Dấu hiệu viêm khớp cổ tay và các phương pháp điều trị bệnh

Nếu bạn đang bị đau khớp cổ tay và tự hỏi liệu nguyên nhân có phải do bệnh viêm khớp hay không. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết các dấu hiệu của viêm khớp cổ tay và nên làm gì trong trường hợp này.

Thế nào là viêm khớp?

Thực chất, viêm khớp không phải là một bệnh mà là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh với nhiều bệnh khác nhau, xảy ra ở khớp. Viêm khớp (Arthritis) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, trong đó arthro- có nghĩa là khớp, và -itis, có nghĩa là viêm.

Viêm khớp có thể xảy ra ở bất kì khớp nào và cổ tay là một trong những khớp thường bị ảnh hưởng.

☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm khớp là gì?

Khớp cổ tay là một khớp phức tạp, kết nối bàn tay với cẳng tay. Nó được hình thành bởi hai xương của cẳng tay và tám xương nhỏ nằm ở giữa các ngón tay và cánh tay. Tám xương này xếp thành hai hàng ở gốc bàn tay, mỗi hàng có bốn xương. Được chia thành:

  • Hàng gần: Thuyền, nguyệt, tháp, đậu (Navicular, lunate, triquetrum, pisiform)
  • Hàng dưới: thang, thê , cả, móc (Trapezium, trapezoid, capitate, hamate)

Từ sắp xếp này, cổ tay gồm 3 khớp:

  • Khớp quay-cổ tay (radiocarpal joint)
  • Khớp giữa cổ tay (midcarpal joint)
  • Khớp gian cổ tay (carpometacarpal joint)

Tương tự như các khớp khác, bề mặt của mỗi xương tạo thành khớp cổ tay đều được bao phủ bởi sụn khớp và có bao hoạt dịch, gân, dây chằng, dây thần kinh, cơ…

Viêm khớp cổ tay là nguyên nhân phổ biến gây đau cổ tay. Mặc dù cổ tay không phải là khớp chịu trọng lượng, nhưng nó có một chức năng quan trọng trong các hoạt động hàng ngày, vì thế nó rất dễ bị chấn thương và dẫn tới viêm khớp. Theo ước tính, cứ 7 người thì lại có 1 người bị viêm khớp cổ tay. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cuộc sống hàng ngày và do đó cần phải xác định chính xác bệnh và tìm ra phương pháp điều trị lâu dài, hiệu quả để tránh tàn tật.

Các triệu chứng của viêm khớp ở cổ tay

Đau khớp cổ tay

Đây có thể coi là triệu chứng chính khi bị viêm khớp cổ tay. Lúc đầu, cơn đau chỉ khu trú ở trong khớp, đến rồi đi, bạn có thể bị đau vài ngày rồi khỏi trong vài tuần. Mức độ cơn đau có thể trở nên nặng hơn khi sử dụng tay (chẳng hạn khi nắm chặt các vật, nâng vật nặng,…) và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Khi bệnh tiến triển hơn, bạn có thể bị đau liên tục, thậm chí xảy ra ngay cả khi bạn cho tay nghỉ ngơi. Cơn đau chuyển từ âm ỉ sang đau buốt, đôi khi kéo dài ra ngoài vùng khớp.

Cứng khớp

Là tình trạng bạn gặp khó khăn hoặc hạn chế khi chuyển động cổ tay, bàn tay. Cứng khớp cổ tay thường đi kèm với đau và/hoặc sưng khớp. Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và thuyên giảm dần trong ngày, sau khi bạn bắt đầu thực hiện các hoạt động.

Sưng tấy, đỏ

Khi khớp cổ tay bị sưng tấy, bạn sẽ thấy trông nó có vẻ to hơn bình thường, vùng da xung quanh khớp đỏ lên và cảm thấy mềm, ấm khi chạm vào. Đây là dấu hiệu cho thấy các mô xung quanh khớp đã bị tổn thương và cơ thể phản ứng lại với các kích ứng này.

Khi bị viêm khớp cổ tay, bạn có thể thấy khớp cổ tay bị sưng lên, vùng da quanh khớp trở nên đỏ (Ảnh minh họa)

Yếu khớp

Yếu khớp cổ tay xảy ra do đau khớp, cứng khớp, khiến khớp bị mất khả năng vận động. Triệu chứng này biểu hiện thông qua một số hành động như: khó khăn khi cầm nắm đồ vật, khó để ngón trỏ và ngón cái chụm vào với nhau,…

Yếu khớp có thể tiến triển dần theo thời gian, khiến bạn không thể cầm nắm hoặc nhấc đồ vật ra khỏi vị trí.

Biến dạng khớp

Nếu không được điều trị, sụn bao phủ các đầu xương bên trong khớp có thể bị mòn đi, làm không gian giữa các xương trở nên nhỏ hơn. Theo thời gian, các đầu xương bị lộ ra ngoài và cơn đau tăng lên đáng kể. Nếu tình trạng viêm, sưng và tổn thương tiếp tục xảy ra, biến dạng khớp cổ tay sẽ xảy ra.

Một bệnh nhân bị biến dạng khớp cổ tay do viêm khớp (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng khác

  • Giới hạn hoặc giảm phạm vi chuyển động, chẳng hạn khó khăn trong việc gội đầu, chải tóc, đánh răng
  • Có tiếng lách cách, nghiến hoặc như nứt sụn khi di chuyển khớp cổ tay
  • Tê và ngứa ran bàn tay, ngón tay
  • Khớp cổ tay không ổn định, cảm giác lỏng lẻo
  • Giảm phạm vi chuyển động cổ tay

Lưu ý

Không phải ai bị viêm khớp cổ tay cũng sẽ gặp phải các triệu chứng. Khi các triệu chứng xảy ra, mức độ nghiêm trọng cũng rất khác nhau rất ở mỗi người. Đối với một số bệnh nhân, các triệu chứng viêm khớp cổ tay có thể diễn ra không liên tục, đến và biến mất tùy thuộc vào mức độ hoạt động của họ cùng các yếu tố khác. Nhưng ở một số người, các triệu chứng có thể kéo dài liên tục, không thuyên giảm.

☛ Tìm hiểu thêm: 13 triệu chứng cảnh báo sớm bệnh viêm khớp

Ai có thể bị viêm khớp cổ tay?

Bệnh viêm khớp nói chung và viêm khớp cổ tay nói riêng có thể xảy ra ở tất cả mọi người, trong mọi độ tuổi và không phân biệt giới tính, chủng tộc. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp cổ tay, gồm:

  • Độ tuổi. Nguy cơ mắc viêm khớp tăng theo tuổi.
  • Giới tính nữ. Phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp cao gấp 3 lần nam giới.
  • Chấn thương trước đây. Nếu bạn từng bị chấn thương cổ tay, các tổn thương khớp này có thể góp phần vào sự khởi phát của viêm khớp trong giai đoạn sau này của cuộc đời.
  • Lịch sử gia đình. Một số loại viêm khớp có thể xảy ra trong gia đình, bạn có thể dễ bị viêm khớp hơn những người khác nếu cha mẹ hoặc anh chị em của bạn mắc chứng bệnh này.
  • Công việc. Nếu bạn phải làm các công việc yêu cầu sử dụng khớp cổ tay nhiều, như: khâu vá, gõ văn bản, viết lách,… bạn cũng có nguy cơ bị viêm khớp cao.

Loại viêm khớp nào có thể xảy ra ở cổ tay?

Nhiều loại viêm khớp có thể xảy ra ở cổ tay, trong đó phổ biến nhất là:

  • Viêm xương khớp (thoái hóa khớp)
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp sau chấn thương
  • Viêm khớp vảy nến
  • .v.v.

Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về mỗi loại viêm khớp cổ tay này.

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp hay thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất có thể xảy ra ở cổ tay. Nó ảnh hưởng tới hơn 25% dân số trên 18 tuổi. 

Trước kia, người ta cho rằng thoái hóa khớp chỉ là do lớp sụn nhẵn bao bọc đầu xương bị hao mòn đi. Nhưng hiện tại, đã có cái nhìn toàn diện hơn về căn bệnh này, những thay đổi xảy ra khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp bao gồm: sụn khớp bị mất dần và phá hủy, dày xương dưới sụn, các gai xương hình thành, mức độ viêm bao hoạt dịch thay đổi, thoái hóa dây chằng, phì đại bao khớp.

Viêm xương khớp cổ tay có thể phát triển từ nhiều tình trạng khác nhau, như: từ bệnh Kienböck, chấn thương hay thoái hóa tự nhiên do tuổi tác.

Viêm khớp sau chấn thương

Đây là một dạng viêm khớp xảy ra do những chấn thương thực thể ở khớp. Chấn thương này có thể do chơi thể thao, tai nạn xe, ngã hoặc các chấn thương khác.

Khi xảy ra chấn thương ở cổ tay, ngoại lực tác động có thể làm hỏng xương và/hoặc sụn, dẫn tới tràn dịch khớp, đau dữ dội, đôi khi chảy máu trong khớp. Đây được gọi là các triệu chứng viêm khớp cấp tính sau chấn thương. Thông thường, viêm khớp cấp tính sau chấn thương có thể phục hồi một cách tự nhiên sau 2-3 tháng. Nhưng nếu các triệu chứng vẫn xuất hiện sau 6 tháng, nó được coi là mãn tính.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, các chấn thương ở cổ tay có thể làm thay đổi cơ chế khớp và khiến chúng bị hao mòn nhanh hơn, theo thời gian, các triệu chứng viêm khớp sẽ xuất hiện trở lại và thành mãn tính. Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau vài năm hoặc thậm chí mất hàng thập kỉ để khớp bị tổn thương gây đau và dẫn tới viêm khớp cổ tay.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị trục trặc. Thông thường, hệ thống miễn dịch bảo vệ chúng ta khỏi các mối đe dọa ngoại lai (như virus, vi khuẩn hay kí sinh trùng gây bệnh). Nhưng trong viêm khớp dạng thấp, hệ lại tự tấn công vào chính các khớp khỏe mạnh của cơ thể mà không có bất kì lý do gì.

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kì khớp nào, bao gồm cả khớp cổ tay. Thông thường, nó sẽ bắt đầu ở các khớp nhỏ của ngón tay và cổ tay. Đây là một bệnh viêm khớp đối xứng, vì thế nếu bệnh xảy ra, nó sẽ tấn công đồng thời một khớp ở cả hai bên của cơ thể, ví dụ: 2 khớp cổ tay, 2 khớp bàn tay,…

RA gây ra tình trạng viêm lan rộng khắp cơ thể của bạn, nên các triệu chứng không chỉ xuất hiện ở khớp cổ tay mà bạn cũng thể bị đau ở cả các khớp khác, đặc biệt là ngón tay hoặc ngón chân, kèm theo mệt mỏi, sốt nhẹ và các triệu chứng khác.

Hệ miễn dịch tấn công khớp cổ tay, gây xói mòn sụn, xương, sưng màng hoạt dịch,… (Ảnh minh họa)

Viêm khớp vảy nến

Là một loại viêm khớp khác có thể xảy ra ở cổ tay. Nó có liên quan đến bệnh vẩy nến, một bệnh gây phát ban đỏ và có vảy trên da.

Viêm khớp vảy nến ở cổ tay cũng có các triệu chứng tưng tự như bệnh viêm khớp dạng thấp ở cổ tay. Ngoài ra, nó có một số triệu chứng bổ sung như: gây rỗ và vỡ móng tay, ngón tay và ngón chân bị sưng tấy lên giống như xúc xích,…

Có thể chữa khỏi bệnh không?

Các bệnh viêm khớp cấp tính như viêm khớp cấp tính sau chấn thương, viêm khớp nhiễm trùng cấp tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Còn với các bệnh viêm khớp mãn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến,… không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, có một số phương pháp điều trị có thể kiểm soát bệnh, làm giảm tần suất và mức độ của các triệu chứng, bảo tồn khớp và chức năng của nó, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

Điều trị y tế cho viêm khớp cổ tay

Mỗi loại viêm khớp lại có cách điều trị khác nhau. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ lên kế hoạch và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị y tế cho viêm khớp cổ tay.

Thuốc

Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị viêm khớp cổ tay là:

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Loại thuốc này không làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp, nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng cấp tính như đau và viêm. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc NSAID dạng uống hoặc gel bôi.

– Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD). Đúng như tên gọi của nó, đây là nhóm thuốc được sử dụng để làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch trong bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vảy nến.

– Các thuốc sinh học (Biologic Agents). Các thuốc này thường được sử dụng cùng với DMARD. Đây là nhóm thuốc được chế tạo dựa trên những phản ứng của quá trình biến đổi gen. Từ năm 2009, một số loại thuốc thuộc nhóm này đã được sử dụng tại Việt Nam và cho kết quả tốt, giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng đồng thời làm chậm quá trình hủy khớp, giúp bảo tồn chức năng khớp cho bệnh nhân.

– Steroid đường uống. Corticosteroid là một chất chống viêm mạnh giúp giảm đau và sưng nhanh chóng. Loại thuốc này thường được sử dụng như một liệu pháp tạm thời hoặc “cầu nối” trong khi chờ đợi các loại thuốc khác có hiệu lực.

– Tiêm cortisone. Loại thuốc này được tiêm trực tiếp vào khớp cổ tay, giúp giảm sưng đau trong một thời gian ngắn (vài tháng tới nửa năm). Tuy nhiên, chúng chỉ được tiêm tối đa 4 lần/năm, nếu tiêm liên tục có thể gây tổn thương khớp, hỏng sụn. Thuốc tiêm cortisone chỉ có sẵn theo đơn. 

Ngoài tiêm cortisone, hiện nay có một số loại thuốc khác cũng được sử dụng để tiêm vào khớp cổ tay, giúp làm giảm triệu chứng bệnh, như: tiêm axit hyaluronic, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu,…

Một loại NSAID kê đơn để điều trị viêm khớp cổ tay

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể là một phương pháp điều trị độc lập hoặc hỗ trợ cho các phương pháp điều trị viêm khớp khác.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như nhu cầu của bạn, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thảo luận để cá nhân hóa kế hoạch điều trị. Với bệnh viêm khớp cổ tay, các phương pháp điều trị có thể bao gồm: vận động thụ động nhẹ nhàng, nhiệt trị liệu, các bài tập vận động và tăng cường sức mạnh cho cổ tay, xoa bóp, châm cứu, nẹp hỗ trợ, liệu pháp wax và lời khuyên về cách ngăn ngừa tổn thương khớp thêm,…

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không cần thiết để điều trị viêm khớp cổ tay. Nhưng nó có thể được xem xét khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, các triệu chứng viêm khớp cổ tay diễn ra nghiêm trọng hoặc khi bạn không thể sử dụng tốt cổ tay hoặc bàn tay của mình.

Một số thủ tục phẫu thuật để điều trị viêm khớp cổ tay gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ hàng gần cổ tay
  • Hợp nhất cổ tay
  • Thay thế khớp cổ tay
  • .v.v.

Tùy thuộc vào loại phẫu thuật cổ tay bạn thực hiện, quá trình hồi phục có thể mất từ ​​4 – 12 tuần. Hầu hết các bệnh nhân có thể lành trong khoảng một tháng và bắt đầu phục hồi chức năng ngay sau đó.

Phẫu thuật thay thế khớp cổ tay

Điều trị tại nhà

Song song với các phương pháp điều trị y tế, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà để giúp làm giảm đau khớp cổ tay.

Sử dụng nẹp cổ tay

Có nhiều loại nẹp khác nhau, một số loại được. Một số loại nẹp được đeo khi bạn thực hiện các hoạt động, giúp hỗ trợ các chuyển động của cổ tay, làm giám bớt áp lực lên khớp. Một số loại nẹp được đeo khi bạn nghỉ ngơi để giúp giảm sưng, đau.

Bạn có thể sử dụng nẹp được đặt làm riêng hoặc các loại nẹp không kê đơn mua tại các hiệu thuốc, cửa hàng trực tuyến.

Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm lạnh có thể giúp làm giảm các cơn đau, sưng khớp sau chấn thương cấp tính. Còn nhiệt nóng giúp làm giãn mạch, tăng cường gửi oxy và chất dinh dưỡng đến các khớp, giúp giảm các cơn đau do mãn tính.

Ăn thực phẩm chống viêm

Không có chế độ ăn uống nào được chứng minh là giúp chữa khỏi bệnh viêm khớp, nhưng một số loại thực phẩm gọi là thực phẩm chống viêm đã được nghiên cứu và cho thấy có khả năng cải thiện các triệu chứng viêm khớp cổ tay.

Chúng là các loại thực phẩm giàu omega-3, vitamin A, C, E, chất xơ cùng các chất chống oxy hóa khác.

Tìm hiểu thêm: Bị viêm khớp nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm gọi là thực phẩm chống viêm đã cho thấy có khả năng cải thiện các triệu chứng viêm khớp cổ tay (Ảnh minh họa)

Rửa bát đĩa bằng tay

Nghe có vẻ kì lạ nhưng công việc bếp núc đơn giản này lại giúp xoa dịu các bàn tay đang bị đau do viêm khớp. Vì sao? Thứ nhất khi bạn cử động tay để rửa đồ, nó như một bài tập đơn giản và nhẹ nhàng cho khớp. Thức hai, việc rửa bát bằng nước nóng cũng tương tự như liệu pháp nhiệt nóng, giúp thư giãn cơ và khớp, làm giảm cứng khớp, đau khớp.

Đi bơi

Bơi lội là bộ môn được khuyến khích cho những người bị viêm khớp. Bởi khi ở dưới nước, khoảng 90% trọng lượng cơ thể của bạn được hỗ trợ bởi nước. Môi trường tương đối không trọng lượng này cũng giúp khắc phục chuyển động đau đớn ở các khớp cổ tay. Đi bơi thường xuyên có thể làm giảm cứng khớp, tăng cường cơ bắp xung quanh khớp và tăng tính linh hoạt.

Tắm nắng

Nhiều bệnh nhân viêm khớp bị thiếu vitamin D, mà loại vitamin này lại có vai trò quan trong trong việc sản xuất collagen trong khớp. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung vitamin D có thể bảo vệ khớp khỏi tổn thương. Vì thế, để phòng tránh thiếu vitamin D, bạn hãy phơi nắng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày, phơi 2-3 lần/tuần.

Nghe các giai điệu yêu thích

Nghe các giai điệu yêu thích có thể làm dịu các cơn đau khớp cổ tay – đây là một liệu pháp đã được chứng minh. Khi bạn nghe các bản nhạc mà mình thích, nó kích thích cơ thể giải phóng endorphin (một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể), đồng thời giúp bạn phân tâm để xa rời cơn đau của mình.

Ngoài ra, nghe nhạc cũng giúp thúc đẩy thư giãn, giảm bớt lo lắng, căng thẳng và khiến tâm trạng của bạn trở nên tích cực hơn.

Uống thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn là các loại thuốc mà bạn có thể mua tại hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Một số loại thông dụng là paracetamol và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (gồm ibuprofen, aspirin và naproxen).

Trước khi dùng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và làm theo hướng dẫn. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng bất kì loại thuốc nào khác, cần thông báo cho dược sĩ về các loại thuốc này trước khi mua thuốc giảm đau không kê đơn.

Sử dụng Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là một sản phẩm thuộc nhóm TP BVSK, dành cho các đối tượng sau:

  • Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống
  • Người bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay

Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, với công thức kế thừa từ bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang, bổ sung thêm:

  • Hoạt chất KGA1 (20 mg): Tương đương với 1000mg Địa liền khô, có tác dụng giảm đau và chống viêm rất tốt  đối với bệnh xương khớp. Hoạt chất KGA1 là hoạt chất được nghiên cứu và chiết xuất thành công bởi PGS. TS. Lê Minh Hà.
  • Collagen type II (20 mg): Hoạt chất có này giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Collagen type II còn được chứng minh có hiệu quả gấp đôi Glucosamine & Chondrotin.

Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín giúp GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Mang đến một niềm vui trọn vẹn cho các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn xem TẠI ĐÂY

Kết luận

Viêm khớp cổ tay là nguyên nhân hàng đầu gây đau cổ tay và làm suy giảm hoạt động, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống cũng như hiệu suất công việc của bạn. Chính vì thế, nó cần được chẩn đoán và điều trị sớm, nhằm hạn chế bệnh tiến triển thêm và gây ra tàn tật. Nếu có các dấu hiệu của viêm khớp cổ tay, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Để được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết hoặc gọi tới số 1800.1156 (miễn cước) để được chuyên gia tư vấn thêm.

Bài viết liên quan