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống hiệu quả

Như đã trình bày, thoái hóa đốt sống ngày càng trẻ hóa với số ca mắc bệnh nằm trong độ tuổi từ 20-30 và đang có xu hướng tăng theo thời gian. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thói quen sinh hoạt và lối sống thiếu khoa học của giới trẻ hiện nay.

Để hạn chế căn bệnh này phát triển gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt và công việc hàng ngày thì bạn cần phải có các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn dưới đây:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Nên ngồi làm việc đúng tư thế giúp bảo vệ cột sống và ngăn ngừa bệnh lý thoái hóa

Để phòng ngừa căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra thì việc đầu tiên mà người bệnh nên làm là hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt khoa học để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực và làm tổn thương các đốt sống cổ như:

  • Khi làm việc cần ngồi đúng tư thế và thường xuyên thay đổi để tránh tình trạng cản trở lưu thông dòng máu có thể gây tê bì tay chân.
  • Với những người làm việc văn phòng đòi hỏi phải ngồi nhiều thì cứ sau khoảng 1-2 tiếng bạn hãy đứng lên vận động cơ thể nhẹ nhàng như đi lấy nước, đi vệ sinh hoặc vươn vai để thay đổi tư thế, khỏi động cơ thể. Điều này kích thích máu lưu thông đi nuôi dưỡng khớp.
  • Chú ý tư thế ngồi làm việc của một nhân viên văn phòng là ngồi thẳng lưng, hai vai bằng nhau, đùi song song với nền nhà. Tư thế này làm áp lực trải đều đến tất cả các khớp không có khớp nào phải chịu áp lực nặng nề, từ đó làm giảm áp lực đến cột sống cổ.
  • Trường hợp làm việc thường xuyên với máy tính, bạn cần điều chỉnh sao cho máy tình nằm dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ và thẳng ngay trước mặt, không nên để quá cao, quá thấp hoặc bị lệch sang một bên.
  • Loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực lên đốt sống cổ như vặn hoặc bẻ cổ sột ngột, đội vật nặng trên đầu,… Những thói quen này dễ khiến cổ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Với những người có thói quen ngồi cong lưng hay tính chất công việc là khuân vác những vật nặng có thể khiến cột sống lưng phải chịu tới 150-180% trọng lượng cơ thể. Điều này khiến cột sống lưng bị thoái hóa. Vì vậy bệnh nhân cần chú ý làm sao để cho lưng thẳng khi đi, đứng và ngồi để bảo vệ cột sống lưng.
  • Với những người lao động chân tay, không nên cúi lưng nhấc vật nặng hoặc mang vác quá sức trên vai, cần giữ cho lưng thẳng khi bê đồ, không khom lưng trành gây áp lực đột ngột cho khớp sống lưng.
  • Nghỉ ngơi, ngủ cũng cần phải đảm bảo đúng tư thế. Thói quen ngủ gối đầu quá cao cũng ảnh hưởng đến cột sống cổ. Một tư thế ngủ tốt cho sốt sống cổ là không kê đầu quá cao. Ngoài ra cần thay đổi tư thế ngủ, không nên nằm ngủ mãi với 1 tư thế. Đặc biệt là không nằm sấp khiến cho phần cổ bị gập xuống làm tăng áp lực lên các đốt sống.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện massage hoặc xoa bóp vùng cổ hoặc thắt lưng để giúp lượng máu lưu thông đến các đốt sống cổ trở nên dễ dàng hơn, từ đó làm giảm các cơn đau nhức, co cứng.

Nếu không xây dựng một lối sống sinh hoạt và làm việc khoa học sẽ tạo điều kiện có quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn. Bệnh tiến triển lâu ngày kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đếm khả năng vận động và đi lại của người bệnh.

Xây dựng thực đơn ăn uống hợp lí

Chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh căn bệnh thoái hóa cột sống và giúp xương trở nên chắc khỏe hơn. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:

➤ Thực phẩm nên ăn

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Một số thực phẩm bạn có những chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp. Bổ sung chúng vào thực đơn hằng ngày giúp cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống.

  • Omega-3: Có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu,… hay một số các loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh. Bổ sung omega-3 giúp chống viêm, làm giảm các cơn đau nhức xương khớp.
  • Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Đây là hai thành phần quan trọng, không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của hệ thông xương khớp. Có nhiều trong các loại thực phẩm như: trứng, sữa, nước hầm xương…
  • Vitamin C: Vitamin C không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn giúp đẩy nhanh quá trình hình thành sụn khớp. Vitamin C có nhiều trong các loại quả mọng họ nhà cam, quýt, bưởi, chanh,… Ngoài ra dâu tây và mâm xôi cũng chứ một lượng vitamin C nhất định.
  • Chất xơ: Các loại rau xanh điển hình tốt cho người mắc bệnh xương khớp là bông cải xanh, cần tây, cải bó xôi, dưa chuột,…
  • Bạn cũng nên bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày từ 2 – 2.5 lít giúp thanh lọc cơ thể và bôi trơn các khớp.

Thực phẩm nên kiêng

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho xương khớp nên tăng cường bổ sung cho cơ thể, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Hải sản: Tôm, cua, ghẹ, hàu, nghêu,…
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị.
  • Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ hộp chế biến sẵn.
  • Đồ ăn ngọt chứa nhiều đường hóa học như bánh kẹo, nước ngọt có ga, các loại bánh kem.
  • Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…

Tất cả những thực phẩm trên nếu sử dụng vô tội va sẽ đều dẫn đến tình trạng hư tổn sụn khớp, làm gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống.

Đọc thêm: Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì để mau hồi phục?

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

Yoga giúp cải thiện tính linh hoạt của khớp và giúp kiểm soát các cơn đau.

Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là thói quen mà người mắc bệnh thoái hóa cột sống không nên bỏ qua. Tập luyện thể dục thể thao có tác dụng làm máu lưu thông tốt hơn. Điều này giúp xương được cung cấp oxy và dưỡng chất thiết yếu giúp duy trf tính linh hoạt của cột sống. Từ đó làm chầm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống.

Hơn nữa khi luyện tập thể dục thể thao còn sản sinh ra hormone endorphins giúp giảm căng thẳng và đau nhức. Vì vậy người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.

Tốt nhất bạn nên hoạt động ít nhất từ 20-30 phút mỗi ngày, lựa chọn các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi, yoga, thể dục nhịp điệu… – những bài tập này giúp cơ bắp thêm khỏe mạnh, làm giảm lực đè ép lên cột sống từ đó kiểm soát các cơn đau. Tuy nhiên, khi tập không đúng cách hoặc luyện tập quá sức có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi luyện tập người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn bài tập luyện vừa sức, phù hợp để có thể duy trì luyện tập trong thời gian dài
  • Tránh những bộ môn có nguy cơ chấn thương cao: chạy nhảy, đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ
  • Khởi động kĩ từ 15-30 phút trước khi luyện tập
  • Trong quá trình luyện tập cần nghỉ giữa hiệp để lấy lại sức
  • Dừng ngay động tác khiến cho vùng đốt sống cổ và lưng bị đau hơn

➤Tìm hiểu kỹ hơn các bài tập cho thoái hóa cột sống: Tổng hợp bài tập chữa thoái hóa cột sống hiệu quả tại nhà

Phòng ngừa thoái hóa xương khớp với Khương Thảo Đan

Với mong muốn hỗ trợ cho việc điều trị bệnh xương khớp và ngăn ngừa bệnh quay trở lại, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã cho ra thực phẩm chức năng xương khớp Khương Thảo Đan có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm, làm chậm quá trình thoái hóa và phục hồi sụn khớp.

Các thành phần trong Khương Thảo Đan được phát triển từ bài thuốc gồm 15 vị thuốc: Độc Hoạt Ký Sinh Thang và có bổ sung thêm các chất có lợi đối với hệ xương khớp, gồm: hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II, trong đó:

  • Hoạt chất KGA1: KGA1 là một chất được chiết xuất từ cây Địa liền có tác dụng giảm đau – chống viêm rất tốt. Hơn thế nữa, khi làm nghiên cứu so sánh tác dụng của KGA1 với 2 chất chống viêm, giảm đau sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay, kết quả đều cho thấy KGA1 cho kết quả đáp ứng vượt trội hơn nên kiểm soát quá trình viêm tốt nhưng không hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.
  • Collagen type II: Là loại collagen được tìm thấy nhiều nhất trong sụn khớp. Nó có tác dụng tái tạo sụn, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. 

Ưu điểm của Khương Thảo Đan được sản xuất ở dạng viên nang vì thế rất dễ sử dụng. Sản phẩm được chiết xuất 100% từ dược liệu thiên nhiên, không gây tác dụng phụ như các loại thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs. Có thể dùng lâu dài mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để được tư vấn thêm về bệnh xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1156.

Trên đây là hướng dẫn phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống bạn có thể tham khảo và thực hiện tại nhà. Tốt hơn hết, nếu không muốn bị thoái hóa cột sống thì chúng ta nên có biện pháp phòng tránh bệnh ngay từ khi còn trẻ để làm chậm sự phát triển của thoái hóa. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong phòng và điều trị bệnh kịp thời.

Nguồn: Baovexuongkhop.vn

Bài viết liên quan